Gia nhập AEC, Việt Nam cần lưu ý điều gì?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Ảnh internet.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. Ảnh internet.
(PLO) - Phát biểu tại Diễn đàn Mekong 2014: "Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức", Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam cần chú trọng phát triển nguồn nội lực bên trong cũng như việc đổi mới thể chế… để phát triển nền kinh tế đất nước khi bước vào hội nhập.

Tháng 1/2007, lãnh đạo các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh tiến trình liên kết nội địa, nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thay vì mục tiêu vào năm 2020 như trước đây. Việc thành lập AEC sẽ nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dấn đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài.

Để phát triển nền kinh tế đất nước, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng phải lưu ý những điểm sau: Thứ nhất phải xác định được Cộng đồng kinh tế ASEAN nằm ở chỗ nào, khâu nào trong mối quan hệ Quốc tế của nước ta. Bởi ngoài gia nhập AEC, Việt Nam còn gia nhập nhiều thị trường kinh tế khác. "Biết AEC ở đâu, chúng ta sẽ biết cách hội nhập theo từng lĩnh vực cam kết: lao động, kinh tế, tài chính… một cách hiệu quả nhất".

Thứ hai, các cơ quan Chính phủ cần lập một kế hoạch tổng thể để hội nhập về những mặt cam kết, lộ trình làm sao cho nó hài hòa tất cả. Rất nhiều việc làm cùng một lúc sẽ có nhiều điểm kênh nhau, chồng chéo, nếu không làm rõ các doanh nghiệp trong nước rất khó nắm bắt. Ví dụ về thuế, cần phải nắm tổng thể về thuế: ASEAN có mức thuế này, Philippin mức thuế kia… để các doanh nghiệp lựa chọn làm ăn với ai thì thuận lợi nhất...  “Nói chung phải có kế hoạch chung để nhìn bức tranh chung”, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.

Đặc biệt, khi gia nhập AEC, Việt Nam cần chuẩn bị nội lực mới là điều cốt yếu: “Hội nhập là cần nhưng không đủ, cơ bản là nguồn lực bên trong. Bài học cho thấy chúng ta hào hứng với bên ngoài nhưng cái chuẩn bị bên trong vẫn chưa thực sự tốt. Nước ngập đến ngực rồi nhưng chưa nhảy, tôi rất là lo”.

“Hiện nay nước ta có nhiều sự đổi mới về thể chế để đón nhận bên ngoài vào: thuế, hải quan.. nhưng những đổi mới thể chế liên quan đến hội nhập AEC tôi chưa thấy nói đến nhiều. Chúng ta cần đổi mới về thể chế để tận dụng cơ hội hội nhập và chuẩn bị “hàng rào” bảo vệ mình. Lần đầu tiên chúng ta mới áp dụng thuế chống bán phá giá về thép trong khi các nước trên thế giới liên tục áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu vào nước họ… Nếu chúng ta không có “hàng rào” bảo bệ thì các nhà sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn”, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh.
Cuối cùng là việc tạo dựng thói quen gắn kết giữa Nhà nước với doanh nghiệp. "Ở nước ngoài, khi đàm phán đến giai đoạn bất lợi, họ thường tạm dừng để về hỏi ý kiến doanh nghiệp. Sau đó, họ viện dẫn  ý kiến của doanh nghiệp vào việc đàm phán cốt sao có lợi cho họ nhất. Chúng ta thì chưa thực hiện điều này, do đó, cần thay đổi cách chuẩn bị và cách đàm phán. Đặc biệt cần tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp. Đây là nhân tố quyết định cho sự phát triển của kinh tế sau này./.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.