Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
Chân dung Picasso.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.

Ngày nay, Pablo Picasso được xem như một tượng đài văn hóa, là niềm tự hào của nước Pháp. Bất kỳ một thành phố nào trên đất Pháp cũng đều có một con đường hay trường học mang tên danh họa Tây Ban Nha. Thế nhưng, khi Picasso còn sống, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.

“Nơi duy nhất trên thế gian xứng đáng để sống”

Pablo Picasso sinh năm 1881 tại thành phố Malaga, miền nam Tây Ban Nha. Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Vì thế nên vào năm 7 tuổi, ông đã chính thức được cha đào tạo hội họa.

Với mong muốn được thể hiện mình, ban đầu, Picasso vào Học viện Mỹ thuật tại Madrid. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 1 năm sau đó, năm 1900, ở tuổi 19, ông đã quyết định để gia đình và cả sự nghiệp rộng thênh thang lại Tây Ban Nha để tìm đến thành phố Paris của nước Pháp, trung tâm nghệ thuật của châu Âu thời kỳ đó.

Bức tranh nổi tiếng Women of Algiers của Picassso.

Bức tranh nổi tiếng Women of Algiers của Picassso.

Tại Thủ đô của nước Pháp, Picasso sống cùng Max Jacob, một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp ông học tiếng Pháp. Giai đoạn khó khăn này, ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo và đôi khi tuyệt vọng. Lang thang từ phòng trọ tồi tàn này đến khách sạn bẩn thỉu khác, phần lớn tác phẩm của Picasso thời kỳ này được dùng để đốt lửa sưởi ấm cho căn phòng nhỏ của hai người. Đó cũng là thời gian những nét cọ của Picasso “nặng trĩu nỗi buồn u ám”. Ông đưa vào hội họa hình ảnh những người ăn mày, những cô gái điếm... những góc khuất của kinh đô ánh sáng Paris.

Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Picasso thường xuyên qua lại giữa hai thành phố Barcelona của Tây Ban Nha và Paris của Pháp. Đến năm 1904, ông quyết định chính thức chọn nước Pháp làm nơi lập nghiệp, dù không một đồng xu dính túi, không biết tiếng và hoàn toàn không hiểu biết gì về xã hội Pháp, bởi, với ông, đó là “nơi duy nhất trên thế gian xứng đáng để sống”.

Đó là thời điểm mà đối lập với vẻ ngoài hào hoa với nhiều người, Paris lại là chốn nương thân của những nghệ sĩ của thế giới bị truy bức. Pablo Ruiz Picasso cũng là một ngoại lệ. Tranh của ông khi đó bị giới hàn lâm Pháp khinh rẻ bởi ngôn ngữ hội họa của Picasso quá “xa lạ” với quan niệm về mỹ thuật của Pháp.

Bị liệt vào phần tử “nguy hiểm”

Năm 1940, khi Chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn căng thẳng. Là một họa sĩ dấn thân, Picasso ý thức được rằng, nếu bị trục xuất, chỉ riêng tác phẩm phản chiến Guernica mà ông sáng tác năm 1937 cũng đủ để ông lãnh án tử hình. Do vậy, ông cần phải được nhập quốc tịch Pháp để được bảo đảm sẽ không bị trục xuất về Tây Ban Nha.

Do vậy, ông đã nộp đơn xin gia nhập quốc tịch Pháp. Đến lúc này, Pablo Picasso mới phát hiện ông đã bị cảnh sát quản lý người nhập cư tại Pháp liên tục theo dõi suốt 4 thập niên. Họ đã vin vào những tác phẩm của ông để quy kết rằng Picasso là một kẻ “nổi loạn”, là phần tử “nguy hiểm”.

Nhà sử học Annie Cohen Salal trong một cuốn sách được viết dựa trên những tư liệu của cảnh sát cho biết, lúc bấy giờ, Picasso phải đương đầu với hai “định chế” đồ sộ, đó là Viện Hàn lâm mỹ thuật- Académie des Beaux Arts và cảnh sát quản lý người nước ngoài.

Hồ sơ của Picasso trong tài liệu lưu trữ của cảnh sát Pháp.Hồ sơ của Picasso trong tài liệu lưu trữ của cảnh sát Pháp.

Trong mắt cảnh sát Pháp lúc bấy giờ, ông bị gán cho “mác” là “đối tượng người nước ngoài”. Đã là người nước ngoài, ông còn sống cùng cộng đồng người đến từ vùng Cataluny của Tây Ban Nha ở khu bình dân Montmartre vốn được cho là có một số phần tử “vô chính phủ” nên cơ quan di trú Pháp xếp Picasso vào danh sách những “phần tử vô chính phủ” dù không có bằng chứng.

“Đối tượng về khuya, nhận báo tiếng nước ngoài, một thứ tiếng mà chúng ta không đọc được. Hắn nói gì, mọi người gần như không hiểu. Tranh hắn vẽ những người đàn bà ăn xin, gái điếm... Hắn ở trọ nhà một đồng hương tên là Manach, một phần tử vô chính phủ. Picasso chia sẻ ý tưởng của Manach. Do vậy, hoàn toàn có lý do chính đáng nghi ngờ Picasso cũng thuộc thành phần vô chính phủ””, hồ sơ được lưu trữ tại Phòng quản lý người nước ngoài, trụ sở cảnh sát ở Quận 4, Paris, Pháp cho hay.

“Tì vết” thứ ba đè nặng lên họa sĩ này do Viện Hàn lâm mỹ thuật Pháp xem Picasso là một nghệ sĩ theo chủ nghĩa tiền phong, tức là có tinh thần nổi loạn. Với ba “bản án” đó nên Pablo Picasso bị coi là một đối tượng nguy hiểm và bị theo dõi chặt chẽ. Vì những lẽ đó nên đơn xin nhập quốc tịch của ông đã bị từ chối.

“Cứ 2 năm một lần, ông phải ra trình diện cảnh sát để gia hạn thẻ cư trú và mỗi lần dọn nhà, đổi địa chỉ phải khai báo ngay lập tức. Nếu quên, Picasso được cảnh sát “mời lên nói chuyện” ngay lập tức và chỉ khi đó, ông mới được cấp giấy phép để đi lại.

Tấm lòng chung thủy

Pháp từ chối quy chế công dân với Pablo Picasso vào thời điểm tên tuổi của ông đã nổi lên như cồn. Ngoại trừ trên đất Pháp, các nhà phê bình nghệ thuật từ những thập niên 20 đã nhìn thấy ở Picasso tầm vóc của một cây iđại thụ của thế giới. Trong khi đó, ở nước Pháp, đến tận năm 1949 mới chỉ có 2 tác phẩm với chữ ký Pablo Picasso được trưng bày cho công chúng.

“Bước sang Chiến tranh thế giới II, Picasso vẽ rất nhiều bức tranh siêu thực và nhiều tác phẩm trong số đó đã đến được New York, Mỹ qua trung gian là Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Moma. Lúc bấy giờ, Pablo Picasso đã rất nổi tiếng trên thế giới. Trong suốt giai đoạn từ những năm 1900 cho đến 1940, ông được xem là một họa sĩ lớn của thế giới của thế kỷ XX, là một cây đại thụ của phong trào tiền phong tại châu Âu.

Những tác phẩm lập thể của ông được bán ở khắp nơi, nhất là ở khu vực Đông Âu, từ Áo cho đến Hungary hay Nga. Thế nhưng, điều kỳ lạ là tình hình tại Pháp lại hoàn toàn khác biệt. Ở đây, mọi cặp mắt vẫn đều hướng về trường phái mỹ thuật của Pháp có từ thời Vua Louis XIV”, nhà sử học Annie Cohen Salal viết.

Mãi đến năm 1947, khi Pablo Picasso đã hiến cả trăm tác phẩm cho các viện bảo tàng quốc gia Pháp, mọi người mới có một cái nhìn khác về Picasso. Jean Salles - Giám đốc phụ trách toàn bộ các viện bảo tàng quốc gia ở Pháp đã có câu nói để đời: “Hôm nay là ngày khép lại cuộc ly hôn giữa Nhà nước Pháp và một thiên tài”.

Thế nhưng, Pablo Picasso vẫn luôn dành tình yêu cho nước Pháp. Nhà sử học Annie Cohen Salal nhấn mạnh: “Có cái gì đó rất đặc biệt giữa người nghệ sĩ này và tình yêu ông dành cho nước Pháp. Đây là nơi ông chọn để lập nghiệp, là tổ ấm. Pháp là mái nhà của gia đình Picasso và ông đã sống tại đây suốt cuộc đời còn lạị. Nhưng Pablo Picasso đã quay lưng lại với Paris và ông muốn công luận hiểu được điều đó”. Năm 1955, Picasso quyết định tới định cư tại miền Nam nước Pháp và không bao giờ trở về Paris nữa.

Đó cũng là lúc ông đã thay đổi cách nhìn về cái gọi là quốc tịch. Pablo Picasso đã từ chối vinh hạnh được chính phủ Pháp trao tặng huân chương Bắc Đẩu bội tinh. Ông cũng đã khước từ nhã ý của Nhà nước Pháp mời ông trở thành công dân Pháp, hài lòng với việc được hưởng quy chế của một công dân ưu đãi - citoyen privilégié mà một vài thị trấn ở miền nam xa xôi của nước này dành tặng cho ông. Pablo Picasso qua đời tại Mougins năm 1973 ở tuổi 90.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Mười năm kiện cũ

Trụ sở tòa Hình sự Quốc tế (ICJ) nơi Đức đệ đơn kiện Italy đòi bồi thường.
(PLVN) - Cuộc xung khắc pháp lý giữa nước Đức và Italy kéo dài 10 năm nay vừa có kết cục mới. Chính phủ Đức đã rút về đề đạt khởi kiện nhà nước Italy tại Tòa án quốc tế của Liên Hợp quốc.