"Coi thường" Luật Cạnh tranh doanh nghiệp vận tải chây ì chuyện giảm cước?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Bất chấp giá xăng dầu liên tục giảm, bất chấp cảnh báo từ cơ quan chức năng về việc thanh tra, kiểm tra, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vẫn chây ỳ chuyện giảm giá cước…
Người tiêu dùng bị móc túi
Tại cuộc Tọa đàm “Giá cước vận tải và quyền lợi của người tiêu dùng” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (NTD) Việt Nam (Vinastas) tổ chức mới đây, nhiều ý kiến bức xúc cho rằng các doanh nghiệp (DN) vận tải đang bắt tay nhau “móc túi” NTD, thể hiện ở việc giá cước vận tải vẫn “án binh bất động” dù giá xăng dầu liên tục giảm sâu. 
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) phân tích: So với trước ngày 4/7 giá xăng giảm 16,3%, dầu diesel giảm 17,23%. Với mức giảm này, giá cước vận tải phải giảm tương ứng với giá xăng dầu. Đơn cử, đối với xe chạy xăng chi phí chiếm 25 – 35%, giá cước sẽ giảm khoảng 4,1 – 5,7% tùy loại xe. 
Nếu ở Hà Nội, cước taxi khoảng 11.000 – 12.000 đồng/km thì giảm khoảng 448 – 685 đồng/km. Còn tại TP.HCM, giá cước taxi khoảng 14.500 – 15.500 thì giảm được 591 – 884 đồng/km. Riêng với xe chạy dầu, chi phí dầu chiếm 35 – 45%, giá cước sẽ giảm khoảng 6 - 7,75% tùy loại xe. Ví dụ, với giá vé khoảng 82.500 đồng cho quãng đường 150km sẽ giảm được 4.975 – 6.367 đồng/vé.
Có rất nhiều lý do được các nhà xe đưa ra để lý giải cho sự chậm trễ giảm giá cước như: xăng dầu cũng chỉ chiếm một phần chi phí, khi giá xăng dầu tăng DN đã không tăng cước vận tải, việc cài lại đồng hồ phức tạp cần có quy trình… 
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vinastas, các giải thích đó không thuyết phục bởi khi giá xăng tăng, gần như ngay lập tức các hãng vận tải đồng loạt tăng cước. “Nói việc cài lại giá cước phức tạp, vậy hỏi ngược lại tại sao khi giá cước tăng việc cài lại đồng hồ lại kịp thời mà không vướng vấn đề gì?”- ông Hùng bức xúc. 
Ông Nguyễn Tiến Thỏa cũng cho rằng các DN nói tốn kém trong chỉnh đồng hồ là không ổn vì “cái gì ra cái đó”. “Cần phải khắc phục lỗi kỹ thuật chứ không thể xen kỹ thuật vào kinh tế…”, ông Thỏa thẳng thắn.
Theo nhận định của Vinastas, có thể với cá nhân NTD số tiền bị “móc túi” không lớn nhưng với hàng triệu người sử dụng dịch vụ vận tải thì số tiền thiệt hại về phía NTD và tương ứng với đó là tiền lợi nhuận của người kinh doanh là không hề nhỏ…
Túm “kẻ có tóc”
Không phải không có lý do để nghi ngờ: Liệu có hay không việc các DN vận tải “bắt tay” nhau để làm giá? Theo bà Phạm Quế Anh, Giám đốc Tổ chức Tín thác và Đoàn kết vì NTD khẳng định ở Việt Nam Luật Cạnh tranh đang bị vô hiệu hóa trên thị trường vận tải. 
Theo bà Quế Anh, nếu để các DN vận tải vào chung một thị trường thì thấy thị phần của từng DN không đáng là bao nhưng chia nhỏ thị trường ra thì thị phần của các DN tăng lên rất nhiều. Ví như  tại TP.HCM, có khoảng 6 hãng taxi nhưng Vinasun chiếm 45% thị phần, Mai Linh 35% thị phần...
Tại Hà Nội, một số hãng taxi cho biết họ đang tính toán phương án giảm cước trong thời gian tới. Tuy nhiên, các hãng đang cân nhắc và tham khảo cước của các “đối thủ” cạnh tranh để có giá phù hợp. Giám đốc một hãng taxi có thị phần nhỏ thủng thẳng: “Trước sau thì cũng giảm nhưng xe của chúng tôi có giảm trước cũng chẳng thấm vào đâu vì so với các hãng khác đầu xe của chúng tôi rất ít…”. Còn một NTD thì chia sẻ: “Mưa gió thế này, bắt được xe của hãng nào thì đi chứ thời gian đâu mà đợi xe hãng khác…”.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực giá, cước vận tải không thể đưa vào diện bình ổn giá như một số mặt hàng đặc thù khác và việc ép các DN giảm giá cũng chỉ là giải pháp phần ngọn. Loại hình dịch vụ này cần được khuyến khích phát triển để tăng cạnh tranh, từ đó giá thành sẽ hạ. Trong khi chưa thể có thị trường cạnh tranh, cần nâng cao vai trò kiểm soát của Nhà nước để tránh trường hợp các DN bắt tay làm giá hoặc chây ỳ điều chỉnh cước. Vị chuyên gia này cũng cho rằng để nhanh chóng giảm mặt bằng giá cước, các cơ quan có thẩm quyền cần tập trung ngay vào các DN lớn, có thị phần chi phối…
Được biết, mới đây Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Quyết định 3210/QĐ-BGTVT yêu cầu kiểm tra đối với công tác quản lý và thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải. Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu thành lập 03 đoàn kiểm tra công tác quản lý và thực hiện kê khai, niêm yết giá cước vận tải tại 3 miền và yêu cầu các đoàn phải hoàn thành trước ngày 20/10/2015. 
Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính cũng có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tăng cường công tác quản lý và kiểm tra giá trên địa bàn, rà soát các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô trên địa bàn. Việc kiểm tra căn cứ vào mức chênh lệch giá nhiên liệu thực tế và phương án giá các đơn vị đã kê khai liền kề, từ đó xem xét có văn bản yêu cầu các đơn vị kê khai lại giá cước vận tải phù hợp xu hướng giảm giá nhiên liệu từ đầu năm 2015 đến nay. 
Ông Tuấn cũng khẳng định trường hợp DN không kê khai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử lý theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá… và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn xã hội và NTD biết. 

Đọc thêm

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.

Thái Nguyên dồn lực cho dự án đường Vành đai V

Dự án đang được các đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện theo tiến độ đề ra.
(PLVN) - Với quyết tâm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, thi công “3 ca 4 kíp” xuyên ngày, xuyên đêm, cùng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang dồn lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)

Nghiêm trị 'quái xế'

“Quái xế” ngang nhiên càn quấy đường phố Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

(PLVN) - Đua xe, lạng lách, đánh võng theo đoàn là những hành động nông nổi, bất chấp pháp luật của một bộ phận giới trẻ đã và đang xâm phạm tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây mất ổn định cho xã hội và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người.

Metro Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM): Giá vé thấp nhất 6.000 đồng/lượt

Đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên di chuyển qua đoạn trên cao dài 17,1km. (Ảnh: Mộc Đức)
(PLVN) - Khách đi Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến trả 6.000 - 20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán, quãng đường, thay đổi so với phương án trước. Thông tin nêu trong tờ trình giá vé sử dụng metro vừa được Sở GTVT gửi UBND TP HCM xem xét. Đây là tuyến tàu điện đầu tiên ở TP, dự kiến khai thác thương mại từ cuối năm nay, giai đoạn đầu ước tính mỗi ngày phục vụ gần 40.000 khách.

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".