Thủy điện tích nước, gỗ nổi trắng lòng hồ!

Thủy điện tích nước, gỗ nổi trắng lòng hồ!
(PLO) - Công trình Thủy điện Sông Bung 4 nằm trên địa phận huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vừa ngăn dòng tích nước, vô tình làm hàng trăm mét khối gỗ bị chặt hạ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, “vạch mặt” nơi đây là điểm nóng phá rừng.
Cho phép khai thác 1.889m3 gỗ rồi… về hưu!
Công trình Thủy điện Sông Bung 4 được đầu tư xây dựng trên dòng sông Bung, đầu tháng 8/2014, công trình này chính thức ngăn dòng tích nước. Ngay sau đó, ngày 14/8/2014, ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) (cuối tháng 10/2014, ông Nguyễn Thanh Quang có quyết định nghỉ hưu theo chế độ - PV) ký Quyết định số 550 cho phép tận thu gỗ trên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng lòng hồ Thủy điện Sông Bung 4 tại xã Tà Pơơ của huyện Nam Giang nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh. 
Theo đó, tổng lượng gỗ tận dụng hơn 1.889m3 (bao gồm gỗ lớn, cành, ngọn cây và gỗ khai quang). Cty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Xuân Chí là đơn vị khai thác, được tận thu từ ngày 14/8 đến 20/11/2014.
Theo quyết định này, Sở NN-PTNT Quảng Nam còn đồng ý cho phép doanh nghiệp được tận thu gỗ trên diện tích 65ha chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh. Hơn 1.889m3 gỗ tận dụng, trong đó hơn 1.184m3 gỗ lớn. 
Yêu cầu Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng sông Thanh lập biên bản kiểm tra khai thác gỗ vào ngày 21/11/2014, đơn vị khai thác là Cty TNHH Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Xuân Chí mới tận thu hơn 500m3 gỗ. Như vậy, ít nhất còn hơn 600m3 gỗ lớn đã ngập dưới lòng hồ chưa tận thu, chưa kể hàng trăm mét khối gỗ cành, ngọn và lượng gỗ khai quang.
Gỗ bị chặt hạ nổi lềnh bềnh
Gỗ bị chặt hạ nổi lềnh bềnh
Tấp nập chở gỗ trước mặt Kiểm lâm 
Theo ghi nhận của chúng tôi tại khe Vinh của xã Tà Pơơ, nơi đây có trạm chắn ba-ri-e đặt sát lòng hồ thủy điện với sự canh gác của các cán bộ kiểm lâm. Dưới lòng hồ, khu vực này đếm có 10 ghe thuyền lớn nhỏ neo đậu, trời nhập nhoạng tối nhổ neo chạy tứ phía để trục vớt gỗ nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Gỗ với đường kính lớn hơn 0,5m đánh dấu đỏ nằm ngổn ngang trên bờ, cách điểm Trạm Kiểm lâm khe Vinh chưa đến 100m. Hơn 7m3 gỗ trái phép vừa được tạm giữ nằm sát với số gỗ tận thu của doanh nghiệp. 
Điều đáng nói, ở đây không có nhà dân sinh sống nhưng không hiểu sao vẫn có hơn 30 chiếc ghe máy hoạt động ở lòng hồ. Mỗi lần ra quân truy quét, lực lượng kiểm lâm đều phát hiện nhiều vụ vận chuyển gỗ lậu. 
Cuối tháng 12/2014, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng sông Thanh phát hiện ông Tơ Ngool Chông (SN 1992, trú xã Tà Bhing, huyện Nam Giang) điều khiển xe ô-tô mang biển số 92K-9880 vận chuyển trái phép hơn 3,6m3 gỗ quý và ông Huỳnh Ngọc Hoàng (SN 1981, trú xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc) dùng phà số hiệu ĐL 0438 vận chuyển hơn 2,2m3 gỗ lim. 
Mở rộng địa phận tuần tra xã Phước Mỹ (huyện Phước Sơn), kiểm lâm  phát hiện một đối tượng dùng trâu để kéo gỗ lậu nên áp sát, bắt giữ trâu. Một số trường hợp mở đường, khoét núi làm vàng, khai thác gỗ trong rừng đặc dụng sông Thanh đang được cơ quan chức năng xử lý. 
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trí - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng sông Thanh - cho biết, gần đây nhiều vạt rừng quý hiếm bị xâm hại, tình trạng khai thác trái phép vẫn xảy ra, rầm rộ nhất là thời điểm thủy điện tích nước. Đề cập đến đối tượng vận chuyển gỗ giữa thanh thiên bạch nhật ở lòng hồ và quốc lộ 14D, ông Trí cho rằng đó thuộc lâm phận quản lý, bảo vệ của Ban Quản lý rừng đặc dụng Nam sông Bung! 
Ông Trí cũng cho rằng, việc xác định nguồn gốc gỗ không khó bởi thời gian gần đây, ngành chức năng bắt toàn gỗ lim, dổi, gõ, trong khi vị trí rừng được phép tận thu toàn chủng loại gỗ chua, chò, dầu, tràm. Nước lòng hồ lên đến đâu, hạ cây rừng tận dụng đến đó. Số cây khai thác chưa hết, nếu ngập trong lòng hồ chỉ sống tối đa vài tuần rồi chết đứng. 
Khi nào rừng hết bị 
tàn phá?
Liên quan đến vụ phá rừng đầu nguồn sông Bung 4, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo làm rõ nhưng đến nay vẫn chậm giải quyết. Ông Nguyễn Trí cho rằng, sở dĩ xử lý chậm vì giữa hồ sơ và thực tế ngập nước có sai lệch, khó xác định con đường nằm ngoài hay trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Ranh giới trước đây đo đạc có diện tích hơn 7.000m2 giờ đã bị ngập, chỉ còn nhô lên khoảng 1.800m2. 
“Mình là chủ rừng, nhưng chỉ là danh nghĩa thôi chứ đâu có giấy tờ hợp pháp. Chủ rừng thì phải có quyết định giao đất, giao rừng, đằng này đơn vị không có quyết định nào chứng minh là chủ dù đang quản lý hơn 75.000ha rừng” - ông Trí nói. 
Quy trình khai thác, kiểm tra, giám sát tận dụng gỗ về lý thuyết rất chặt chẽ. Mỗi đợt khai thác, doanh nghiệp báo cáo cho chính quyền huyện Nam Giang (thông qua các cơ quan: Tài chính, Nông nghiệp, Kiểm lâm) đến kiểm tra số gỗ tận thu được. Sau đó, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng sông Thanh đến hiện trường kiểm tra, rồi xin Chi cục Kiểm lâm tỉnh búa đóng gỗ. Doanh nghiệp nộp ngân sách, đóng các khoản phí theo số lượng gỗ đã nghiệm thu. 
Tuy nhiên, đến hiện trường lòng hồ Thủy điện Sông Bung 4, khó phân biệt đâu là gỗ tận thu và đâu là gỗ lậu. Thời điểm hiện tại, giấy phép tận thu đã hết nhưng ít nhất có 50m3 gỗ tròn có dấu đỏ nằm rải rác, chưa di chuyển ra ngoài. Dưới lòng hồ thì hàng chục phương tiện lợi dụng chở củi lén lút chở gỗ lậu. Đi sâu vào rừng, vô số lán trại dựng lên... Hàng chục cây gỗ lớn nằm trong lưu vực lẫn ngoài lòng hồ thủy điện đã bị đốn hạ. 
Kiểm lâm thừa nhận, từ ngày thủy điện tích nước, tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp do có đường thủy dễ tuồn gỗ đem tiêu thụ. Người dân địa phương tiết lộ, lợi dụng doanh nghiệp dừng tận thu, lâm tặc khắp nơi đổ về triệt hạ rừng, sau đó dùng thuyền máy vận chuyển, hoặc cho gỗ chìm dưới nước chờ cơ hội đưa về xuôi. 
Chủ tịch UBND huyện Nam Giang Alăng Mai cho biết, địa phương đã có văn bản kiến nghị Sở NN-PTNT, UBND tỉnh gia hạn giấy phép tận thu gỗ ngập trong lòng hồ Thủy điện Sông Bung 4. Quản lý, bảo vệ rừng còn chồng chéo giữa chủ rừng là Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh và rừng đặc dụng Nam sông Bung. 
Ông Alăng Mai thừa nhận bất cập, đơn vị tư vấn thiết kế thì muốn kê khối lượng gỗ lên thật nhiều để được lợi cho mình, trong khi lượng gỗ thực tế ít hơn so với thiết kế. Doanh nghiệp sẽ lấy hết gỗ quý, số gỗ khai quang, cành, ngọn chưa tận dụng hết.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.