Tiếng gió trong vườn khuya

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khanh thường có thói quen ngủ muộn. Ngày nào cũng thế, khi trả hết trẻ vào buổi chiều, cô lại bắt đầu kèm thêm một vài ca buổi tối môn nghệ thuật mà cô yêu thích. Dạy piano cho bọn trẻ là lúc tâm hồn cô thư thái vô cùng.

Chiều nay cũng vậy, Khanh nhận buổi dạy đầu tiên cho Ngân Hoa, cô bé học lớp nhà trẻ nơi cô dạy học nên việc làm quen với cô bé đã rất dễ dàng. Mỗi chiều dắt xe ra cổng Khanh vẫn thường thấy con bé đứng chờ bố mẹ đến đón. Đa phần là muộn mằn. Nhưng con bé có vẻ quen với nỗi đợi đó, nó ngồi bên bậc thềm, di di mũi giày vào giữa khe hở của những viên gạch lát như hẳn đó là trò chơi mà nó yêu thích.

Câu chuyện dạy kèm cho Ngân Hoa bắt đầu từ một buổi chiều, Khanh nhận được cuộc gọi, của bố Ngân Hoa.

- Cho tôi hỏi cô có phải là cô giáo nhận dạy piano tại gia không ạ?

- Dạ vâng ạ. Anh cần kèm cho bé ạ?

- Vâng cô giáo, nhưng chắc phải sau 7h tối ạ, vì bố con tôi thường về muộn.

Một tiếng cười đầy ái ngại vang lên phía bên kia khiến cô bật cười.

- Dạ không sao, tôi cũng phải trả trẻ hết ở nhà trẻ rồi mới tới được, chắc cũng ở tầm đó.

- Thế ra cô là giáo viên mầm non ạ?

- Tôi dạy Trường Ban Mai.

- Ô, thế hay quá, bé con của tôi cũng học trường đó.

***

Ngân Hoa chờ cô ở cổng. Con bé ngơ ngác hết nhìn cô rồi lại nhìn ra ngoài đường tự nhiên thấy thương vô cùng. Bây giờ mỗi chiều có ca học là cô kết hợp đưa nó về nhà luôn khỏi phải đợi bố đến đón, nhưng cô không hề hay biết trong lòng Ngân Hoa còn bao nỗi băn khoăn khó tả.

Khanh ái ngại với người đàn ông đó. Cô vẫn thường nhìn anh vào mỗi chiều muộn. Anh không cuống quýt vồ vập, xin lỗi con mỗi khi đến muộn nhưng anh không phải là một người lạnh lùng. Cô cảm nhận thấy điều đó trong đôi mắt anh, hình như anh cố nén đi những cảm xúc đó để tránh làm con anh yếu mềm hơn. Sau này, khi đã tiếp xúc vài ba lần anh mới dám bộc bạch. Anh sợ Ngân Hoa khóc, lo sợ cảm giác yếu đuối đó sẽ làm con bé đắm chìm mãi trong những bi thương…

- Cô ơi, cô về nhà con ạ?

- Ừ nha - Khanh cười

- Con không thích cô ở nhà con đâu ạ - Con bé nói nhanh như sợ mọi thứ sẽ thay đổi không như mong muốn của nó.

- Cô không ở nhà con, cô chỉ đến dạy đàn cho con rồi cô về thôi - Khanh cười - cô có nhà của cô mà, hôm nào rảnh cô sẽ mời con đến nhà cô chơi nhé.

- Cô hứa nhé - con bé reo như vui

Khanh theo địa chỉ mà bố Ngân Hoa gửi. Căn biệt thự rộng rãi ngay nơi phố chính khiến cô trầm trồ. Hình như đã được dặn dò từ trước, người giúp việc chạy ra mở cổng đon đả đón khách.

- Cậu chủ bảo cô đến để dạy đàn cho Ngân Hoa?

- Dạ vâng ạ

- Ngân Hoa, vào bác tắm rửa trước rồi vào học nhé - Người giúp việc mở rộng cửa để cô dắt xe vào rồi đóng cửa cổng - phiền cô vào chờ ở phòng khách, nước mát tôi đã chuẩn bị sẵn, tôi tắm vù cho bé rồi học. Đấy! chơi suốt một ngày, mồ hôi mồ kê nhễ nhại ra đây - Bà vừa dắt cô bé đi trước vừa mắng yêu.

- Nhưng cháu muốn học liền với cô Khanh cơ - tiếng Ngân Hoa lanh lảnh.

- Bậy nào, vào học đàn là phải thật thơm tho, xinh đẹp.

Khanh nhìn theo bóng bác cháu đi vào phòng tắm, một cảm giác quen thuộc trào dâng trong lòng. Ngày bé, trước khi ngồi vào đàn piano, mẹ cô cũng đều tắm rửa cho cô sạch sẽ, cột tóc gọn gàng, mặc thật đẹp. Mẹ bảo, con gái bất kì tình huống nào cũng phải giữ được thần thái sang trọng, phong thái tốt sẽ đi cùng bạn suốt đời. Đến lúc già đi, những đẹp đẽ thời tuổi trẻ dẫu không còn nữa nhưng khí chất thì vẫn còn, thậm chí còn mạnh mẽ và đầy sức hấp dẫn.

Khanh nhớ mãi phong thái ung dung của mẹ cho đến khi nhà có biến cố và mẹ mất. Trong một căn nhà lá ngoài ngoại ô. Mẹ nằm trên chiếc ghế bập bênh, đắp hờ một chiếc chăn mỏng. Mái tóc búi gọn sau gáy. Khanh không thấy những lúc vặn mình đau đớn vì khối u của mẹ, chỉ thấy mẹ điềm nhiên, nhắm mắt rồi thở ra một hơi thở mỏng.

Sau ngày mẹ mất, ba bán hết cả gia sản trả nợ để làm lại từ đầu, chỉ để lại chiếc đàn cho Khanh theo lời mẹ dặn. Ngày cô theo cậu lên phố, nhà chật, cậu dọn lại tầng áp mái làm nơi đặt đàn và chỗ ngủ.

***

Ngân Hoa như một con búp bê xinh xắn đứng trước mặt cô lí lắc dắt cô lại chiếc đàn piano đặt ngay trong gian vòm phòng khách rộng nhìn ra phía bể cá koi đang bơi. Không gian đẹp và sang trọng, được thiết kế cầu kì chứng tỏ chủ nhân ngôi nhà là một người rất có gu. Chiếc đàn piano acoustic lớn thuộc dòng đàn cơ với âm độ khỏe khoắn, giàu âm vực và là cây đàn tuyệt vời để biểu diễn những bài sonat hay concert được đặt trong không gian này không chê vào đâu được.

Khanh ngồi xuống ghế, trong lúc chờ đợi Ngân Hoa, cô chọn mở màn bằng Serenade của Schubert. Đó là một bài nhạc quen thuộc, quen đến mức cô như hòa vào nó ngay từng phím đàn. Dưới ngón tay mềm mại lướt phím, buổi chiều như êm ả trôi. Cô như nghe được cả tiếng gió khe khẽ run trên những tàng lá lấp lánh nắng chiều bên một khúc quanh của dòng sông nào đó thời thơ ấu mà cô không nhớ nữa. Không biết là sự thật hay trong giấc mơ, hình ảnh mẹ cô trong chiếc váy màu vàng ô liu ngồi bên chiếc dương cầm đang đàn bản nhạc này và cô, lúc đó, một đứa trẻ 10 tuổi đang kéo violon đầy mê đắm. Lúc đó cô đã lắng nghe được tiếng đàn của mẹ nửa như thiết tha, nửa như nuối tiếc và đôi mắt u buồn như buổi chiều tà của mẹ.

Sau lần đó, giấc mơ biến mất chỉ để lại cô trên cõi đời với một nỗi hoang mang vô tận…

Khanh đã không biết Ngân Hoa và người đàn ông đã đứng bên cạnh tự bao giờ. Cả hai lặng đi. Và khi âm nhạc vừa dứt, tiếng Ngân Hoa òa khóc:

- Mẹ… của mẹ…

Người đàn ông ôm chầm lấy đứa con gái vội vàng

- Nó có một sự yêu thích ngạc nhiên với Schubert bởi mẹ nó trước đây cũng từng yêu thích Schubert.

- Trước đây? - Khanh vội vàng rời khỏi cây đàn.

- Ừ - Người đàn ông lặng lẽ đi ra phía cửa - cô ấy đã mất.

Khanh lặng lẽ ngồi xuống ghế. Cô hết nhìn theo bóng lưng người đàn ông đi lại bên phía cửa sổ lại nhìn những hạt nước lấp lánh bám ngoài thành cốc đã bắt đầu chảy dài thành vệt xuống mặt bàn. Hình ảnh chuyến xe biến mất trong sương mù, sự đổ vỡ, đứt gãy, hụt hẫng, chịu đựng, kiên cường phút chốc nằm lại trong đôi mắt người đàn ông đang ngồi đối diện cô. Không thể chối cãi, cô nhận thấy sự cô đơn tột cùng và cả sự hoang mang của những năm tháng ấu thơ đằng đẵng của cô trong bóng hình Ngân Hoa. Như một sự đồng cảm, hơn cả sự đồng cảm, một niềm yêu thương vô bờ khiến cô ôm lấy Ngân Hoa nghẹn ngào:

- Rồi một ngày nào đó, con sẽ đàn bản nhạc mà mẹ yêu thích để tặng mẹ.

Ngân Hoa ngước đôi mắt to tròn đẫm nước mắt nhìn cô đầy ngạc nhiên. Giống như từ lâu lắm con bé không có được những cử chỉ ân cần và động viên đến thế. Con người ta, có thể một đời sống trong lụa là, gấm vóc nhưng cảm giác đủ đầy đôi khi không phải ở đó mà chính là ở sự ân cần chạm đến trái tim của người đồng cảm.

Ngân Hoa tiến bộ rất nhanh. Nhạy cảm âm nhạc khiến cho cô bé say sưa không dứt. Khanh đã dạy nhiều đứa trẻ cùng lứa nhưng để tìm ra một đứa trẻ có niềm say mê đặc biệt để dạy nó đôi khi là một điều may mắn trong đời.

Thật ra, sở thích hồi thơ bé của Khanh khi bằng Ngân Hoa không phải là piano mà là viollin. Điều cô bé Khanh thời thơ ấu còn nhớ mãi là những ngày được mẹ cô đệm đàn hướng dẫn cho cô hoàn thành những bản concert. Nhưng rồi một ngày khi Khanh 13 tuổi, cô quyết định chú tâm vào piano. Cô muốn hòa vào hình bóng của mẹ, muốn giữ mãi những cảm xúc đẹp đẽ đó, bởi cô nghĩ, sau này, dẫu có qua bao nhiêu niềm vui hay nỗi buồn thì hình bóng mẹ vẫn là nguồn động lực khiến cô không chùn bước.

***

Khanh giữ mãi cảm xúc đẹp đẽ đó truyền lại cho Ngân Hoa như một món quà. Khi tâm hồn của những đứa trẻ cô đơn chạm vào nhau, bù đắp cho nhau bằng âm nhạc thì những buổi tối của hai người không còn là những buổi dạy và học đơn thuần nữa mà nó đã trở thành một buổi biểu diễn.

Đêm nay, là một đêm đặc biệt khi Khanh đã dè dặt xin phép anh được kết thúc buổi dạy sớm từ chiều.

- Cô có việc bận à?

- Dạ không? Đêm nay là sinh nhật tôi. Tôi muốn cùng Ngân Hoa hòa tấu một bản nhạc.

- Không sao, cô cứ tự nhiên. Con bé chắc cũng thích được như thế.

Vị khán giả vẫn thường xuyên ngồi thưởng thức những giai điệu lúc êm đềm, lúc rộn rã, lúc vui tươi và cả những ngắt quãng bởi những tràng cười của hai người vì bị lệch phím đàn đêm nay đột nhiên đạo mạo đến lạ. Anh ngồi lặng yên trên sô pha, gọi một ly café rồi lim dim như đang thưởng thức một buổi hòa nhạc. Hoa và nến nhảy nhót, chiếc bánh kem nhỏ xinh tinh tế có đính những hạt ngọc trai và hình công chúa elsa do chính con gái anh chọn dễ thương. Mùi café thoảng bay, đàn cá lặng lẽ bơi trong ánh đèn vàng hơi trầm dịu xen lẫn bóng tối tỏa ra từ những chiếc lá trầu bà lá xẻ đầy mê hoặc. Trong không gian đó, anh ngắm nhìn khuôn mặt con bé đầy háo hức, ngắm nhìn nụ cười cô gái vừa thánh thiện ngây thơ lại phảng phất nét buồn tự nhiên nhận ra từ lâu lắm rồi anh không có được cảm giác ấm áp và an lòng đến thế.

- Sau đây là bản hòa tấu violin của cô Mai Khanh cùng pianist Ngân Hoa!

Giọng thánh thót tự tin kéo dài của con bé khiến anh xúc động thật sự. Hình như, con bé đã vượt được qua nỗi cô đơn của mình để cùng hòa vào âm nhạc. Bản nhạc Serenade của Schubert đã làm không gian như mênh mông dàn trải. Anh hết nhìn hai người kia, một cảm giác trìu mến đến lạ. Ngân Hoa, đứa con gái bé bỏng và đáng thương của anh như một cánh bướm nhẹ nhàng tung ra khỏi vỏ kén và mê mải bay lên giữa cánh đồng chiều đầy hương sắc. Và cô gái đó như một bông hoa lặng thầm tỏa hương.

Trong cơn đắm say đó, anh lặng lẽ đi lại phía cửa, anh muốn mở tung các cánh cửa để nghe được cả tiếng gió xào xạc trong vườn khuya như cùng hòa nhịp tiếng đàn. Anh muốn chia sẻ cảm giác đó, một cảm giác thiêng liêng, hòa hợp giữa ba con người, ba nỗi cô đơn đã tìm được đến nhau trong cuộc đời đầy sóng gió này…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua

(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Đọc thêm

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.

Người chồng 'mù'

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh, hoặc biết ai đó, âm thầm lên kế hoạch chia tay chồng của mình? Hay một người chồng bỗng một ngày nhận được đơn ly hôn từ vợ và hoàn toàn bất ngờ về điều đó? Bạn có từng chất chứa bao nhiêu là nỗi niềm, bạn cần vô cùng một người để chia sẻ, mà lại chẳng thể nói gì với người đang đắp chăn nằm bên cạnh?

Hoa thơm đầy ngõ

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Sáng sớm, ông Phê chào cả nhà, nói đi một lát, về sẽ có quà cho Bi. Đã quá trưa, không thấy ông nội về, thằng Bi phụng phịu với mẹ: “Ông đi đâu mà lâu thế không biết”. Người bố quát con “Mặc ông, ăn nhanh lên mẹ mày còn dọn”.

Nhớ mùa hoa gạo

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Mỗi khi quay lại thăm trường cũ tôi lại bồi hồi đứng trước gốc gạo đỏ chói giữa trưa hè. Bao giờ cũng vậy, dù đi xa cách mấy tôi luôn cố gắng quay về vào ngày hoa gạo nở đỏ rực cả một khoảng sân trường chỉ để đắm chìm trong cái sắc đỏ ấy mà hồi tưởng, mà nhớ thương.

Dòng gió bụi

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) -  Đang ngồi tiếp chuyện hai vị khách thì Tỏ đi qua, hất hàm hỏi ông Quà: “Lão thấy ví tôi không? Đưa đây?”.

Viết cho tình yêu

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - “Em mãi là hai mươi tuổi/Ta mãi là mùa xanh xưa”... Có lẽ, đó là ước nguyện của chúng ta được nhà thơ Quang Dũng nói hộ bằng hai câu thơ ấy.

Bức tranh

Bức tranh
(PLVN) - Quả là một rừng mây tuyệt mỹ! Ngân thốt lên vui sướng khi vừa đặt đồ nghề xuống. Ngân đã từng nghe nhiều đến nơi này, nhưng mọi lời miêu tả không bằng một vài giây đắm mình trong cảnh sắc tuyệt diệu này. Cô hít hà thật sâu rồi rộn ràng vẽ, như thể đang sợ vẻ đẹp trước mắt sẽ tan biến. Ngân yêu tranh màu nước và những bức vẽ của cô bao giờ cũng đầy hào hứng, rực rỡ, dù tâm trạng cô đang bấn loạn, thậm chí khi tinh thần khủng hoảng.

Đợi chờ ngày hoa nở

Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Chẳng biết tự bao giờ, nhân loại lấy sự tồn tại và phát triển của thực vật, mà cụ thể là những bông hoa, chiếc lá để làm “cột mốc xanh” cho những niềm hy vọng, cho những sự hứa hẹn về tương lai.

Người dưng đất lạ

Người dưng đất lạ
(PLVN) - Xứ nào có người thương đều là quê hương, xứ sở, Phú nhớ mang máng từng nghe một câu tương tự như thế trong một bộ phim nào đó đã xem. Nên chi mỗi lần có ai thắc mắc can cớ chi bỏ xứ ra đây, anh thường nói rành rẽ, tại có người tui thương. Thiên hạ thắc mắc tiếp, anh này lạ lùng, “thuyền theo lái, gái theo chồng” mắc mớ chi anh không đem người anh thương vô xứ trong ở với mẹ già. Phú lại cười hiền, biết trả lời mấy cũng dễ chi vừa lòng thiên hạ. Thôi, cười cho xong chuyện.

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"

Triển lãm ảnh "Văn Bàn nghĩa tình"
(PLVN) - Triển lãm ảnh với chủ đề "Văn Bàn nghĩa tình" được tổ chức tại xã Tân An, huyện Văn Bàn -  nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử và tình đoàn kết của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.