Tranh cãi về lai lịch thật sự của Christopher Columbus

Phác họa chân dung Christopher Columbus
Phác họa chân dung Christopher Columbus
(PLVN) - Columbus (1459-1506) là người đã phát hiện ra châu Mỹ nhưng do nhầm lẫn, ông đinh ninh rằng mình đã đến Ấn Độ, vì vậy châu Mỹ ngày nay không mang tên người thám hiểm đầu tiên mà được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Ý là Amerigo Vespucci. Còn Colombus dù đã có cống hiến vĩ đại cho ngành hàng hải thế giới, nhưng cuối đời lại phải sống những ngày khổ cực, thân thế của ông đến giờ vẫn còn là điều gây tranh cãi...

Chuyến đi của lịch sử

Trên quảng trường bến cảng ở bờ biển Barcelona, thành phố nổi tiếng Tây Ban Nha có một bia kỷ niệm hình trụ cao khoảng 60-65 mét, xung quanh bệ bia khắc hình 8 con sư tử với dáng vẻ khác nhau. Trên cột trụ có khắc 5 nữ thần bay lượn. Trên đỉnh cột là một pho tượng người lớn, hai mắt nhìn ra phía xa, tay chỉ bờ bên kia Đại Tây Dương.

Trên bến tàu cách bia kỷ niệm không xa là con tàu phục chế Santa Maria. Đây là chiếc thuyền buôn màu đen thời Trung Cổ, tuy không lón nhưng tinh xảo, chắc chắn. Đó chính là chiếc thuyền buồm của nhà hàng hải vĩ đại nhất thế giới - Christopher Columbus. Ông là người đầu tiên vượt qua Đại Tây Dương.

Được sự tài trợ của triều đình Tây Ban Nha, ngày 3/8/1492, Columbus ra đi vói 3 chiếc tàu nhỏ là Santa Maria, Nina và Pinta, với khoảng 90 sĩ quan và thuỷ thủ. Đoàn tàu xuất phát từ cảng Palos. Dù số lượng thuỷ thủ ít ỏi cũng như quãng đường di chuyển rộng lớn phải vượt qua, cũng không hề làm nhụt nhuệ khí và quyết tâm của vị Đô đốc gan dạ này.

Ba chiếc thuyền lướt trên sóng 2 tháng trong điều kiện trời đầy gió to, sóng lớn. Sau nhiều tuần lễ vượt biển, ông đã khám phá ra một hòn đảo thịnh vượng mà những người bản xứ gọi là Guanahani. Vừa lên đến bờ, ông đã tuyên bố hòn đảo này thuộc quyên sở hữu của triều đình Tây Ban Nha. Sau đó, Christopher Columbus  đặt tên cho đảo là San Xanvador (tiếng Tây Ban Nha nghĩa là Thánh Cứu Thế).

Để tìm vàng và phát hiện ra đất đai nhiều hơn, Columbus tiếp tục đi về hướng Nam. Ông lại khám phá ra một hòn đảo khác lớn hơn, đó là đảo Cuba. Càng đi xuôi về phía Nam, ông và đoàn thám hiểm càng thấy nhiều vùng đất mới. Về sau, đoàn lại tìm thấy một hòn đảo nữa là Haiti. Christopher Columbus tin chắc rằng những hòn đảo ấy thuộc Ấn Độ và trở lại Tây Ban Nha để báo tin mừng.

Nhưng ít lâu sau, các nhà thám hiểm khác của châu Âu phát hiện ra rằng nhưng hòn đảo đó không phải thuộc Ấn Độ, đó là một lục địa mênh mông chưa có ai biết đến.

Những khám phá mới

Rời khỏi quần đảo Canary, đoàn tàu giương buồm hướng về phía Tây, cho đến sáng ngày 12/10/1492, hoa tiêu thông báo phát hiện ra đất liền. Đó là một đảo trong quần đảo Bahama nhưng Columbus vẫn đinh ninh rằng đó là phần đất của Ấn Độ và cho rằng đoàn đã rất gần Nhật Bản.

Chiếc Santa Maria bị đắm ngoài khơi của hòn đảo được Columbus đặt tên là Hispaliola. Nhằm khẳng định chủ quyền, Columbus quyết định cắt 40 người ở lại đảo để thành lập một thuộc địa, rồi quay về Tây Ban Nha với 2 chiếc tàu khác. Ông được tiếp đón như một vị anh hùng và được phong tước Đô đốc của Đại dương, cai quản các vùng đất ở Ấn Độ.

Tàu Santa Maria, Nina và Pinta
Tàu Santa Maria, Nina và Pinta  

Năm 1493, ông lại ra đi với một đoàn tàu gồm 17 chiếc và 1.200 người. Khi trở lại đảo Hispaniola, ông thấy tất cả 40 người đều đã bị giết chết bởi thổ dân. Ông lập thuộc địa khác và thăm Jamaica.

Người ta phàn nàn về vai trò quản lý của ông quá hà khắc, nhưng ông vẫn được phép đi chuyến thứ ba vào năm 1498. Lần này, Columbus đến được đảo Trinidad, có nghĩa là hòn đảo tam vị nhất thể gồm Cha, Con và Thánh thần.

Columbus đi vòng qua hòn đảo này để tới vịnh Paria và thực chất ông đã đặt chân lên phần đất chính của Nam Mỹ, nhưng lại cho rằng đó là một hòn đảo nhỏ. Sau khi người Tây Ban Nha đổ bộ lên bán đảo Paria, họ nhìn thấy những người phụ nữ ở đây đều đeo những xâu chuỗi trân châu nên cảm thấy hết sức lấy làm lạ, cho rằng họ đích thực đã ở tại vùng phương Đông giàu có.

Nhưng riêng Columbus nhận thấy ở đây có một số lượng lớn nước ngọt đang từ cửa sông chảy vào biển cả, nên ông đã có một suy nghĩ rằng mình đang đứng tại một trong bốn cửa sông trên vườn Eden, tức chỗ cao nhất của quả địa cầu. Ông nhận định địa cầu có hình quả lê chứ không phải hình tròn. Kỳ thực đó là nước từ con sông Orinoco đang chảy ra biển.

Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Hoàng thân Tây Ban Nha cho rằng ông là người chỉ làm tròn được nhiệm vụ của một viên Tổng đốc. Ông không phải người có tài cai trị và lại xuất hiện nhiều lời phàn nàn kiện cáo về ông. Một Thống đốc mới - ông Francisco De Bobadilla được cử đến để thay thế Columbus.

Tháng 9/1500, do Columbus và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha. Quốc vương và Nữ hoàng nghe được tin này hết sức kinh ngạc, xuống lệnh thả ngay Columbus và cấp cho ông 2.000 đồng tiền bằng bạc, đồng thời còn triệu kiến cả 3 anh em họ. Khi Columbus nhìn thấy nhà vua hết sức xúc động, khóc không thành tiếng do quá cảm kích.

Chuyến đi cuối cùng

Tháng 10/1501, Columbus chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh. Người con trai trưởng 21 tuổi của ông được để ở lại hoàng cung làm con tin, người con trai thứ (lúc đó khoảng 13 tuổi) được phép đi theo ông. Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.

Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinque. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ. Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domigo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.

Columbus đặt chân lên châu Mỹ, đánh dấu sự khám phá vĩ đại
Columbus đặt chân lên châu Mỹ, đánh dấu sự khám phá vĩ đại 

Ngày 13/8, ông phát hiện ra biển Honduras. Ngày hôm sau, lần đầu tiên ông đổ bộ lên đại lục châu Mỹ và cũng là lần đầu tiên ông thưởng thức những trái chuối già. Sau đó, Columbus đi theo bờ biển Honduras, đến ngày 11/9, ông tới mũi Gracias a Dios. Cho dù bọn thuộc hạ lại nổi loạn nhưng Columbus vẫn tiếp tục đi sâu vào vùng đất Trung Mỹ để tiếp tục chuyến thám hiểm.

Kế đó, ông lại phát hiện ra Nicaragua. Nơi đây là quê hương của loại nước uống socola. Sau đó, ông phát hiện ra Costa Rica. Ngày 13/5/1503, Columbus cho rằng mình đã đi tới vùng đất Mango (thực ra đó là Panama). Ông cho rằng. nơi đây kề cận với Cathay (Trung Quốc). Từ đây, ông lại bắt đầu đi trở về Tây Ban Nha.

Sau khi Columbus rời khỏi Panama thì tiếp tục đi tới Darien thuộc Colombia ngày nay. Trải qua nhiêu trận bão cũng như nhiều cuộc nổi loạn của thủy thủ đoàn, Columbus đã cho thuyền đi tới Tây Ban Nha vào ngày 28/6/1504. Ngày 12/9, ông bắt đầu trở về Tây Ban Nha. Trong chuyến vượt Đại Tây Dương cuối cùng, ông gặp lại gió bão. Mãi đến ngày 7/11, Columbus mới đổ bộ lên được Sanlucar. Chuyến thám hiểm bằng đường biển lâu dài cũng như cuộc đời thực dân của ông đánh dấu kết thúc sau chuyến đi này.

Ngày 20/11/1504, người ủng hộ đắc lực nhất của Colombus trong sự nghiệp của ông tại Ấn Độ là Nữ hoàng Isabella qua đời. Columbus đã từng hy vọng Nữ hoàng trong di chúc sẽ nói rõ ông là người sở hữu quần đảo Tây Ấn Độ (West lndies), nhưng hy vọng này đã tan biến.

Ngày 20/5/1506, Columbus đã qua đời một cách thê lương trong sự nghèo khó. Không tài sản, không quyền lực, không có vinh dự. Năm 1513, di thể của ông được dời đến chôn tại tu viện Carthisian Monastery thuộc vùng Santa Maria de las Cuevas ở Seville. Đến năm 1542, di cốt của ông lại được cải táng sang Đại giáo đường Santo Domingo trên quần đảo Tây Ấn Độ.

Cho dù Columbus đã qua đời gần 600 năm nhưng việc khai sáng “Sự nghiệp Ấn Độ” của ông vẫn còn ảnh hướng rất sâu rộng. Đó là những ghi chép của ông về những vùng đất, vùng biển mà ông đã đi qua. Chính từ những khám phá thú vị của Columbus, các nhà hàng hải sau này đã căn cứ vào những cuộc hải trình mà Columbus đã đi trước đó, chọn thời điểm, chọn thời gian để tránh những cơn bão giữa đại dương. Ngoài ra, mỗi khi đặt chân lên vùng đất nào đó, Columbus không bao giờ quên ghi chép về đặc điểm vùng đất đó, nhất là những thổ dân địa phương. Từ những ghi chép này, người ta dễ dàng trao đổi những nhu yếu phẩm với dân bản địa để đổi lấy thứ cần thiết, trong đó có vàng và kim cương.

Columbus là người nước nào?

Tuy Columbus không phải người Tây Ban Nha, nhưng được tài trợ bởi vua Tây Ban Nha Ferdinand II và Nữ hòang Isabella. Ông đã mạo hiểm ra đi, lĩnh sứ mạng tiên phong và đã viết nên trang sử đầy vinh quang trong lịch sử hàng hải Tây Ban Nha và thế giới. Columbus là niềm tự hào cúa nhân dân Tây Ban Nha.

Tượng đài Columbus tại Barcelona (Tây Ban Nha)

Tượng đài Columbus tại Barcelona (Tây Ban Nha)

Nhà hàng hải vĩ đại này là người nước nào? Xuất thân từ đâu? Đến nay vấn đề này vẫn còn gây ra những cuộc tranh luận không có hồi kết. Theo các sách sử ghi chép, Christophes Columbus là người Genoa (Italia). Ông của Columbus là Jovanni Columbus sống ở thị trấn Humte cách Genoa 8 km về phía Đông. Ông là thợ thủ công kinh doanh sản xuất hàng dệt len. Cha của Columbus là Donico Columbus mở một xưởng sản xuất nhung, dạ và kinh doanh một của hàng nhỏ. Ông ta là hội viên hội dệt vải có uy tín trong hiệp hội.

Năm 1445, ông ta cưới một nữ công nhân dệt Susanna Fontanarossa. Sau 6 năm chung sống, Christopher mới ra đời. Thời niên thiếu, Christopher từng học ở trường dạy tiếng Latin. Christopher đã đi biển từ khi còn rất nhỏ. Không những vậy, ông còn làm cướp biển. Năm 1476, Christopher di cư sang Bồ Đào Nha, tham gia trận hải chiến giữa Bồ Đào Nha - Genoa. Sau đó, ông đề nghị vua Bồ Đào Nha tìm một con đường hàng hải chạy về phía Tây thẳng đến phương Đông.

Năm 1485, Columbus di cư sang Tây Ban Nha. Được sự giúp đỡ tài trợ của hoàng gia nước này, ông đi sang phương Đông với mục đích tìm vàng. Kết quả của chuyến đi, ông đã tìm ra châu Mỹ.

Sau khi ông qua đời, để kỷ niệm nhà hàng hải vĩ đại Columbus, chính quyền đất nước Italia đã lấy căn nhà cũ ông sống thời thơ ấu làm nhà lưu niệm. Hàng năm, có hàng chục ngàn khách du lịch ghé thăm địa điểm này và được giới thiệu về một con người nổi tiếng được sinh ra từ mảnh đất Genoa.

Có người lại cho rằng Columbus không phải là người Italia. Trong mục “Columbus” thuộc “Bách khoa toàn thư Great Britain” có viết: “Bản thân Columbus chưa bao giờ tuyên bố mình là người Genoa-Italia. Ông chưa từng viết thư từ, giấy tờ bằng tiếng Italia. Thư và nhật ký của ông đều viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Ông từng thích dùng tiếng Tây Ban Nha viết tên của mình và hy vọng người khác cũng làm như thế. Điều này chứng tỏ, ông là người Do Thái, có thể sống ở Genoa.

Một mục có liên quan trong “Bách khoa toàn thư Mỹ” thì giải thích: “Columbus sở dĩ không dùng tiếng Italia, do tiếng mẹ đẻ của ông là tiếng địa phương Liguria-Italia và thứ tiếng này không có chữ viết”.

Nhà sử học Venezuela là A.Maria lại đưa ra một quan điểm hết sức mới mẻ: “Christopher Columbus ghi chép trong sách sử chưa từng đi châu Mỹ. Ông chỉ là một nhà hàng hải buôn bán đường biển ở Địa Trung Hải. Người thực sự sang châu Mỹ là người khác có tên là Christowal Columbus. Christowal là người Tây Ban Nha chính cống. Do hai tên này viết và phiên âm gần giống nhau, dần đến lâu nay mọi người coi Christowal Columbus là Christopher Columbus”.

Một học giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về Columbus tại Tây Ban Nha, giáo sư A.Ensinate thì cho rằng, Columbus không phải sinh năm 1451 mà là năm 1446. Tuy ông sinh ra ở Genoa (Italia), song sau đó gia đình chuyển đến sinh sống ở đảo Iberico (Tây Ban Nha). Vì vậy, ông là người Tây Ban Nha, không biết tiếng Italia và cùng chưa từng về đất nước này. Giáo sư Ensinate đã bỏ ra 10 năm nghiên cứu về Columbus, ông cũng đã thu thập rất nhiều tư liệu chứng minh về luận điểm này của mình.

Gần đây, một nhà văn chuyên viết sử hàng hải Na Uy đưa ra nhận định mới: Columbus có thể là người Na Uy, sinh ra trong một gia đình quý tộc. Tuy nhiên, nhận định này có nhiều điểm nghi vấn và không có cơ sở, nhất là không chứng minh được chuyến hải trình nào mà Columbus đã tham gia và khởi xướng.

Có người Mỹ lại cho rằng, Columbus là người Ấn Độ, do bị “gió bão cuốn đi”, ông không biết đường trở về. Cách nói này hoàn toàn không có cơ sở và mang tính phóng đại nên đã bị bác bỏ ngay lập tức.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định Columbus mang quốc tịch nước nào. Nhiều giả thuyết đưa ra nhưng một trong những giả thuyết nhận được nhiều sự tán đồng, đó là Columbus vì mong muốn nhận được sự giúp đỡ tài trợ của những kẻ nhiều tiền lắm của, đã cố tình che giấu xuất thân thật sự của mình để thỏa mãn đam mê được khám phá, được đi đây đó khắp nơi. Sự hậu thuẫn từ triều đình Tây Ba Nha không hẳn không mang lại những lợi ích sau này. Từ sau chuyến thám hiểm của Columbus, châu Mỹ được tìm thấy đã kéo theo làn sóng di cư ồ ạt sang miền đất mới của cư dân châu Âu.

Sự xác lập một châu lục mới với sự sống đã có sẵn bởi các thổ dân địa phương đã nhanh chóng bị đô hộ hoặc biến thành thuộc địa của triều đình và thực dân Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha sau này. Chỉ đến khi thực dân Anh nổi lên như một vai trò mới của lịch sử cận đại, một phần Bắc Mỹ và Trung Mỹ đã bị thực dân Anh đoạt mất từ Tây Ban Nha. Di sản mà hàng trăm năm đô hộ vùng đất Trung và Nam Mỹ, đó là đa số các quốc gia này nói hai thứ tiếng, một là Tây Ban Nha, hai là Bồ Đào Nha. Di sản ấy, chính là một phần công lao từ những chuyến thám hiểm của Columbus.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.