Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Mỗi năm mất hơn 1,2 tỷ USD để xử lý chất thải sinh hoạt

Phát biểu tại Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường (được tổ chức ngày 12/12), ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo số liệu thống kê, tính đến nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc khoảng 67.110 tấn/ngày.

“Nếu chỉ lấy chi phí ở mức thấp thì để thu gom, vận chuyển và xử lý 1 tấn CTRSH là 50 USD thì một ngày trung bình cả nước chi khoảng 3,35 triệu USD để thu gom, vận chuyển và xử lý cho toàn bộ CTRSH phát sinh, tương đương khoảng 1,2 tỷ USD/1 năm. Đây là con số không hề nhỏ cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam” - ông Trung nói.

Theo số liệu thống kê, chất thải có khả năng tái chế dao động từ 20 - 25% tổng lượng CTRSH phát sinh. Đây là nguồn nguyên liệu giá trị cao phục vụ làm nguyên liệu sản xuất; còn lại là CTRSH khác như túi nilong sử dụng một lần, vỏ kẹo, hộp xốp, mảnh gỗ... có giá trị thấp.

Tuy nhiên, theo ông Trung, các chất thải này nếu được sơ chế, tạo viên nén nhiên liệu để làm chất đốt cho một số ngành công nghiệp hoặc đốt phát điện cũng tạo ra giá trị. Hiện các nhà máy xi măng, sắt thép đang tìm mua các loại chất thải này để tạo thành viên nén nhiên liệu. “Như vậy, gần như toàn bộ CTRSH phát sinh đều có thể tái chế, tái sử dụng hoặc tạo thành năng lượng và tạo ra giá trị từ chất thải” - ông Trung khẳng định.

Hiện nhiều nước trên thế giới không còn bãi chôn lấp vì đều xử lý được chất thải trong khi ở Việt Nam, khoảng 65% tổng lượng CTRSH tại Việt Nam được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp; Khoảng 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân compost và khoảng 19% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt và các phương pháp khác như tái chế, khí hóa, làm viên nén nhiên liệu...

Đáng chú ý, ông Hồ Kiên Trung cho biết, một số doanh nghiệp, một vài địa phương đã tìm kiếm đầu ra ổn định đối với chất thải sau phân loại. Ví dụ như Hải Phòng, sản phẩm phân compost đã được thị trường tiêu thụ, hưởng ứng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp năm sau giảm hơn so với năm trước (năm 2023 tỷ lệ này là 64%, năm 2019 là 70%); tỷ lệ tái chế, tái sử dụng chất thải có xu hướng tăng trong các năm gần đây (năm 2023 có tới 16,15% lượng chất thải phát sinh được sản xuất thành mùn hoặc phân hữu cơ; 10,25% lượng chất thải phát sinh được xử lý bằng phương pháp đốt có phát điện)...

Ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp đã có nhiều dự án, thực hiện các biện pháp trong sản xuất nhằm bảo vệ môi trường như Tập đoàn Sanofi đang triển khai dự án nhà máy sản xuất năng lượng sinh khối từ trấu…

Một số địa phương đã triển khai xây dựng và vận hành các nhà máy điện rác đạt hiệu quả như: Hà Nội (Dự án điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 75MW), Bình Thuận (Dự án điện rác Vĩnh Tân công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30MW), Phú Thọ (Dự án điện rác Phù Ninh công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25MW), Bắc Ninh (Nhà máy điện rác Ngôi sao xanh công suất 180 tấn rác/ngày đêm, công suất phát điện 6,1MW)…

Chất thải không phải là “gánh nặng”

Các diễn giả trong Diễn đàn đều cho rằng, để phát triển kinh tế tuần hoàn, cần phải đẩy mạnh việc thay đổi tư duy từ “sản xuất - tiêu dùng - thải bỏ” sang “giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế”. Các mô hình tuần hoàn không chỉ giúp giảm lãng phí tài nguyên, bảo vệ môi trường mà còn tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và cộng đồng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.

Để đạt mục tiêu giảm phát thải, cần tập trung vào việc kiểm soát chặt chẽ các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường; Áp dụng công nghệ xanh, công nghệ tốt nhất hiện có, công nghệ không phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Chất thải không phải là “gánh nặng”, mà chính là một nguồn tài nguyên quý giá nếu biết cách khai thác. Để biến chất thải thành tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế của đất nước thì việc làm tiên quyết, cần phải đẩy mạnh công tác phân loại chất thải, xây dựng các nhà máy tái chế hiện đại và khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý rác tiên tiến là những hướng đi cần thiết. Đây không phải là trách nhiệm của riêng Chính phủ, doanh nghiệp mà còn là của mỗi người dân. Theo đó, nếu chỉ cần mỗi người dân có ý thức phân loại thì mỗi năm, Việt Nam sẽ có thể tiết kiệm được đến hàng tỷ USD.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).