Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng để tăng giá trị xuất khẩu

(PLO) - Theo tính toán, phải đến năm 2020 Việt Nam mới cân bằng được cán cân thương mại và năm 2015 vẫn nhập siêu khoảng 10,2% so với kim ngạch xuất khẩu.
Trao đổi về tình hình xuất nhập khẩu trong bối cảnh dự báo năm 2015 tình hình thế giới đang diễn biến rất khó lường, kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng và phải cạnh tranh gay gắt hơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định: “Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước tạo ra nhiều cơ hội, thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cân bằng cán cân xuất nhập khẩu nói riêng. Do đó, Chính phủ đặt ra chỉ tiêu năm 2015, phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%”.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
 Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Duy trì cán cân thương mại nhờ các giải pháp đồng bộ
Xin Bộ trưởng cho biết vì sao chúng ta có 3 năm liên tục xuất siêu trong khi đã dự báo phải đến năm 2020 mới có xuất siêu một cách ổn định?
- Từ năm 2012, 2013 và 10 tháng năm 2014, tình hình xuất nhập khẩu có điểm đáng lưu ý, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 11, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2010-2020, căn cứ vào bối cảnh cụ thể trước 2010, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, lúc ấy Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu rất lớn.
Năm 2007, nhập siêu của Việt Nam chiếm 30% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 14 tỷ USD. Vì thế, phải tính toán lại từ thực tế cùng với bối cảnh chúng ta đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, năng lực sản xuất tiến bộ nhưng mức độ chưa nhanh. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới việc phải chấp nhận nhập siêu đến năm 2020 mới cân bằng được. Có nghĩa là, từ năm 2020 trở đi mới có thể cân bằng cán cân thương mại, có xuất siêu một cách ổn định. Tính toán này có cơ sở thực tiễn từ lúc đó và có dự báo. 
Trên thực tế, từ năm 2010-2011 nhập siêu vẫn diễn ra, tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay tình hình có thay đổi. Nói là xuất siêu thì hơi sớm, mà chúng ta có thể cân bằng được cán cân thương mại. Năm 2012 xuất hơn 700 triệu USD, năm 2013 chỉ xuất siêu hơn 10 triệu USD. 10 tháng năm 2014 xuất siêu 1,87 tỷ USD, dự báo cả năm xuất siêu 1,2 – 1,5 tỷ USD.
Liệu con số này có là tín hiệu phấn khởi trong tình hình xuất siêu thời gian qua và có phản ánh đúng tình hình hiện nay không, thưa Bộ trưởng?
- Những câu hỏi này không phải không có lý. Tuy nhiên, nhìn lại có thể thấy rằng, trong gần 3 năm qua chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến xuất nhập khẩu như đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn cho DN trong và ngoài nước để DN ổn định, tăng trưởng sản xuất, khi đó khả năng cạnh tranh hàng hóa cũng tăng lên, tìm kiếm, củng cố những thị trường hiện có và mở thêm những thị trường mới. 
Điều này rất quan trọng vì bản thân DN Việt Nam cũng không thể tìm kiếm thị trường mới mà phải trông vào sự hỗ trợ, tác động của Chính phủ, các bộ, ngành, phải có “bàn tay” của Nhà nước trong công tác xúc tiến thương mại. DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có thể có lợi thế khác như có công ty mẹ ở nước ngoài, có sẵn thị trường nên phần lớn những DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu theo đơn đặt hàng, theo thị phần đã có mà công ty mẹ dành cho DN.
Tiếp tục thực hiện kiểm soát nhập khẩu hợp lý, do đó thiết bị phụ tùng nguyên vật liệu cần thiết bắt buộc phải nhập. Thêm nữa, đối với một số mặt hàng chưa thiết yếu, chúng ta kiểm soát nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế và phù hợp với luật pháp. Theo đó, không thể cấm nhập khẩu mà có thể dùng biện pháp kỹ thuật mà không ai có thể phản đối như dùng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, vận động DN, tổ chức trong nước ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, tăng cường năng lực sản xuất trong nước để thay thế hàng hóa lâu nay chúng ta phải  nhập khẩu...
Tất cả những biện pháp như vậy dẫn đến tình hình thương mại có những bước cải thiện. Thêm vào đó, tình hình hoạt động thị trường, nhu cầu bên ngoài dự báo (cũng có lúc khả năng thực tế vượt dự báo xuất hiện những yếu tố trong ngắn hạn chưa nhìn thấy) góp phần làm cho xuất khẩu tích cực hơn và làm cho kiểm soát nhập khẩu tích cực hơn. Đây là những nguyên nhân chúng ta duy trì được cán cân thương mại.
Xuất khẩu không đột biến nên nhập siêu sẽ quay lại
Theo phân tích của Bộ trưởng và nhận định của Bộ Công Thương, năm 2015 nhập siêu sẽ quay lại. Nguyên nhân từ đâu, thưa Bộ trưởng?
- Theo tính toán, phải đến năm 2020 chúng ta mới cân bằng được cán cân thương mại và năm 2015 vẫn nhập siêu khoảng 10,2% so với kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, Chính phủ trình Quốc hội phương án nhập siêu 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015.
Điểm lại các chuỗi chỉ tiêu về nhập siêu từ năm 2012 trở lại đây, một mặt chúng ta đã đạt chỉ tiêu cân bằng cán cân thương mại sớm hơn thời điểm năm 2020, mặt khác qua từng năm kế hoạch, trình Quốc hội về chỉ tiêu xuất nhập khẩu và nhập siêu thì năm sau tỷ lệ nhập siêu thấp hơn năm trước. Tỷ lệ nhập siêu đi xuống và sẽ về đích cân bằng cán cân thương mại trước năm 2020. 
Xác định tỷ lệ nhập siêu 5% là do những biện pháp tích cực sử dụng trong thời gian qua nên cán cân được cải thiện. Nhưng có điều đáng lưu ý là 3 năm qua, chúng ta thắt chặt chi tiêu công, vốn đầu tư toàn xã hội tỷ lệ trong GDP giảm dần, trong đó chi tiêu từ ngân sách nhà nước cũng giảm. Trong kim ngạch nhập khẩu, tỷ trọng thiết bị, máy móc cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn, bình quân một năm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Nếu 3 năm vừa qua chúng ta tiếp tục thực hiện tỷ lệ đầu tư như những năm trước tương đương 40% GDP thì nhập khẩu sẽ lớn hơn nhiều con số đã thực hiện. 
Vừa qua, Quốc hội thảo luận rất kỹ, chúng ta vẫn phải đầu tư. Với những dấu hiệu tích cực của kinh tế năm 2014, xu hướng bên ngoài, chúng tôi tin rằng bức tranh chung của nền kinh tế sẽ có nhiều điểm sáng hơn, tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh có bước thay đổi theo hướng tích cực hơn so với những năm trước. Vì vậy, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sẽ tăng lên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với năm 2014. Trong khi đó, xuất khẩu năm 2015 không có đột biến vì một số mặt hàng có lợi thế của Việt Nam đã đến ngưỡng như xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu… không có sự xê dịch nhiều, chưa nói đến sự bấp bênh về giá. 
Một số mặt hàng công nghiệp như dầu thô cũng đã khai thác đến ngưỡng, không thể xuất khẩu nhiều hơn. Những mặt hàng của DN FDI gần đây có sự tăng trưởng đột biến như điện thoại di động, điện tử tốc độ tăng trong năm 2015 sẽ tăng chậm lại. Xuất khẩu tăng 10% nhưng khả năng nhập khẩu sẽ tăng nhiều hơn con số đó, có thể là 14%. Con số nhập siêu 5% cũng có sự tính toán. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt mức cao nhất, duy trì nhập khẩu để càng rút ngắn thời gian cân bằng cán cân thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản đã đến ngưỡng. Vậy, theo Bộ trưởng, Việt Nam cần làm thế nào để hạn chế xuất khẩu thô, tăng giá trị gia tăng?
- Một số mặt hàng nông nghiệp đã đến ngưỡng, muốn tăng giá trị thì trước hết xem lại cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, lựa chọn loại nào để có chất lượng cao hơn (có thể năng suất thấp hơn) bù lại giá và khả năng chịu cạnh tranh ít hơn. Như lúa cấp thấp khá nhiều nước sản xuất như Campuchia, Myanmar, Bangladesh…, nên chúng ta không thể tiếp tục sản xuất gạo cấp thấp mà phải có hướng đổi mới cơ cấu giống.
Đối với một số mặt hàng khác như tôm, cá, khả năng mở rộng và nâng sản phẩm lên vẫn có, nhưng khi chúng ta mở rộng diện tích nuôi trồng thì phải tính toán đến bài toán quy hoạch, nếu không sẽ dẫn đến có thời điểm tiêu thụ bị ảnh hưởng, giá tụt xuống. Nếu thâm canh năng suất quá cao và quay vòng sản xuất trong một năm lớn  thì khả năng dịch bệnh dễ xảy ra. 
Việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp liên quan rất nhiều đến vấn đề quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, tác động của khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó, công nghiệp chế biến cần quan tâm để giảm dần xuất khẩu thô, gia tăng giá trị hàng hóa.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Năm 2014, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao
“Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng 14,4%. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng 13% (cùng kỳ tăng 3%). Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng cao (hạt tiêu tăng 41,5%, cà phê tăng 31%, giày dép tăng 24,5%, hạt điều tăng 23,7%, thủy sản tăng 23,7%, máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 22,1%, dệt may tăng 19%, điện thoại và các loại linh kiện điện tử tăng 11,3%). Nhập khẩu tăng 11,6%, chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Ước cả năm xuất khẩu khoảng 148 tỷ USD, tăng 12,1%; nhập khẩu khoảng 146,5 tỷ USD, tăng 11%. Cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế tổng thể tiếp tục thặng dư”.  
(Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.