Trẻ em di cư (Bài 3): Thảm cảnh của những đứa trẻ phải sống trong trại tị nạn

Trẻ em di cư (Bài 3): Thảm cảnh của những đứa trẻ phải sống trong trại tị nạn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vượt qua hàng nghìn km, chịu đựng cảnh đói khát và vô vàn những nguy hiểm trên con đường di cư, những đứa trẻ không hề biết rằng thứ chờ đợi chúng ở vùng đất hứa là cảnh sống trong những “chiếc lồng kim loại”. Một cuộc sống tạm bợ, thiếu thốn là thứ đang chờ đợi các em và gia đình ở trong những trại tị nạn.

Hiện tại, có hàng triệu trẻ em đang phải di cư tới các quốc gia khác nhau bởi nhiều lý do như xung đột sắc tộc, chiến tranh, đói nghèo, biến đổi khí hậu... Trên hành trình tìm miền đất hứa, nhiều trẻ em đã bị xâm hại những quyền cơ bản của con người. Việc bảo vệ quyền của trẻ em tị nạn và di cư vẫn là một thách thức liên tục và là một cam kết lâu dài từ nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng nhiều chính sách cứng rắn đối với người nhập cư trái phép. Theo đó, chính sách “không khoan nhượng” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẫn đến các cuộc chia ly của gần 2.000 trẻ em di cư khỏi gia đình tại khu vực biên giới Mỹ - Mexico.

Ám ảnh “những chiếc lồng kim loại”

Tổng thống Donald Trump đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn trong nội bộ nước Mỹ và thế giới khi chính sách “không khoan nhượng” cho phép truy tố tất cả những người trưởng thành bị bắt tại biên giới Mỹ - Mexico vì vượt biên bất hợp pháp, trong khi con cái của họ sẽ được chuyển tới Văn phòng Tái định cư tị nạn và Dịch vụ dân sinh.

Chính sách này đã trở thành tâm điểm chỉ trích dưới thời kỳ của Tổng thống Donald Trump. Dù sau đó, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh ngừng chia tách các gia đình, nhưng vẫn có hàng nghìn trẻ em chưa thể đoàn tụ với gia đình. Chính sách này khi được áp dụng đã khiến 2.300 trẻ em bị tách khỏi gia đình tại biên giới này. Những đứa trẻ này bị đưa đến sinh sống trong những “chiếc lồng kim loại” khổng lồ.

Một nhà kho cũ tại miền Nam Taxas khi đó đã dựng lên những chiếc “lồng kim loại” để trở thành nơi ở của hàng trăm trẻ nhập cư. Những đứa trẻ chờ đợi vật vạ bên trong, mỗi chiếc lồng chứa tới 20 em nhỏ. Những hình ảnh được ghi lại ở nơi ở của các đứa trẻ tị nạn là hàng loạt chai nước, vỏ bánh kẹo và những mảnh giấy bạc lớn được dùng để sưởi ấm nằm rải rác trên sàn.

Cơ sở tị nạn được chia thành các khu riêng biệt cho trẻ em không người thân, phụ huynh kèm con nhỏ và người lớn. Nhà vệ sinh lưu động được đặt ở khu vực tập thể. Cơ sở luôn sáng bởi đèn trần trong nhà kho hoạt động suốt ngày đêm.

Đặc vụ điều hành cơ sở khẳng định họ cung cấp đầy đủ thực phẩm, quần áo sạch và dịch vụ y tế cho những người bị giam giữ. Nhân viên tại Rio Grande cũng cố gắng tạo điều kiện cho nhiều gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi được ở cùng nhau.

Tuy nhiên, bà Michelle Brane thuộc Ủy ban Phụ nữ Tị nạn (Mỹ) khi đó đã cảm thấy vô cùng đau lòng khi tới thăm cơ sở này vào ngày 15/6/2018. Bà Brane chứng kiến cảnh tượng một nhóm vị thành niên phải học cách thay bỉm cho đứa bé khoảng 2 tuổi cùng bị giữ tại đây. Các đặc vụ không thể xác định được người thân của em.

Sau nhiều cố gắng, họ cuối cùng cũng tìm thấy dì của bé và giúp cả hai đoàn tụ. “Đứa trẻ sợ hãi tới mức không chịu nói chuyện mà chỉ nằm cuộn tròn như quả bóng” bà Brane kể lại.

Brane cho biết bà cũng nhìn thấy các đặc vụ quở trách một nhóm các em 5 tuổi vì đùa nghịch trong lồng. Một bé trai gần đó không tham gia mà ngồi im, tay giữ chặt bản sao thẻ căn cước của mẹ. Cơ sở không có đồ chơi hoặc sách thiếu nhi.

Giấy bạc lớn được sử dụng để giữ ấm trong cơ sở tị nạn bang Texas.

Giấy bạc lớn được sử dụng để giữ ấm trong cơ sở tị nạn bang Texas.

“Chính phủ đang cướp những đứa trẻ khỏi tay cha mẹ chúng theo nghĩa đen và bắt chúng sống trong điều kiện không phù hợp. Nếu cha mẹ đặt con mình trong lồng cùng những đứa trẻ 5 tuổi khác, họ chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý”, bà Brane nói.

Tiến sĩ Colleen Kraft - người đứng đầu Học viện Nhi khoa Mỹ chia sẻ về chuyến thăm tới một trại tị nạn khác cũng thuộc bang Texas. Tại đó, bà không thể rời mắt khỏi em bé khoảng 2 tuổi đang khóc lạc giọng. Các nhân viên dù cố gắng dỗ dành nhưng bé gái vẫn không thể ngừng khóc. Em bị tách khỏi mẹ mới chỉ đêm hôm trước. Theo luật, nhân viên không được chạm vào bất cứ trẻ em nào. Vì thế, họ chỉ có thể dùng đồ chơi và sách để xoa dịu chứ không thể ôm hoặc bế bé gái.

“Những đứa trẻ trong đó chắc chắn phải trải qua tổn thương tâm lý khi bị tách khỏi cha mẹ. Sàn nhà sạch hay ga trải giường phẳng phiu không có ý nghĩa nhiều với chúng”, AP dẫn lời Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeff Merkley trong chuyến thăm tới cơ sở tị nạn biên giới phía Nam của Mỹ hôm 17/6/2018.

Bên trong cơ sở tị nạn tại McAllen, Texas.

Bên trong cơ sở tị nạn tại McAllen, Texas.

Góc khuất trong các trại tị nạn

Thu mình trong một chiếc lều chật chội ở trại Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp, anh Jan Ali Razaie ước mình có thể đảo ngược thời gian. Vợ chồng anh và 2 con trai đã có một hành trình dài từ Afghanistan đến Hy Lạp với hy vọng sẽ có một tương lai tươi sáng ở phía trước. Tuy nhiên, khi đặt chân tới đây mọi hy vọng của họ về một tương lai tươi sáng đã chấm dứt.

“Chúng tôi đã có một hành trình rất vất vả vượt biển để đến đây. Nhưng hãy nhìn xem, giờ thì vợ tôi, các con trai tôi, tôi, tất cả chúng tôi đều bị chấy rận cắn. Một cái lều chỉ vừa vặn cho 4 người. Nếu tôi biết trước tình cảnh sẽ như thế này, chúng tôi sẽ không đến đây. Sống như thế này thì thà chết còn tốt hơn”, anh Jan Ali Razaie.

Điều kiện vệ sinh tệ hại, thiếu nước, thiếu thực phẩm. Những cuộc tranh cãi, đánh nhau thường xuyên xảy ra giữa những người di cư với nhau khi chờ đợi thực phẩm bánh mì.

Tình cảnh của những người di cư khác trên đảo cũng không khá hơn. Theo bà Khadijeh người di cư từ Iran: “Con cái chúng tôi sống trong điều kiện tồi tệ. Lều thì bị thủng khiến nước mưa và không khí lạnh có thể lọt vào trong".

Trại Moria luôn trong tình trạng quá tải, trong hơn 10.000 sinh sống thì có tới khoảng 5.000 trẻ em. Các em thường bị sốt, bị chấy rận cắn và các bệnh về da. Đặc biệt, ngày càng có nhiều em có ý định tự tử.

Một đứa bé chân trần lội bùn đất lấm lem, chỉ mặc độc một chiếc áo rộng thùng thình tại trại tị nạn Lebanon.

Một đứa bé chân trần lội bùn đất lấm lem, chỉ mặc độc một chiếc áo rộng thùng thình tại trại tị nạn Lebanon.

Vào năm 2015, các bức ảnh được chụp trong thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 7/2014 ở các trại tị nạn tại Lebanon, từ chính những người sống ở đây đã lột tả rõ nét cuộc sống tồi tệ nơi đây. Nhân vật trong những bức ở là các em bé trong độ tuổi từ 7-12. Các em phải sống trong những khu trại tạm bợ, thiếu thốn.

Những đứa trẻ cùng gia đình sống trong các túp lều rách nát. Từ khuôn mặt tới chân tay chúng lúc nào cũng lấm lem bùn đất. Nhiều đứa trẻ chỉ có độc một chiếc áo khoác trên người, đôi chân đứng trên nền đất lạnh ngập bùn không có dép hay giày. Điện, nước, củi, đồ ăn... tất cả đều thiếu thốn ở đây, Trong cái lạnh của mùa đông, những đứa trẻ chen chúc nhau đưa đôi bàn tay nhỏ hơ trên một đống củi nhỏ. Nhiều em nhỏ còn phải phụ giúp cha mẹ đi tìm kiếm các đồ nhựa để bán lấy tiền.

Trên thực tế, khi chạy trốn cuộc sống tồi tệ tại quê nhà để đi tìm một vùng đất mới thì những đứa trẻ cùng gia đình của chúng lại rơi vào một cuộc sống “địa ngục” hơn.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.