Truyền thuyết về kho báu khổng lồ của vua Voi (kỳ 2)

Truyền thuyết về kho báu khổng lồ của vua Voi (kỳ 2)
(PLVN) - Câu chuyện về "vua Voi" Y Thu K’nul - ông tổ của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng được người bản Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) truyền tụng với màu sắc sử thi huyền bí. Không chỉ là người khai sáng ra bản Đôn, ông Y Thu K’nul còn được coi là vị Vua của kho báu khổng lồ hiện vẫn đang chôn giấu bí mật đâu đó trong lòng đại ngàn Tây Nguyên...

Công cuộc mở rộng đất đai

Như đã nói ở kỳ trước, khi đã có đất, Y Thu tận dụng phát triển kinh tế, hiệu quả kinh tế nhất vẫn là săn bắt và thuần dưỡng voi để bán. Y Thu giàu lên nhanh chóng và nổi tiếng không những ở vùng Tây Nguyên mà tên của ông được nhắc đến ở cả Lào, Thái Lan và Campuchia. Khi đã giàu có, ông Y Thu tiếp tục dùng tiền mua đất của các tù trưởng khác trong vùng, mở rộng vùng cát cứ.

Điều đặc biệt là dù giàu, nhưng lúc sinh thời Y thu có tư tưởng rất tiến bộ và nhân văn, ông không hề làm giàu bằng cách bóc lột người khác, mọi người ở trong buôn Đôn đều công bằng sống với nhau. Tất cả những cuộc xung đột giữa các tù trưởng khắp giải đất Tây Nguyên mà Y Thu biết, ông đều đứng ra hòa giải.

Là một người yêu hòa bình, ông không chủ trương gây chiến tranh với các tộc trưởng lân cận để giành đất, mà chỉ bằng con đường thương lượng hay đổi bán. Đất đai của Y Thu càng lúc càng rộng. Y Thu cũng nhận thấy rằng, việc buôn bán nô lệ giữa các tộc người lúc bấy giờ là không đúng. Vậy nên, mỗi khi người nào vay nợ mà không trả nổi bị chủ nợ bắt, người phạm tội trộm cắp, vi phạm luật tục, tù nhân chiến tranh hay kể cả bị cho là “Ma lai” sau đó bị đưa đi bán thì ông cũng chuộc lại và đưa về làm ăn sinh sống.

Vùng đất Tây Nguyên huyền bí chứa đựng rất nhiều huyền thoại...
 Vùng đất Tây Nguyên huyền bí chứa đựng rất nhiều huyền thoại...

Các buôn làng Y Thu lập ra để họ làm ăn cũng vì thế mà ngày một nhiều, rải rác khắp Tây Nguyên. Có thế mạnh về săn bắt nhưng cây lương thực ở buôn Đôn lúc bấy giờ vẫn là một thế yếu. Y Thu nhận thấy điều đó nên khi người Lào đến giao thương, ông biết họ nắm rõ cách trồng lúa nên điều kiện rằng họ phải dạy người dân buôn Đôn cách canh tác rồi mới chịu buôn bán. Cũng chính vì thế mà ở Tây Nguyên, bản Đôn là nơi trồng được lúa nước đầu tiên.

Trước sự chỉ huy của chàng dũng sĩ Y Thu, Bản Đôn được xây dựng rất trù phú, đường sá, nhà cửa khang trang, dân chúng hiền hòa vui sống. Khi tất cả những vùng đất của tộc trưởng khác đánh thuế ong (người dân lấy mật ong trên cây phải chịu thuế của tộc trưởng - PV) thì Y Thu miễn tất cả các khoản thuế cho người dân bản địa và người nhập cư từ nơi khác đến.

Vì tất cả những lý do kể trên đã khiến buôn Đôn có sức hút đến nỗi rất nhiều người dân tộc thiểu số quanh vùng thậm chí cả người từ Campuchia, Lào, Thái Lan cũng chạy sang xin nhập buôn để sinh sống. Bằng chứng là hiện nay buôn Đôn có đến 15 dân tộc, trong đó có cả người gốc Lào, Thái, Campuchia. Điểm này là sự khác biệt và độc đáo nhất mà bất cứ buôn nào ở Tây Nguyên đều không có.

Vị vua Voi nhân nghĩa, hào hoa

Cũng chính vì giỏi giang lại sống nhân nghĩa nên Y Thu được nhiều cô gái trong vùng yêu mến và mong muốn lấy làm vợ. Mỗi người đến với Y Thu bằng một cơ duyên khác nhau, và cả năm mối tình của vị vua voi này cũng là một câu chuyện dài được con cháu truyền miệng cho đến tận ngày nay.

Ông Ama Ghi, từng nghe thế hệ cha ông đi trước kể lại những câu chuyện về cụ tổ. Năm nay Ama Ghi đã bước sang tuổi 73, giọng nói vẫn hào sảng ông đưa chúng tôi ngược lại không gian, thời gian, về nơi xuất phát những câu chuyện tình của Y Thu. Người vợ đầu của Y Thu là con gái một vị tù trưởng danh giá người M’nông nhưng sống trên đất Campuchia ở gần nơi Y Thu sinh sống khi còn trẻ. Đến độ 17, nhan sắc của nàng đã vang xa khắp các buôn làng.

Rất nhiều công tử danh gia vọng tộc sẵn sàng dâng hiến tất cả tài sản chỉ mong được nàng để mắt tới. Thế nhưng, trái tim nàng chỉ xao xuyến trước Y Thu, một người trí dũng song toàn. Y Thu cũng vậy, chàng trai chưa bao giờ khuất phục trước loài mãnh thú đã “đổ gục” trước sắc đẹp của cô con gái vị tù trưởng nọ. Y Thu trao cho người con gái mình yêu lễ vật để làm tin, cô gái về nói lại với cha mẹ.

Biết tiếng của Y Thu, cha mẹ nàng đã đồng ý cho chàng làm rể. Đám cưới linh đình được tổ chức suốt ba ngày ba đêm ở nhà gái. Dân bản ai đến tham dự cũng mang rượu, thịt, thuốc lá đến chung vui… Cưới nhau được 1 năm thì người vợ này mang bầu sau đó sinh hạ được một bé gái đầu lòng. Người M’nông theo chế độ mẫu hệ nên việc vợ sinh con gái đầu lòng khiến Y Thu vui mừng khôn xiết.

Thế nhưng hạnh phúc chẳng bao lâu, khi bé gái được 9 tuổi, biết ra suối lấy nước, biết đi nương cùng mẹ thì bỗng nhiên bị bạo bệnh qua đời. Vợ Y Thu đã khóc thương con gái đến độ ủ rũ như chiếc lá cây giữa mùa khô. Y Thu thì cố tỏ vẻ cứng rắn, nhưng ẩn sâu bên trong người đàn ông ấy là một nỗi buồn không tên.

Người vợ thứ 2 đến với Y Thu một cách tình cờ, lúc này Y Thu đã có tiếng tăm khắp vùng Tây Nguyên, ai buôn bán người qua địa phận của Y Thu ông đều mua hoặc chuộc để thả tự do cho họ. Lúc bấy giờ ở buôn bên cạnh có một cô gái tên H’Ông, mới độ 16 nhưng đã phải đi ở đợ cho nhà giàu có để trả nợ. Cô bé này bị chủ vu cho là mình ăn trộm đồ nên bắt mang đem đi bán. Y Thu thấy vậy bèn hỏi người chủ kia H’Ông đã ăn trộm những gì rồi trả cho ông ta đủ những thứ đó để chuộc. Y Thu trả tự do cho cô bé, nhưng cảm kích tấm lòng của Y Thu, cô ta đã xin ở lại làm tôi tớ.

Người vợ đầu của Y Thu thấy H’Ông là một cô bé xinh đẹp, hơn nữa mình lâu rồi không sinh được con cho chồng nên bà đã làm đám cưới cho chồng với cô bé H’Ông. Tiếng tăm của Y Thu vang danh khắp Tây Nguyên, người ta tôn sùng ông như một vị vương ở vùng đất này. Có lẽ vì vậy mà có rất nhiều người con gái muốn làm vợ ông mặc dù biết ông đã có gia đình. Trong những lần đi săn, những cuộc ngoại giao sang vùng đất mới, Y Thu đều quen biết và khiến các cô gái đẹp như những đóa Pơ Lang rừng phải lòng. Ai cũng mong muốn làm vợ và sinh con nối dõi cho Y Thu.

Chính vì thế, Y Thu lấy thêm hai người vợ xinh đẹp có tiếng khắp vùng là H’ Jhông và H’ Bloih nữa. Tuy nhiên cả hai người vợ mới lẫn hai người vợ cũ đều không sinh cho ông một người con nào. Đó cũng là điều khiến ông buồn phiền, suy nghĩ, sau này Y Thu nhận hai người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ về nuôi.

Với cách sống nhân nghĩa, tốt bụng Y Thu lấy được lòng người dân trong vùng, vì thế họ đã suy tôn lên làm “vua” của chốn núi rừng Tây Nguyên. Sau một lần săn được một con bạch tượng, thân trắng muốt, ngà đen óng, ông đã dâng tặng con voi quý này cho vua Xiêm (Thái Lan - PV).

Cảm mến tấm chân tình đó, vị vua Xiêm cũng tặng lại cho ông nhiều của cải có giá trị, trong đó có một thanh kiếm có lưỡi bằng bạc, chuôi bằng vàng, nạm ngọc. Không những thế, Y Thu còn được phong tặng danh hiệu “Vua săn voi”, người đời gọi tắt là “Vua voi”. Quá trình sinh sống, làm ăn, đại gia đình Y Thu có rất nhiều của cải, truyền rằng ông tìm được báu vật của đại ngàn. Kho báu của vị “Vua voi” này được hình thành bắt đầu từ đây.

(Còn nữa) 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.