Bàn giải pháp thu hút luật sư tham gia trợ giúp pháp lý

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
(PLO) - Hôm qua (24/3), Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý và phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Làm thế nào để trợ giúp viên pháp lý tham gia nhiều hơn vào các vụ việc tố tụng? Làm thế nào để thu hút nhiều hơn luật sư vào hoạt động trợ giúp pháp lý là những nội dung được các đại biểu quan tâm thảo luận. 
Trợ giúp pháp lý từng bước trưởng thành
Ông Cù Thu Anh, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho biết: Hệ thống TGPL ở Việt Nam hình thành từ năm 1997, đặc biệt, sự ra đời của Luật TGPL năm 2006 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của công tác TGPL. 
Thực tiễn công tác TGPL trong thời gian qua đã khẳng định chính sách TGPL và việc ra đời Luật TGPL là đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với chủ trương của Đảng, đạo lý của dân tộc và điều kiện thực tế của nước ta, không chỉ là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác mà còn góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đưa pháp luật đến với người dân, tạo lập thói quen và nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 
Đến nay, trên toàn quốc có 63 Trung tâm TGPL Nhà nước, 199 Chi nhánh của Trung tâm đặt tại cấp huyện và liên huyện, 4.345 Câu lạc bộ TGPL. Tổng số người làm việc tại các Trung tâm và Chi nhánh trong toàn quốc là 1.244 người, trong đó 483 trợ giúp viên pháp lý (TGPL). 
Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác TGPL, các địa phương đã chú trọng việc phát triển đội ngũ cộng tác viên và huy động các tổ chức tham gia TGPL. Đến tháng 6/2013, cả nước có 317 tổ chức đăng ký tham gia TGPL, trong đó có 277 tổ chức hành nghề luật sư, 40 Trung tâm tư vấn pháp luật. Tổng số cộng tác viên trong toàn quốc là 8.980 người, trong đó có 1.055 luật sư. 
Cũng theo Phó Cục trưởng Cục TGPL, từ khi triển khai thi hành Luật TGPL đến tháng 6/2014, hệ thống TGPL của Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, thực hiện được 824.344 vụ việc TGPL cho 843.533 người thuộc diện TGPL. 
Những năm gần đây, tỷ lệ TGVPL tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL ngày càng gia tăng. Đội ngũ TGVPL từng bước trưởng thành và khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện TGPL, đặc biệt là những tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục TGPL cũng như nhiều đại biểu đến từ các Trung tâm TGPL đều trăn trở cho rằng, thực tế hiện nay, chất lượng hoạt động TGPL chưa đáp ứng yêu cầu. TGPL chưa được nhiều người dân đánh giá cao đúng như ý nghĩa cao cả của hoạt động này. 
Tham gia tố tụng nhiều hơn để khẳng định mình
Nhiều ý kiến tham dự hội nghị cho rằng, để đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động TGPL, một giải pháp quan trọng là TGPL phải tham gia nhiều hơn vào tố tụng và phải thu hút nhiều hơn lực lượng luật sư tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. 
Luật sư Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhận định: Hiện nay, lực lượng luật sư tham gia TGPL còn rất hạn chế, các hoạt động TGPL được thực hiện chủ yếu bởi lực lượng TGVPL, trong khi đó lực lượng TGVPL còn non trẻ và đôi lúc chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng vụ việc cho các đối tượng. 
Nhưng làm thế nào để thu hút được nhiều luật sư tham gia TGPL, nhất là TGPL cho các vụ việc hình sự trong khi số lượng luật sư ở nhiều địa phương hiện nay chưa nhiều, thù lao chi cho luật sư tham gia TGPL không đủ hấp dẫn là vấn đề được đặt ra. 
Luật sư Vũ Thị Nga cho rằng ,một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của luật sư đối với hoạt động TGPL trong Luật TGPL và Luật Luật sư, chưa có quy định cụ thể về số giờ tối thiểu và vụ việc tối thiểu thực hiện TGPL đối với mỗi luật sư. Để giải quyết vấn đề này, 
Luật sư Vũ Thị Nga đề nghị Luật TGPL cần quy định rõ Luật sư khi thực hiện TGPL phải coi như Luật sư nhận việc theo hợp đồng với khách hàng của mình, quy định thời gian tham gia tối thiểu/vụ việc và số vụ việc tối thiểu/năm đối với mỗi luật sư. 
Luật sư Nguyễn Thị Vân Hằng, Đoàn Luật sư Hà Nội hiến kế: Để có thể thu hút các luật sư có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp tham gia TGPL nên có nhiều biện pháp, chính sách thu hút sự tham gia của các luật sư như: tăng mức thù lao cho mỗi vụ việc; cho phép luật sư được hưởng một số ưu đãi nếu thực hiện được số lượng vụ việc trợ giúp nhất định theo quy định chung, có thành tích tốt trong công tác TGPL; có sự tôn vinh đối với các luật sư có nhiều đóng góp cho sự nghiệp TGPL
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Bích Liên, Phó Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước thành phố Hải Phòng thì đề nghị bổ sung trong Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi quy định việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án yêu cầu Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh, thành phố cử người bào chữa cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì tập trung đầu mối về Trung tâm TGPL Nhà nước đề nghị cử TGVPL, luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng. 
Chia sẻ về kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động TGPL và thu hút luật sư tham gia TGPL ở TP.HCM, ông Nguyễn Minh Chánh, Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước TP.HCM cho rằng: Để nâng cao chất lượng thực hiện TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng thì ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện TGPL của đội ngũ TGVPL thì cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm TGPL Nhà nước trên địa bàn. 
Ông Nguyễn Minh Chánh cũng cho biết, đội ngũ luật sư ở TP.HCM rất nhiệt tình tham gia TGPL vì Trung tâm phân tích rất rõ ý nghĩa cao cả, trách nhiệm xã hội của các luật sư khi tham gia TGPL. Đối với các TGVPL, Ban Giám đốc Trung tâm luôn có sự phân công nhiệm vụ tham gia tố tụng phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng trợ giúp viên và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà các TGVPL gặp phải trong quá trình tham gia tố tụng nhằm giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 

Đọc thêm

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.