TP Vinh: Dân thành phố “run” trước mùa mưa bão

Ông Lê Văn Hùng trao đổi với báo chí những khó khăn khi chưa được tái định cư, không được cơi nới sửa chữa nhà để ở
Ông Lê Văn Hùng trao đổi với báo chí những khó khăn khi chưa được tái định cư, không được cơi nới sửa chữa nhà để ở
(PLO) - Mùa mưa bão đang đến gần, dù sống ngay chính giữa trung tâm thành phố Đỏ nhưng hơn 26 hộ dân đang phập phồng lo sợ cho tính mạng của mình khi những ngôi nhà tạm bợ cũ kĩ, xuống cấp trầm trọng  nhưng không được sữa chữa, cơi nới vì… vướng quy hoạch đã gần 10 năm nay…
“Khu ổ chuột” giữa lòng thành phố
Khu tập thể nhà máy điện (nay là Cty Điện lực Nghệ An) tại khối 13, phường Trường Thi được xây dựng bố trí cho công nhân định cư ở đây từ nhiều năm trước. Sau khi về  sinh sống, sinh hoạt tại đây trên thời gian dài nên nhà của các hộ dân đã xuống cấp trầm trọng. 
Sau khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, đến đời con cái họ lớn lên, và lập gia đình và rồi lại sinh sống tại đây vì gia đình không có điều kiện cho các con ra riêng. Ông Phan Văn Ngũ – một trong những gia đình đến đây từ những năm 1986, khi được cấp nhà tập thể để định cư. Sau thời gian dài, ông sinh được ba người con, ba đứa con trai lập gia đình, do điều kiện kinh tế gia đình còn hạn hẹp nên không cho các con ở riêng mà sinh sống trong ngôi nhà tập thể chừng 80m2. 
Ông Ngũ cho biết, “có thời điểm trong gia đình hai vợ chồng tui với ba cặp vợ chồng của ba đứa con là 8 người, mỗi vợ chồng đẻ thêm một đứa cháu. Ra chập nhau, vô cũng đụng đầu nhau, muốn cơi nới sữa chưa để cho mỗi đứa cái phòng ở nhưng không được. Giờ vướng quy hoạch nên sữa chưa cũng không dám sữa chưa. Mùa mưa bão đến, ai cũng lo sợ cho sự an toàn tính mạng của chính mình khi sống trong những ngôi nhà đã xuống cấp…”, 
Tuy nhiên, diện tích đất trên thuộc khu quy hoạch mở rộng trường tiểu học Trường Thi nên không được xây dựng mở rộng thêm. Người dân đành sống chờ được bố trí tái định cư (TĐC) nơi ở mới, nhường khu đất trên cho trường xây dựng dự án mở rộng trường.  Tuy nhiên, đã gần 10 năm nay, khi dự án được chủ trương xây dựng thì người dân ở đây vẫn chờ đợi TĐC nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. 
Vì nằm trong dự án nên cũng không được đầu tư sữa chữa đường, nhà cửa không được nâng cấp, sữa chữa, cơi nới, không được đầu tư hệ thống nước máy, mương thoát nước… những ngôi nhà tập thể xập xệ có thể bị sập bất cứ khi nào. Bà Lê Thị Châu cho biết “mỗi lần họp hội đồng, tiếp xúc cử tri, đơn thư trình nhiều cấp nhưng dự án vẫn chưa thấy được triển khai. Người dân chúng tôi không biết chờ đến khi mô ?”. 
Sống giữa trung tâm thành phố nhưng vướng quy hoạch, mấy chục năm nay người dân phải xin nước sạch để dùng
Sống giữa trung tâm thành phố nhưng
vướng quy hoạch, mấy chục năm nay
người dân phải xin nước sạch để dùng
 
Ngóng chờ tái định cư đến bao giờ?
Ít ai biết được, ngay ở trung tâm thành phố nhưng những hộ gia đình như Lê Văn Hùng, ông Ngũ, ông Trung… đều phải đi xin nước máy về để sử dụng. Còn nước sinh hoạt, giặt giũ phải sử dụng nước giếng khoan. 
Ông Hùng cho biết “Nhà mô cũng sử dụng nước giếng khoan để cho sinh hoạt hằng ngày. Để có nước máy sử dụng thì phải đóng thêm tiền cho một gia đình khối khác để đến mang can, thùng đến chở về dùng dần. Hầu hết các hộ dân trong khối đều xập xệ, nhà vệ sinh không có, cống thoát nước không có, nhà trước đổ chảy ra nhà sau…”. Những ngày nắng lên mùi nước thải ra khó chịu, còn mùa mưa thì nước chảy lênh láng, có những nhà dột nước chảy khắp nhà. 
Qua trao đổi, ông Phạm Anh Hùng – Phó chủ tịch UBND phường Trường Thi khẳng định: “Người dân bức xúc và phản ánh tình trạng trên là có. Tuy nhiên, phường và các cấp đang nỗ lực để sớm nhất có thể triển khai được dự án”. Ông Hùng  cho biết thêm, dự án TĐC để mở rộng trường tiểu học Trường Thi được chủ trương thực hiện trên giấy tờ từ nhiều khóa, nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo phường trước. 
Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch ngày 17/4/2014, UBND tỉnh lại có văn bản số 2396 về việc giao dự án cho chủ đầu tư mới là Ban quản lý các Dự án đầu tư xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị Nghệ An thực hiện. 
Ông Phạm Anh Hùng cho biết thêm “Hiện phường đang trình tỉnh quy hoạch điều chỉnh lần thứ 3. Dù phường hay Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư thì đều được. Cái quan trọng là phải tiến hành triển khai nhanh nhất cho dân để người dân tránh bức xúc, cũng như an toàn cho người dân trong mùa mưa bão, đảm bảo an sinh, xã hội cho nhân dân…”. 
Điều chỉnh quy hoạch liên tục khiến quá trình triển khai dự án TĐC cho 26 hộ dân trở nên chậm tiến độ. Người dân lại tiếp tục chờ đợi được chuyển đến nơi ở mới với những điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng tốt hơn, điều mà đáng lẽ được thực hiện từ nhiều năm nay. Mùa mưa bão sắp đến, họ lại lo lắng cho cuộc sống của mình và người thân trong những ngôi nhà tạm bợ, đã xuống cấp nghiêm trọng, thiếu thốn trăm bề. Một lần nữa dự án được điều chỉnh và chuyển cho chủ đầu tư mới, liệu dự án có sớm được thực hiện để người dân sớm an cư mà lạc nghiệp ? Câu hỏi này xin gửi đến lãnh đạo UBND tỉnh, chủ đầu tư và các cơ quan ban ngành.
Tóm tắt dự án như sau: Dự án được giao cho phường làm chủ đầu tư, do công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc do không có quỹ đất để TĐC cho các hộ dân. Sau khi có chủ trương chia lô TĐC tại khu đất cơ sở 2 của trường tiểu học Trường Thi (cũ) tại khối 3 phường Trường Thi. Quy hoạch chi tiết xây dựng TĐC đã được UBND tình phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 1207 ngày 6/4/2013; Công trình hạ tầng khu quy hoạch TĐC được UBND TP.Vinh phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tại QĐ số 3910… Sau đó, Công an tỉnh Nghệ An có công văn số 615 ngày 25/4/2014 đề nghị không quy hoạch lô đất ở từ số 45 đến số 61 trong bản vẽ quy hoạch chi tiết…

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.