Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TSKH. Nguyễn Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, Luật Chất lượng sản phẩm (CLSP) hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (TCQCKT) là những luật gốc có tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đến vấn đề đảm bảo chất lượng, an toàn và thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại cần sửa đổi, bổ sung mà Quốc hội đã đưa vào chương trình các Luật sửa đổi trong năm 2024 - 2025.

TSKH. Nguyễn Xuân Dũng phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: H. Giang

TSKH. Nguyễn Xuân Dũng phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: H. Giang

Trình bày tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, có 104 luật, pháp lệnh, nghị định chịu sự tác động của Luật TCQCKT; 78 luật, pháp lệnh liên quan đến Luật CLSP hàng hóa... Thiết kế cách thức tiếp cận và phương thức kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa trên phạm vi quốc gia nhằm nhất thể hóa và nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam. Do vậy Luật CLSP hàng hóa và Luật TCQCKT phải có tính khoa học cao; tính quy phạm và đại diện cao...

Nhà nước, cơ quan chủ trì xây dựng 02 luật này phải xác định, đây là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất, sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Đồng thời phải khảo sát, nghiên cứu thật kỹ những tồn tại, bất cập hiện nay trong thực tế sản xuất của các ngành, lĩnh vực và những yêu cầu đòi hỏi nâng tầm chất lượng, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập…

“Đây là thời vận tốt để Việt Nam có được thể chế pháp luật và chính sách phát triển tốt nhất, nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam”, ông Dương nhận định.

Tuy nhiên, ông Dương cũng thẳng thắn thừa nhận trong thực tế, một số nhóm hàng đang bị lạm dụng, nhiều lĩnh vực đưa hầu hết các chỉ tiêu chất lượng vào quy chuẩn kỹ thuật. Nếu Luật CLSP hàng hóa và Luật TCQCKT chỉ nêu ra mà không có chế tài rõ, thì trong thực tế các Bộ, ngành vận dụng rất khó và dễ tùy tiện.

Về công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, theo ông Dương, cần nghiên cứu kỹ nội dung này, nên quan niệm đây cũng là một nội dung công bố chất lượng sản phẩm, trong đó các chỉ tiêu chất lượng do người sản xuất kinh doanh lựa chọn tùy theo yêu cầu thị trường, còn các chỉ tiêu quy chuẩn kỹ thuật thì buộc phải phù hợp với quy định của nhà nước. Vì quy định công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa như hiện nay đang rất hình thức, làm phát sinh chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, gây tăng giá thành sản phẩm, mất thời cơ kinh doanh và là căn nguyên phát sinh tiêu cực.

Bên cạnh đó, việc quy định hàng hóa nhập khẩu phải có dấu hợp quy và phải công bố hợp quy là không phù hợp; không nước nào làm như vậy, ngay cả đối với những mặt hàng buộc phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước thông quan, thì thông thường cũng chỉ áp dụng theo phương thức xác suất, để lấy mẫu không vượt quá 5% số lô hàng nhập khẩu.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Hương Giang

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Hương Giang

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh quy định công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi có nhiều bất cập về sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật hiện hành, mang nặng tính hình thức, gây tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Do vậy, đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy tại Luật TCQCKT và Luật CLSP hàng hoá. Quy định quy chuẩn kỹ thuật để bắt buộc áp dụng, dùng để kiểm tra thanh tra, nếu phát hiện vi phạm thì xử phạt.

Theo đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nên bỏ quy định công bố hợp quy trong quy chuẩn thức ăn chăn nuôi cho tương đồng với quy định quản lý chất cấm tại Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT và quy chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm./.

Tin cùng chuyên mục

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Đọc thêm

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.