Hãy yêu thương nhau khi còn có thể

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Suy cho cùng, ở đời sinh - lão - bệnh - tử là hành trình mà ai cũng phải trải qua. Ta thường né tránh nói về cái chết vì nó mang đến sự sợ hãi.
Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, bởi chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao
Hãy yêu thương nhau khi còn có thể, bởi chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao

Tuy nhiên, nếu không đối mặt và chuẩn bị từ trước, ta sẽ rất dễ rơi vào những hố sâu của những nỗi đau. Và có hố sâu của nỗi đau nào sâu hơn “cái hố” của sự dằn vặt: Tại sao chúng ta đã không yêu thương nhau trước khi chia lìa, để đến bây giờ đã thành quá muộn?

Gia đình tôi có thói quen chụp ảnh cả đại gia đình mỗi khi có dịp, để rồi có khi những bức ảnh cả năm chẳng được giở xem lại một lần vì những người trong ảnh vẫn còn đó, vẫn ngày ngày nhìn thấy nhau, cười nói với nhau. Nhưng cuộc đời con người như bóng câu qua cửa sổ, quá ngắn và quá nhanh. Người già thì già đi nhanh chóng, người trẻ như cánh chim bay đi bốn phương trời. Từ lúc nào chẳng biết, không khí buồn tẻ hiu quạnh ngự trị nơi căn nhà, trong mỗi bữa ăn. Và cũng từ lúc nào chẳng biết, những bức ảnh đại gia đình được treo lên tường để cho những người ở lại cảm thấy ấm áp, để cho những người đi xa nhớ về…

Rồi những nụ cười trong ảnh vì sự hữu hạn của cuộc đời mà lần lượt “biến mất”, để lại cho người ở lại những nỗi buồn vô bờ bến. Không chỉ thế, sự “biến mất” của những nụ cười trong ảnh còn gieo cho người ở lại một nỗi sợ vô hình nhưng cũng đầy ám ảnh. Sợ rằng một ngày nào đó, sau hồi chuông điện thoại là tin dữ ập về.

Viết đến đây tôi bỗng nhớ tâm sự của một cô gái vốn là du học sinh. Trong khi mọi người chia sẻ với nhau về những nỗi niềm của du học sinh thì cô lại chọn cho mình một câu chuyện. Và tôi tin rằng câu chuyện của cô cũng là câu chuyện của nhiều người, duy chỉ có điều họ không muốn nhắc đến, không muốn “gõ cửa” một nỗi đau mà thôi.

Trong câu chuyện của mình, cô gái kể rằng, trong những tháng đi học xa nhà, lúc nào trong cô cũng có một nỗi sợ hãi thường trực: Nếu gia đình có chuyện gì mình liệu có về kịp. Rồi một buổi sáng, mở điện thoại cô thấy tin nhắn từ mẹ: “Con về ngay nhé”. Ở sân bay đợi chuyến, cô thấy mỗi giây phút trôi qua sao mà lâu đến thế. Giá như cô có đôi cánh để có thể bay về nhà ngay.

Khi máy bay hạ cánh, linh cảm chợt ào ạt đến nhắc cô rằng, đây là những giây phút bình yên cuối cùng, vì mọi việc đã xảy ra. Về đến nhà, nhìn mẹ òa khóc, cô hiểu bố đã không chờ được con gái về: “Vậy là nỗi sợ mình đeo bám mình những năm tháng du học đã thành sự thật”.

Đọc câu chuyện này, tôi bỗng nghĩ tới nước mắt của mình hơn hai chục năm trước khi tôi không kịp trở về tiễn cha lần cuối dù chỉ cách nhà vài cây số. Cuộc đời quá ngắn cho những niềm vui, nhưng lại quá dài cho những nỗi niềm ân hận, nghĩ suy dằn vặt và khổ đau.

Sáng nay gấp lại trang cuối cuốn sách “Để con chăm sóc cha - mẹ”, tôi bỗng nhận ra rằng mình không hề “cá biệt” trong hành trình học “bài học yêu thương từ cái chết” này. Bởi cái chết là một phần của sinh mệnh, nhưng phần lớn ta vẫn né tránh nói về nó, càng không có sự chuẩn bị và sắp xếp cho “con đường” đi đến trạm cuối cùng này. Nếu phải học bài học ấy từ chính cha mẹ mình, ta sẽ đau đớn đến tột cùng.

Đây cũng chính là câu chuyện của tác giả Miew - một họa sĩ vẽ truyện tranh người Malaysia. Cô đã trải qua mười hai năm trong vai trò người chăm sóc, phải từng bước chứng kiến cha mẹ rời xa vì bạo bệnh. Trải nghiệm đau thương ấy đã khiến Miew giam mình trong vũng lầy đau buồn, không thể hòa nhập lại với cuộc sống. Cho đến một ngày, cô nhận ra mình có thể kể lại câu chuyện qua những nét vẽ. Điều này không chỉ giúp cô đối diện và xoa dịu nỗi đau mà còn để sống lại những ký ức bên cha mẹ. Sự ra đi của người thân yêu là một vết thương nhưng đồng thời cũng là một bài học mà mỗi người chúng ta phải học trong đời. Cái chết của người cha đã dạy cho Miew về sự vô thường của cuộc sống, để từ đó cô biết cách yêu thương và trân trọng những người bên cạnh mình...

Kể lại câu chuyện của mình Miew chỉ mong rằng những ai đang hoặc sẽ trải qua hành trình trở thành người chăm sóc sẽ có chuẩn bị, sắp xếp để có thể đồng hành cùng người thân yêu một cách trọn vẹn cho đến lúc cuối cùng. Vì “vô thường sẽ gõ cửa bất cứ lúc nào, chúng ta chẳng hề có cái gọi là ngày mai vô tận, xin đừng phung phí những thời khắc hiện tại bên nhau”, như Miew đã viết.

Hãy ôm thật chặt, hôn thật chậm, cười thật tươi, yêu thật chân thành và tha thứ thật nhanh cho những người thân yêu xung quanh ta. Bởi giản đơn mỗi người chỉ có một gia đình, mất đi không bao giờ có lại...

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Những cuộc chia ly

(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Đọc thêm

Người già “mất làng”

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giờ về làng, một khung cảnh quen thuộc là những ngôi nhà lớn trống vắng trẻ nhỏ và thanh niên. Những người già ngồi tư lự, khi bên cạnh láng giềng cũng bỏ làng đi rồi.

Sông tình

Sông tình
(PLVN) - Quán dịu dàng. Tình cờ trời mưa. Mưa phương nam ào ạt xối xả. Tôi lựa một góc, ngồi nhìn những hạt mưa không biết toan tính, ngân vang theo cách của chúng, xuyên qua không gian để về hợp với dòng nước. Mưa khác hẳn cảm giác buồn vui lẫn lộn pha vị đắng trong tôi.

Nhà thơ Tạ Hùng Việt mang một nỗi buồn riêng với 'Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay'

Nhà thơ Tạ Hùng Việt mang một nỗi buồn riêng với 'Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay'
(PLVN) - Hãy nhìn vào mắt bão và tin lời đắng cay (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2024) là tập thơ thứ 10 trong hành trình sáng tạo của nhà thơ Tạ Hùng Việt. Tập thơ được đánh giá có nhiều sự đổi mới cả trong cách thể hiện lẫn nội dung mà chủ thể trữ tình muốn chuyển tải với 100 bài được viết theo thể thơ 1-2-3.

'Tình yêu lính Công an' - Giai điệu thiêng liêng tôn vinh người chiến sĩ CAND

'Tình yêu lính Công an' - Giai điệu thiêng liêng tôn vinh người chiến sĩ CAND
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2024) và 19 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2024), hai giọng ca Mỹ Linh và Hữu Quân đã mang đến cho người nghe những giai điệu sâu lắng và ý nghĩa thể hiện thông qua ca khúc “Tình yêu lính Công an” sáng tác của nhạc sĩ An Hiếu, đây tác phẩm âm nhạc đầy cảm xúc nhằm tôn vinh hình ảnh người chiến sĩ Công an với tinh thần “Vì nước quên thân - Vì dân phục vụ”.

Thúng mẹt của mẹ

 Thúng mẹt của mẹ
(PLVN) - Giấc mơ của anh em chúng tôi được nuôi dưỡng, lớn lên từ thúng mẹt của mẹ. Đó là cách mà bố tôi thường ví von khi những gánh hàng không quản nắng mưa, ốm đau của mẹ vẫn tất tả ngược xuôi, vất vả bộn bề…

Mười hai năm

Mười hai năm
(PLVN) - Cô đưa tay sờ lên chiếc nhẫn được lồng vào một cọng dây chuyền để đeo trên cổ.

Một con đường khác

Ảnh minh họa (Nguồn: NT)
(PLVN) - Thường thì những ngày nghỉ tôi hay cùng bạn bè đến một nơi chốn nào đó, gọi là thư giãn sau một tuần làm việc. Nhưng bây giờ tôi đi theo đoàn bác sĩ tình nguyện đi Vũng Tàu khám bệnh cho các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, ai cũng ngạc nhiên. Cuộc sống bây giờ khác xưa lắm rồi, tuổi trẻ luôn năng động và huyên náo, còn tôi thì dường như đã dừng lại phía sau những ồn ã đó, những rộn ràng đó mà đi về một con đường khác, một con đường vắng tanh, chẳng có bàn tay nào để nắm.

Tiếng gió trong vườn khuya

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
(PLVN) - Khanh thường có thói quen ngủ muộn. Ngày nào cũng thế, khi trả hết trẻ vào buổi chiều, cô lại bắt đầu kèm thêm một vài ca buổi tối môn nghệ thuật mà cô yêu thích. Dạy piano cho bọn trẻ là lúc tâm hồn cô thư thái vô cùng.

Miền thương nhớ

Những miền quê yêu dấu. (Ảnh minh họa: MT)
(PLVN) - Ngót hơn hai mươi năm đằng đẵng xa quê, tôi đã sống một cuộc đời khác nơi những miền đất khác. Trên những chuyến đi về thăm nhà vội vã, tôi bỗng thấy mình như một người con mắc nợ với chính gia đình, quê hương. Tôi nợ cả câu hát, lời ru từ thuở ấu thơ để quá nửa đời người vẫn chưa hiểu hết một cõi ân tình.

Đổi vai

Đổi vai
(PLVN) - Cuộc tìm gặp buổi ấy của Sáng thế mà ra vấn đề. Giữa ngôi vườn ở làng quê, Đạm đón Sáng bằng các thứ quả thơm. Câu chuyện của hai người trở về ký ức lúc nào không hay.

Thời gian

Ảnh minh họa truyện: @taramilktea
(PLVN) - “Thời gian” vốn có thể nhìn rõ mọi thứ hơn là “đôi mắt”, trong dòng chảy của cuộc đời có nhiều thứ mà nhắm mắt cho qua để không muốn tin vào sự thật để rồi bị chính thời gian làm lộ diện phơi bày...

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Dưới giàn hoa sử quân tử

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Những giọt sương rơi xuống bên hiên nhà, đọng lại trên cái dậu leo phía trước ban công, căn nhà từ khi được ông giăng giàn leo ấy thì có vẻ ánh nắng khó lọt vào được bên trong nhà nhưng lại khiến không khí trở nên mát mẻ hơn nhất là ở cái tiết trời oi bức này.

Mắt khói

Mắt khói
(PLVN) - Khi Nam đến, thành phố vẫn hâm hấp nóng. Bây giờ đã là chín giờ đêm. Cái nóng ẩn mình vào gió thổi rin rít da thịt.

Cơ hội khám phá thiên nhiên Peru cho công chúng Thủ đô

Cơ hội khám phá thiên nhiên Peru cho công chúng Thủ đô
(PLVN) -  Ngày 18/7, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm ảnh mang tên: “Khám phá Peru: Chuyến du hành thị giác từ vùng biển tới núi cao và rừng rậm”. Sự kiện do Đại sứ quán Peru, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội... phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 203 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Peru (28/07/1821 – 28/07/2024) và 30 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Peru - Việt Nam (14/11/1994 – 14/11/2024).

Bước qua mùa hoa phượng

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học.
(PLVN) - Giá có cái lỗ nẻ mà chui xuống đất thì tôi đã chui tụt xuống cho đỡ xấu hổ khi tôi nhìn thấy cô, cô Nhẫn của tôi. Nhưng lỗ nẻ không có, tôi đứng như trời trồng, con dao cạo mủ cao su rơi xuống chân. Còn cô thì cứ phăm phăm đi lại phía tôi với quần áo bết mồ hôi, bụi đường.

Mùa thứ năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: NB)
(PLVN) - Anh hay nói với tôi anh rất thích mùa thứ năm và lúc ấy tôi vẫn hay tròn mắt hỏi ngoài “xuân, hạ, thu, đông” liệu vẫn có một mùa nào mà tôi chưa biết sao? Những lúc ấy anh sẽ phì cười cốc nhẹ vào đầu tôi và buông ra một từ “ngốc”. Anh lãng mạn, sự lãng mạn của một chàng sinh viên khoa văn, dưới bóng chiều hay ngồi ôm ghi ta đàn hát. Mùa thứ năm không có thật nên anh yêu nó, vì anh hay dùng nó để chứng minh sự vô hạn mà tình yêu anh dành cho tôi.