Làm sao để “ốc vít Việt” ra thế giới?

Doanh nghiệp Việt Nam nào dám đầu tư hàng triệu USD sản xuất linh kiện mà không chắc chắn về “đầu ra” sản phẩm?
Doanh nghiệp Việt Nam nào dám đầu tư hàng triệu USD sản xuất linh kiện mà không chắc chắn về “đầu ra” sản phẩm?
(PLO) - Câu chuyện các doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất nổi ốc vít đáp ứng yêu cầu của Samsung lại dấy lên khi cuối tuần qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn “Đẳng cấp quốc tế - Lời giải cho sản phẩm Việt”. Nhiều vấn đề được gợi mở liên quan đến sản phẩm và năng lực doanh nghiệp Việt…
Năng lực và tính hợp lý
“Có lẽ bất kỳ sinh viên kỹ thuật ở một trường đại học Việt Nam nào cũng có thể trả lời được liệu chúng ta có thể sản xuất được ốc vít đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường hay không, nhưng chắc chắn rằng sẽ chẳng có DN nào sẵn sàng đầu tư để sản xuất ra một mớ ốc vít đạt chuẩn nhưng chẳng biết lắp vào đâu, dùng vào đâu…” - ông Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển DN khẳng định. 
Theo ông Quân, có hai câu hỏi được đặt ra: Một là, có làm được không? Hai là, có nên làm không? Câu hỏi thứ nhất liên quan đến năng lực, câu hỏi thứ hai liên quan đến tính hợp lý. Lâu nay chúng ta thường bàn về khái niệm “năng lực” với cách hiểu chung chung, đôi khi mơ hồ. Nếu hiểu một cách kỹ lưỡng hơn, năng lực thể hiện trên hai phương diện là năng lực nhận thức /tri thức và năng lực hành động /kỹ năng” - ông Quân chia sẻ.
Ông Quân cũng cho rằng, câu chuyện về con ốc vít đã động chạm đến lòng tự ái của các nhà sản xuất công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ tích cực, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về những vấn đề bấy lâu nay các nhà công nghệ, quản lý, sản xuất, hoạch định chính sách không ít lần nhắc đến nhưng chưa thật sự trao đổi một cách nghiêm túc. 
Cũng theo ông Quân, người Việt Nam nổi tiếng là khéo tay, sự tài hoa của người thợ thủ công Việt Nam từng làm xiêu lòng không chỉ bạn bè quốc tế... Thế nhưng, tham gia vào mạng lưới kinh tế toàn cầu, dường như “chiếc ốc vít - DN Việt Nam” chẳng biết lắp ghép vào đâu trong “cỗ máy kinh tế toàn cầu”. Những bàn tay tài hoa của người thợ thủ công Việt Nam dường như không thể tìm được “đất diễn” trong một hệ thống các công việc phức tạp, chi tiết được thiết kế một cách kỹ lưỡng đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối.
Chi tiết hay công nghệ?
Bkav - một DN “tay trắng” vốn được biết đến đầu tiên với phần mềm diệt virus đã phát triển được các sản phẩm công nghệ tiên tiến khẳng định chỗ đứng trên thị trường, với đội ngũ nhân viên lành nghề và các DN phụ trợ đều là DN Việt Nam. Ông Vũ Thanh Thắng – Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Bkav chia sẻ: “Tôi rất mong DN vươn lên, đạt được sản phẩm Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu”. 
“Nếu chúng ta tham gia và sản xuất chỉ con ốc vít và hơn thế nữa thì chúng ta chỉ chạy theo đuôi chuỗi giá trị toàn cầu. Cho nên tôi khẳng định chúng ta thừa khả năng để sản xuất ốc vít, nhưng vấn đề là chúng ta có đáng làm hay không, có đúng sản phẩm then chốt hay không. Câu chuyện lại trở về việc lựa thế so sánh và lợi thế tương đối với sản phẩm mà DN lựa chọn trong chuỗi giá trị toàn cầu” - TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế khẳng định. Theo ông Ánh, trước khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu phải xác định chúng ta là ai, lựa chọn quan tâm sản phẩm nào trong chuỗi giá trị đó và tham gia vào đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu?
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng mới đây một số DN Việt Nam đi tiên phong, mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu với thiết bị hiện đại và nhân lực trình độ cao để triển khai nghiên cứu phát triển những sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế cả về công nghệ, chất lượng và giá thành. Điều này cho thấy chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào năng lực DN Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ nguồn, đạt trình độ sản xuất không thua kém các nước tiên tiến trên thế giới… 
“Để nhân rộng hơn nữa mô hình sản xuất thành công của các DN Việt Nam điển hình, cần có sự vào cuộc không chỉ của chính DN mà cần có sự sát cánh, hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước, các trung tâm, viện nghiên cứu trong việc giúp DN hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh về tính mới, về chất lượng và giá thành dựa trên việc khai thác các lợi thế so sánh về nhân lực, tài nguyên và điều kiện tự nhiên của đất nước” - ông Lộc nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài cuối: Cần những cơ chế mở hơn nữa

Dự kiến nơi xây dựng vùng lõi Nhà máy điện hạt nhân 2 (thôn Thái An, xã vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) -  Các quyết sách ưu đãi đặc thù với điện hạt nhân (ĐHN) đã có nhưng để có được quy mô ĐHN như tiến độ Chính phủ giao được nhiều chuyên gia cho là sẽ có không ít khó khăn. Vậy cần làm gì để có thể đưa Dự án ĐHN vào hoạt động đúng thời hạn, đóng góp cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung?

Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo lịch nghỉ giao dịch chứng khoán nhân dịp ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Kích cầu thị trường trong nước: 'Lá chắn' kinh tế trước sóng lớn toàn cầu

Toàn cảnh Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) - Trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới và sức ép từ chính sách thuế mới của Mỹ, thị trường trong nước đang được coi là “lá chắn” quan trọng giúp kinh tế Việt Nam vững vàng vượt sóng. Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Ở Việt Nam, tâm lý “chuộng vàng” trong dân còn khá phổ biến. (Ảnh: ĐVCC)
(PLVN) - Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 10/5

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Để bảo đảm cung ứng điện trong các tháng cao điểm năm 2025 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thành, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước ngày 10/5, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

'Ông lớn' cung cấp trái cây Trung Quốc bị điều tra, Bộ Công Thương nêu khuyến cáo với doanh nghiệp Việt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động rà soát các hợp đồng, giao dịch và lô hàng có liên quan đến Công ty hữu hạn cổ phần sản phẩm trái cây Hồng Cửu Trùng Khánh hoặc các doanh nghiệp Trung Quốc đang bị điều tra, nhằm đề phòng rủi ro về tài chính, thanh toán...

Thời cơ để gỡ 'thẻ vàng IUU' năm 2025

Bộ NN&MT tổ chức Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp gỡ “thẻ vàng” IUU khu vực miền Bắc được triển khai từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Trị được tổ chức tại Nghệ An, ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU Phùng Đức Tiến khẳng định đây là thời cơ vàng để gỡ “thẻ vàng” IUU vào quý IV năm 2025.

Sân bay Long Thành, biểu tượng mới của năng lực Việt Nam - Bài cuối: Hình ảnh thu nhỏ về hành trình chuyển mình của một quốc gia

Phối cảnh sân bay Long Thành.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đánh dấu bước chuyển trong tư duy quy hoạch, từ tư duy địa phương sang tư duy vùng, từ quản lý hành chính sang điều phối tích hợp. Mô hình này nếu thành công sẽ mở ra khuôn khổ thể chế mới cho các dự án hạ tầng tầm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian triển khai, giảm lãng phí và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực.

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia

PV GAS tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm từ mỏ dầu khí vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
(PLVN) - Mới đây,  Công ty Khí Cà Mau (PV GAS CA MAU) - đơn vị đại diện của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tại Miền Tây, chính thức ghi dấu mốc lịch sử: Tiếp nhận thành công 30 tỷ Sm³ khí ẩm, đánh dấu hành trình gần 20 năm vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả của hệ thống công trình khí PM3 - Cà Mau.

Việt Nam đang hội tụ những yếu tố "thuận lợi hiếm có” để hút dòng vốn đầu tư đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm phát biểu khai mạc Diễn đàn
(PLVN) -  Ngày 22/4/2025 Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), thuộc Bộ Tài chính đã tổ chức Diễn đàn Đầu tư Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (VIPCS) 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư đến từ châu Á, khu vực Vùng Vịnh và châu Âu.

Tháp không lưu cao trăm mét ở Long Thành đang tiến gần vạch đích

Tháp không lưu Sân bay Long Thành vượt tiến độ khoảng 2 tháng.
(PLVN) - “Đến nay, đài kiểm soát không lưu đã thi công tới độ cao 107,93m/115m. Trước ngày 30/9/2025, chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ hạng mục này. Với đà trên, các công trình quản lý bay có thể hoàn thành để phục vụ chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên ở Long Thành vào cuối tháng 12/2025”, ông Hồ Tuấn Sỹ - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trao đổi với Pháp luật Việt Nam.

Thu hồi quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi của VCCI

Từ ngày 21/4, các chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Na Uy, Thụy Sĩ sẽ do Bộ Công Thương cấp
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).