Phi công lại bị làm khó

ảnh minh hoạ
ảnh minh hoạ
(PLO) -Câu chuyện quản lý phi công "nóng" trở lại khi Bộ giao thông vận tải chính thức ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT, trong đó có quy định trước khi phi công xin nghỉ việc phải báo trước 120 ngày.
Trước đó, trong quá trình soạn thảo, Thông tư này đã "vấp" phải phản ứng dữ dội của giới phi công khi quy định nhân viên hàng không trình độ cao (trong đó có phi công) nếu muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước 180 ngày (6 tháng). 
Trước những ý kiến quy định phải báo trước 180 ngày là không phù hợp với Bộ luật Lao động (Tại điều 37, Bộ luật Lao động quy định, thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ ít nhất 3 ngày đến ít nhất 45 ngày tùy theo loại hợp đồng lao động và gắn với từng trường hợp cụ thể). Bộ GTVT cho rằng Điều 70 Luật Hàng không quy định, Bộ trưởng Bộ GTVT được phép quy định chế độ lao động, kỷ luật đặc thù của nhân viên hàng không, nên có thể đưa ra mức trên 30 hay 45 ngày. Đồng thời, quy định của Bộ luật Lao động đưa thời hạn thông báo ít nhất, không phải thời hạn tối đa, tuy nhiên vẫn có sự ghi nhận và "giảm" thời gian báo trước từ 180 ngày xuống 120 ngày (4 tháng).

Quy định phi công phải báo trước 120 ngày nếu muốn chuyển sang bay cho hãng hàng không khác được lý giải là để người khai thác máy bay lập kế hoạch duy trì hoạt động đảm bảo khai thác máy bay theo kế hoạch bay đã được phê duyệt. Tuy nhiên, một lần nữa giới phi công lại "dậy sóng" vì cho rằng những quy định trên vẫn trái với Bộ luật Lao động. Chia sẻ trên mạng xã hội, một tài khoản face book được cho là đại diện cho một số đông phi công cho biết sau khi Thông tư được ban hành, họ được nhà khai thác máy bay (nơi họ đang làm việc) yêu cầu ký vào hợp đồng mới, trong đó có điều khoản 120 ngày và một số điều khoản khác mà họ cho rằng là "vô lý".

"Quy định như thế là dở", CEO một hãng hàng không đồng thời là chuyên gia về hàng không, khá nổi tiếng nhận xét. Vị CEO này cho biết câu chuyện quy định 180 ngày hay 120 ngày này xuất phát từ việc trước đây, khi chưa có các hãng hàng không khác, Vietnam Airlines tuyển dụng phi công, nhân viên kỹ thuật cao trong hợp đồng lao động đã không (tính đến) nên không có điều khoản ràng buộc về bồi hoàn chi phí đào tạo nếu chuyển việc. Sau này, khi có các hãng hãng không mới, có hiện tượng hàng loạt phi công chuyển đi thì Vietnam Airlines mới tìm giải pháp ngăn chặn.

Vị CEO này cũng nhận định tình trạng phi công nghỉ việc ồ ạt như hồi đầu năm 2015 (117 lượt phi công báo ốm, chiếm 90% nhận lực ở đội bay Airbus của Vietnam Airlines) là không ổn nhưng ông thẳng thắn cho rằng qui định muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày là dở. "Tôi đã từng đề xuất các bộ nên ban hành một văn bản khác qui định về thời gian đào tạo và bồi thường chi phí đào tạo trong lĩnh vực hàng không và các hợp đồng lao động của hãng hàng không với người lao động sẽ căn cứ vào đó để dẫn chiếu. Nhưng đáng tiếc là họ không làm như vậy", vị CEO này nói. 

Việc quản lý phi công trở thành câu chuyện nóng từ đầu năm tới nay của ngành hành không, ảnh minh hoạ.
Việc quản lý phi công trở thành câu chuyện nóng từ đầu năm tới nay của ngành hành không, ảnh minh hoạ. 
"Việc Thông Tư 41/2015 quy định nhân viên hàng không trình độ cao phải thông báo trước 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động là trái với quy định của Bộ luật Lao động 2012", luật sư Lê Thành Vinh, Phó TGĐ Công ty Luật SMiC khẳng định. 
Luật sư Vinh phân tích, điều 37.2 Bộ luật Lao động 2012 quy định rõ: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với điều kiện phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc (đối với người lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định dưới 12 tháng), ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn. Ngoài các trường hợp nêu trên, Bộ luật Lao động 2012 không có quy định yêu cầu thời gian báo trước tối thiểu dài hơn đối với bất kỳ trường hợp người lao động hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, cũng không có bất kỳ khái niệm và ngoại lệ nào đối với nhân viên trình độ cao.
Việc Bộ giao thông vận tải viện dẫn rằng Người lao động trong lĩnh vực hàng không là lĩnh vực đặc thù nên yêu cầu thời gian báo trước để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, vẫn theo luật sư Lê Thành Vinh thì vẫn không hợp lý bởi có rất nhiều vị trí, ngành nghề được xem là đặc thù: ví dụ như Hợp đồng lao động với Tổng Giám đốc, Hợp đồng lao động đối với thủy thủ…tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ Bộ luật Lao động 2012. 
"Nếu Bộ GTVT tự quy định ngoại lệ cho ngành mình thì tất cả các ngành khác cũng sẽ quy định ngoại lệ cho ngành đó, và như vậy, sẽ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung và Bộ luật Lao động nói riêng", luật sư Vinh khẳng định.

Được biết, ngoài quy định về thời gian báo trước khi nghỉ việc, thông tư số 41 còn quy định: Nhân viên trình độ cao khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động và các thỏa thuận liên quan. Ngoài ra, việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định trên nếu kết thúc vào tháng 6, 7 của năm thì hợp đồng lao động sẽ kéo dài đến hết tháng 7 của năm đó, trường hợp thời hạn kết thúc hợp đồng lao động vào tháng 1 hoặc tháng 2 của năm thì thời hạn hợp đồng sẽ kéo dài đến hết tháng 2 của năm đó. Người khai thác máy bay, tổ chức bảo dưỡng máy bay có trách nhiệm chấm dứt hợp đồng lao động khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đào tạo và các thỏa thuận có liên quan. Khi chấm dứt hợp đồng, nhân viên hàng không trình độ cao được hợp đồng với người khai thác máy bay và tổ chức bảo dưỡng máy bay của hãng mới.

Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 1-10-2015, được dùng làm căn cứ để các hãng hàng không ký hợp đồng với phi công cũng như các nhân viên hàng không trình độ cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lý thì nếu như thấy quy định trên bất lợi, người lao động có thể từ chối ký hợp đồng.

PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.