Đổi vai

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc tìm gặp buổi ấy của Sáng thế mà ra vấn đề. Giữa ngôi vườn ở làng quê, Đạm đón Sáng bằng các thứ quả thơm. Câu chuyện của hai người trở về ký ức lúc nào không hay.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những năm học cấp ba trường làng đầy “hoành tráng” theo cách nói của Đạm. Đạm và Sáng cùng làng. Sáng học trước một năm nhưng tuổi hai người bằng nhau. Sáng là con nhà giàu nhất làng lúc đó. Bọn thanh niên học cùng ca ngợi Sáng sinh ra đã “ngậm thìa vàng”, được hưởng khối tài nguyên lớn khủng khiếp. Đó là tài nguyên gia đình. Đạm con nhà nghèo, bố mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối. Tuy được đi học, nhưng Đạm cũng phải vất vả, đôn đáo theo đường cày, chạy chợ, giúp bố mẹ nuôi đàn em.

Một cuộc trao đổi nhanh diễn ra giữa Sáng và Đạm. Sống đến tuổi này, đôi bàn tay quen làm việc nặng chai sạn và hai bàn chân bè ra vì vất vả, Đạm không thể ngờ có người gạ đổi thân phận hai gia đình. Thời hạn hai tháng. Gia đình Đạm và Sáng thế chỗ cho nhau. Gia đình Đạm chuyển về căn biệt thự trên phố, còn gia đình Sáng chuyển về trang trại miền nông thôn. Sáng có hâm không? Giọng điệu anh ta khẩn thiết, gương mặt đầy niềm nỗi, không thể là đùa. Nhưng đó có phải giấc mơ? Nếu là giấc mơ, cũng là một giấc mơ táo bạo, đầy thèm khát của người bất hạnh. Còn đây cũng là sự đổi vai có tính lịch sử của đời Sáng và Đạm.

Sao lại có thể thế được nhỉ? Ở làng, bố của Sáng từ xưa đã có tiếng của ăn không hết, giờ họ và đại gia đình đều hiển đạt trên phố. Sáng đi học đại học, được gia đình nâng đỡ, cú nhảy nào cũng vọt xa. Sáng trở thành giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh địa ốc và bất động sản phát đạt. Họ muốn sống khổ, muốn làm nông dân để làm gì? Hay cuộc sống giàu sang có vấn đề gì? Sau hồi thuyết phục, cuối cùng, mẹ, vợ con Đạm đồng ý.

Chuyển lên biệt thự của Sáng có xe đón, gia đình Đạm chẳng phải mang gì nhiều nhặn, ngoài quần áo mặc trên người và một ít quần áo vợ Đạm đã cho vào cái túi dứa to. Mẹ Đạm khư khư cầm ít đồ lặt vặt phục vụ bà ăn trầu. Đến nơi, một luồng gió thổi tới khiến Đạm hơi rùng mình. Mấy cái cây bị lay động, rụng xào xạc vài phiến lá khô. Đi lên bậc, vào nhà, ai cũng ngơ ngác, xuýt xoa trước căn biệt thự hoành tráng, đến nhà vệ sinh cũng phát nhạc không lời du dương, rộng rãi, thơm tho. Từng bậc cầu thang được lát đá cao cấp. Những chấn song cửa sổ, chiếc rèm, bộ dàn máy hát karaoke… đều có thương hiệu đắt tiền, thể hiện cuộc sống xa xỉ. Từ dọn nhà, rửa bát, nấu ăn, giặt giũ, đóng mở cổng… tất thảy đều do người giúp việc làm. Muốn đi cà phê, đá bóng, Đạm chỉ cần gọi điện, xe đến đón trong vài nốt nhạc. Ngày thứ hai ở biệt thự, Đạm hỏi làm gì cho đỡ chán, ngoài dạo hồ, ra quán cà phê, đi nhậu? Đạm được người giúp việc tư vấn nên tập đánh gôn. Nghe đâu ở đó nhiều vip sang chảnh. Vậy là anh sốt sắng đi tập gôn. Đạm muốn nếm thử phong cách quý ông. Anh muốn hít thở không khí ngoài trời thay vì không gian được tạo dựng ở biệt thự. Ở nhà lộng lẫy, ngày nào cũng chỉ ăn và chơi, nghe nhạc thì đơ người lắm. Vợ Đạm được đưa đi mua cả đống váy áo, các con cũng được sắm quần là áo lượt, với đống đồ chơi đắt tiền. Vài món bằng vợ chồng Đạm lam lũ cả tháng.

Đạm và các thành viên từng ao ước giàu có, làm ít hưởng nhiều, cuộc sống chả phải đổ mồ hôi. Thì đây, cuộc sống vương giả đang diễn ra, mọi người đang được thả mình, tắm táp trong lộng lẫy giàu có. Tất cả đều gợi sự no đủ, gọn gàng. Con người nhàn đi và thời gian chỉ để nghĩ đến tiêu xài, mua sắm. Tối đó Đạm đốt nhiều thuốc dưới gốc cây khế cảnh xù xì và cây hoàng lan đang tỏa hương. Lòng anh rưng rưng nhớ đến những mong ước của vợ và chính mình, rồi bỗng nao nao thèm mùi bưởi, mùi nước ao, mùi đất.

Vợ Đạm đặt câu hỏi. Rằng những người như Sáng, làm gì để giàu đến thế? Và họ phải khổ lắm trong thế giới của mình, mới tìm cách đổi cuộc sống như thế? Chị cũng hỏi chồng, làm sao để cuộc sống khấm khá hơn sau khi hết “hợp đồng” này, khi trở lại làng quê với công việc vất vả, nắng nôi? Tim Đạm thình thịch đập. Anh cũng đang rộn lên suy nghĩ đó mấy ngày nay, kể cả khi tập đánh gôn. Ngoài sân, anh bắt gặp những người ăm ắp giàu, sang trọng và đam mê thú chơi xa xỉ, ngỗn nghện, dung tục. Họ cũng là người như anh, sao giàu thế?

II. Điều khiến Sáng đi đến quyết định đổi vai cho Đạm là lời than đớn đau của vợ: “Ước gì được nghèo đi. Được sống chậm lại”. Cuộc sống của vợ chồng Sáng bị cuốn đi quá nhanh. Nhanh đến mức lúc nhìn lại, cả hai thấy mình chẳng có gì ngoài tiền. Cơ ngơi và nền tảng gia đình sẵn có, lại thông minh, Sáng làm gì cũng thành công, động vào lĩnh vực gì cũng thu lãi khủng. Như thể đường làm ăn của anh được trải thảm vàng, được bắc cầu kim cương. Anh chỉ thất bại về con. Quanh đi quẩn lại, hai đứa con gái xinh xắn đã bị tự kỷ. Tất cả đều do vợ chồng Sáng quá bận rộn, mải làm kinh tế, hưởng thụ, việc gì cũng thả tiền ra để thuê. Thuê gia sư, thuê người đưa đón đi học, du lịch, rồi người giúp việc, cốt để con gái chẳng phải động tay, động chân đến việc gì. Năm mười ba tuổi, Khánh Huyền - con gái lớn của Sáng đã rạch tay và một lần định nhảy từ tầng cao xuống tìm cái chết. May thay cả hai lần đều được cứu. Nay Huyền càng thích làm bạn với thế giới im lặng, để tóc tai rõa rượi, quần áo xộc xệch. Mấy đứa bạn thân của Huyền ở trường cấp ba cũng như mắc chứng tự kỷ hộ. Huyền ít nói, ngại giao tiếp, mấy cô bạn cũng đờ đẫn theo, học hành sa sút. Lắm khi cô này vẽ bậy lên áo quần của cô kia, rồi khành khạch cười.

Rõ nhất là đứa con gái thứ hai, đang học lớp chín, tên Ngân. Ngân ít nói, ngại giao tiếp và thích hát vống lên chỉ một bài quen thuộc. Đêm đêm, con bé hay lảm nhảm trong vô thức: “Tiền nhiều để làm gì? Tiền nhiều để làm gì?”.

Có người mách nên đưa hai con và vợ về quê, để được đằm trong nắng nôi, nếm mùi vất vả, nhưng được tưới tắm tiếng chim trời và giọng nói của mây xanh. Gì chứ điều đó thì Sáng cố gắng làm được. Sáng sẵn sàng làm mọi thứ để cứu con. Anh có một quê hương và những người bạn. Trong số những người học cùng lớp anh ở quê, không ai có khả năng giúp đỡ. Lục lọi trong trí nhớ, hỏi han, Sáng thấy Đạm và khu vườn của anh rất phù hợp. Và giờ gia đình đang ở đây.

Ngày đầu vợ chồng òa về quê, với không gian rộng, ngôi nhà của Đạm để lại có phần nhếch nhác, Sáng thấy khá thú vị. Nhưng hai cô con gái cứ như hai hạt cơm nguội, ngơ ngác trước mọi thứ. Nhìn con vật, thứ cây nào cũng sợ chúng nhe răng ngoạm mình. Sáng đưa một bác sĩ tâm lý về cùng để tiện giúp.

Vợ Sáng giục hai con ra vườn chơi. Hai cô con gái đơ người, nhìn mẹ không chớp. Vợ Sáng bất lực, đứng khóc, như thể mọi cố gắng quan tâm đến con đều không khiến tình hình thay đổi. Sáng bảo vợ, đến nước này phải kiên trì. Chỉ có kiên trì mới giúp tổ ấm của anh tránh khỏi rơi xuống vực thẳm. Bác sĩ tâm lý tích cực gợi chuyện, kể về những thức quả, thứ hoa ở quê, đưa thóc gạo vào tay các cô bé và dạy chúng tãi cho gà, vịt ăn. Ông cố gắng rót nhiều điều tốt đẹp vào tai Huyền và Ngân. Ông bác sĩ nhu mì, đôi mắt nhân hậu, đến ngày thứ hai đã làm Huyền, Ngân có chút cảm giác với ngôi vườn, chịu mở miệng nói chuyện. Đến ngày thứ ba ông ngược thành phố.

III. Về quê thỏa thê bêu nắng, nhưng vất vả quá. Ngôi nhà giữa mênh mông cây cối của Đạm không có điều hòa, điều này khiến cả gia đình Sáng ngộp nóng. Mấy đêm trằn trọc khó ngủ, dù đã bật quạt hết công suất. Anh phải gọi người đến lắp điều hòa gấp. Vợ Sáng bảo chồng:

- Sống mãi thế này, chúng ta chả chịu được. Em không biết sức mình có chịu được một tháng chứ nói gì đến hai!

Sáng hiểu, với người không làm nặng nhọc, quen nhung lụa, giờ phải làm người nông dân sẽ là cực hình. Sáng chỉ tay ra vườn cây:

- Thì ở trên phố em đã chẳng bảo: “Ước gì được nghèo đi. Được sống chậm lại”. Giờ được trải nghiệm rồi đây. Chúng ta chỉ cần có hai tháng để nghiền ngẫm và để cứu các con.

Vợ Sáng gật đầu:

- Vâng. Em đang cố. Cố nên cắt gọt vào tay mấy lần rồi. Đúng là con gái chúng ta đã hoạt bát hơn. Chúng nó biết về bầu trời. Em cũng thấm thía thế nào là làm ruộng, làm vườn. Chúng mình đã chậm lại, chả đôn đáo nghĩ cách kiếm tiền và tiêu tiền. Nhưng chúng ta chẳng thuộc về nơi này…

Trải qua nửa tháng, da dẻ vợ Sáng đã sạm lại. Hôm qua là lần thứ sáu chị gọt hoa quả, thái rau vào tay. Chính Sáng cũng thấy trầy trật trước cuộc sống đầy nắng nôi. Nhưng bù lại hai cô con gái hoạt bát hơn. Chúng tung tăng nô đùa với những chú gà con, những con vịt lai béo nục nịch chậm chạp. Ban đêm mơ ngủ, không nói đến chuyện tiền nong mà nhắc đến trăng sao, hoa quả, sâu bướm. Hôm rồi, Huyền hỏi bố: “Mình có ở đây mãi không bố?”. Sáng hỏi lại con: “Con thích thế này ư?”. Ngân dẩu môi: “Con cũng thích, nhưng ở đây không có bác Na, chị Nụ”. Bác Na và chị Nụ là hai người giúp việc trên phố, nay đang phục vụ gia đình Đạm. Sáng bảo Ngân: “Thì ở trên đó, con có chịu nói chuyện với bác Na, chị Nụ đâu”. Ngân ngước lên: “Hí, giờ con muốn”. Sáng động viên: “Các con cứ ngoan. Sau hai tháng, ta lại lên phố”. Bác sĩ gia đình liên tục gọi điện hỏi thăm. Sáng nói các cháu có tiến triển. Bác sĩ bảo, nên “huy động” thêm trẻ hàng xóm chơi với các con. Sáng phì cười. Lại đi nhờ hàng xóm “cử” con cái sang chơi với con mình, để chúng tự tin giao tiếp? Người làng mình vẫn chất phác, Sáng nhờ một lời, vài đứa trẻ cùng trang lứa với hai con gái anh đã tung tăng theo về. Đứa lớn tóc vàng hoe cầm theo chùm hoa giấy, nở đượm. Lúc bọn trẻ làm quen nhau, Huyền - con lớn của Sáng hỏi: “Hoa gì thế bạn?”. Đứa tóc vàng hoe nói: “Hoa giấy đấy. Đẹp không? Ở quê giờ nhiều lắm. Hoa cứ sáng miên man”.

IV.Đi ra đi vào cả ngày, cơm ăn chả tiêu, vợ Đạm thốt lên: “Em không chịu được nữa. Buồn quá. Chỉ nghĩ chuyện sắm váy áo cũng buồn”. Mẹ Đạm cũng đã muốn về. Hai con anh thi thoảng được đến các trung tâm vui chơi dành cho trẻ em, rồi về xem ti vi, giờ đã chán ngấy. Chúng giục về. Bản thân Đạm cũng rộn lên. Anh cố bảo vợ:

- Mình gắng đi. Chúng ta coi như những người được thuê ở sung sướng. Đi trải nghiệm cuộc sống giàu sang lại còn có tiền. Mình giúp anh ấy mà.

Vợ Đạm vẫn không quên thắc mắc:

- Anh Sáng thiệt quá. Anh ấy có thể vẫn trải nghiệm cuộc sống ấy, nhưng không nhất thiết để gia đình mình sống ở biệt thự này.

Đạm cười phá lên:

- Ai cũng biết thế. Nhưng tại anh cũng muốn trải nghiệm cuộc sống của Sáng, nên mới đổi vai.

Khi các con càng mê làng thì vợ chồng Sáng càng oải. Dù Sáng đã nhờ các thương lái làm phần lớn công việc thu hái, nhưng hai vợ chồng lắm lúc thở ra bằng tai. Đất đai không chọn người. Gia đình Sáng không hợp nơi này, với công việc nhọc nhằn và muôn thứ bất tiện. Vợ Sáng liên tục than mệt, nấu cơm bữa sống, bữa nhão, rau nấu lúc nhạt, lúc mặn. Bản thân Sáng đã oải lắm nhưng vẫn cố gắng động viên vợ. Mệt mỏi lại mất ngủ nên anh thường chong chong ra ngồi đốt thuốc trong đêm, trước ngôi vườn. Vườn mênh mông quá, nhưng vườn làm cho ta vất vả. Sáng lảm nhảm như kẻ điên. Ta biết vườn không có lỗi. Chỉ tại vợ chồng ta không biết làm lụng.

V. Buổi ấy, gia đình Đạm vừa ăn sáng xong thì gia đình Sáng về tới nơi. Đạm ngỡ ngàng nhìn Sáng. Sáng bảo:

- Anh bạn thông cảm, nhà tớ phải về, không chịu nổi.

Thì ra, vợ Sáng đang tay ướt đã động vào ổ cắm điện, bị điện giật, ngã lăn quay, nên hãi hùng không dám ở lại nữa. Chị hoảng loạn đòi chồng hãy về gấp. Sáng cũng thấm mệt, sốt ruột rồi. Anh mau chóng đi đến quyết định.

Vợ Đạm nhìn vợ chồng Sáng, cười cười:

- Anh chị mới chịu khổ có tháng rưỡi ấy mà. Nhưng nhà tôi cũng không quen sướng.

Sáng xin lỗi Đạm. Đạm cũng thấy áy náy vì đã ăn sung, mặc sướng suốt hơn một tháng qua, tiêu tốn của nhà Sáng bao nhiêu tiền. Mọi áy náy của Đạm đều được Sáng làm mờ đi. Như thế là Đạm đã giúp Sáng rồi, cứu đời hai đứa con gái của Sáng rồi. Sáng bảo Đạm: “Gia đình ông cứ ở đây, khi nào về quê cũng được. Vợ Đạm chen ngang: “Không, nhà em phải về, phải quản vườn tược”. Sáng bảo: “Tôi đã trả tiền thuê người trông nom rồi”. Đạm bảo: “Không. Nhà tôi vẫn về”. Sáng không giữ được gia đình Đạm, nhưng đã cố mời ở lại, hai gia đình liên hoan một bữa. Trong bữa, Sáng luôn miệng nói mong gia đình Đạm thông cảm và giúp đỡ những lần sau. Sáng thủng thẳng: “Đúng là, cuộc sống rất khó đổi vai”. Đạm chùng giọng: “Công việc chọn người, người cũng chọn việc. Đấy, nhà tôi từ cảnh khổ chuyển sang sướng, vậy mà vẫn chẳng chịu được”. Rồi mọi người khơ khớ cười.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Thống Linh và tôi

(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Đọc thêm

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.

Triển lãm “Non nước biên thùy” của Họa sĩ Đỗ Đức

Tác phẩm "Trên nương" của họa sĩ Đỗ Đức.
(PLVN) -  Ngày 11/9, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, diễn ra Lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Non nước biên thùy" của họa sĩ Đỗ Đức. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 7 của họa sĩ Đỗ Đức ở Hà Nội, sau triển lãm "Ngựa trên núi" cách đây đúng 10 năm (2014).

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ổng thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Đôi mắt

Đôi mắt
(PLVN) - Tôi nhìn từng vạt nắng đang trườn một cách chậm rãi từ những mé bờ tường rồi bắt đầu thả rơi mình buông xuống mặt đất.