Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Lần đầu tiên kể từ năm 1994, nước Mỹ mới lại đăng cai tổ chức sự kiện lớn này. Khi ấy, Mỹ chủ trương sử dụng khuôn khổ diễn đàn này để thúc đẩy dân chủở khắp châu Mỹ. Khi ấy, châu lục về cơ bản vẫn ở trong phạm vi chi phối và dẫn dắt của Mỹ. Vùng Trung và Nam Mỹ vẫn là nơi mà Mỹ coi là sân sau.

Bây giờ, châu lục đã chuyển biến rất cơ bản và sâu sắc và không còn là sân sau của Mỹ nữa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Không chỉ có những nước lớn như Canada hay Mexico mà ngay đến cả những nước nhỏ trên châu lục cũng đã trở nên tự tin và bản lĩnh hơn trong xử lý quan hệvới Mỹ. Trong khi Mỹxao nhãng việc thúc đẩy quan hệ với các nước trên châu lục suốt thời gian dài thì Trung Quốc đã dần gây dựng được ảnh hưởng và vị thếở nhiều quốc gia trên châu lục. Cách chinh phục của Trung Quốc ở đây giống như cách thức đã thực hiện ở châu Phi là đầu tư lớn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng và gần như không áp đặt điều kiện chính trị tiên quyết nào. Cánh tả hiện tại đang có cơ hội mới để trở lại cầm quyền ở một số nước trên châu lục.

Chính sách của Mỹ thù địch Cuba và Venezuela đã làm cho nội bộ châu lục bị phân hoá sâu sắc. Việc ông Biden không mời Cuba, Venezuela và Nicaragua tham dự hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ năm nay đã bị nhiều nước phản ứng bằng cách không tham dự hội nghị hoặc không tham dựở cấp cao nhất, trong sốấy có Mexico là nước láng giềng của Mỹ và có ảnh hưởng lớn trên châu lục.

Các nước này công khai phê phán ông Biden sử dụng cuộc gặp cấp cao của các nước châu Mỹ vào mục đích chính trị. Họ cho rằng ông Biden đăng cai tổ chức sự kiện này không thể lựa chọn mời tham dự theo tiêu chí đánh giá của Mỹ về dân chủ mà lẽ ra phải đảm bảo cho tất cả các quốc gia trên châu lục cùng tham dự bình đẳng. Bối cảnh và diễn biến tình hình như thế trên châu lục khiến cho ông Biden không thể dễ dàng đạt được những mục tiêu theo đuổi với sự kiện lớn này.

Ông Biden muốn thu phục lại châu lục và khôi phục sân sau cho nước Mỹ. Để đạt được điều này, ông Biden vừa phải tranh thủ các nước trên châu lục về chính trị, lôi kéo họ vào các hình thức và chương trình hợp tác kinh tế và thương mại do Mỹ khởi xướng và đẩy lùi ảnh hưởng, vai trò của Trung Quốc. Tại hội nghị này, ông Biden đương nhiên không thể đề cao dân chủ bởi chỉ như thế mới biện minh được trước các nước trên châu lục về việc không mời Cuba, Venezuela và Nicaragoa tham dự.

Ông Biden ký kết được với lãnh đạo của 20 trong tổng số 35 quốc gia trên châu lục một hiệp ước về hợp tác để giải quyết vấn đề di cư và tỵ nạn. Việc này có tác động rất tích cực cho ông Biden về đối nội ở Mỹ bởi tỵ nạn và di cư là vấn đề rất nhạy cảm và nan giải đối với nước Mỹ.

Nhưng hạn chế lớn ở đây là chỉ có hơn một nửa số các nước trên châu lục ký kết hiệp ước nói trên với ông Biden và nhiều nước đóng vai trò rất quyết định đối với giải pháp cho vấn đề tỵ nạn và di cư trên châu lục không tham dự hội nghị hoặc không tham gia ký kết hiệp ước.

Để đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc và gắn kết các nước trên châu lục với nước Mỹ, ông Biden đưa ra sáng kiến “Quan hệ đối tác của châu Mỹ vì thịnh vượng kinh tế”. Cũng chủ trương đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như Trung Quốc, cũng lại đầu tư trực tiếp và hỗ trợ tài chính của Mỹ cho các nước trên châu lục. Tuy nhiên, sáng kiến này ở Mỹ chưa được hoàn chỉnh và chưa cụ thể nên sức thuyết phục hiện vẫn còn rất hạn chế và tính khả thi chưa được đảm bảo thật sự.

Sau khi coi trọng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và buộc phải quan tâm tới châu Âu bởi chiến sựở Ukraine, ông Biden bắt đầu cho thấy quan tâm nhiều hơn đến khu vực châu Mỹ. Đối với lợi ích chiến lược lâu dài của Mỹở châu lục thì việc thu phục lại châu lục không bao giờ quá muộn cả, nhưng càng sớm và nhanh chóng thì càng có lợi và càng bớt khó cho Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.

Mười năm kiện cũ

Trụ sở tòa Hình sự Quốc tế (ICJ) nơi Đức đệ đơn kiện Italy đòi bồi thường.
(PLVN) - Cuộc xung khắc pháp lý giữa nước Đức và Italy kéo dài 10 năm nay vừa có kết cục mới. Chính phủ Đức đã rút về đề đạt khởi kiện nhà nước Italy tại Tòa án quốc tế của Liên Hợp quốc.