Thưa người! Nước mắt chảy xuôi…

Thưa người! Nước mắt chảy xuôi…
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gian bếp trong làn khói nhòe lãng đãng ở yên một góc trong tâm trí tuổi thơ tôi. Mỗi góc nhỏ khói và bồ hóng cũng giăng đầy, nhưng nghĩ đến là mắt cay, nghĩ đến là ấm dạ... là bồi hồi, là thương!

"Xin về với mẹ ta thôi,

Bếp quê khói vẫn lên trời xưa xa"

1. Từ những ngày còn thơ bé, mỗi đận được thầy cho về thăm nhà là tôi háo hức, xốn xang trong dạ từ cả tuần trời. Với tuổi thơ tôi, căn bếp quê của mạ chẳng phải một nơi đẹp đẽ hay có gì cuốn hút. Bếp nền đất, đun rạ rơm hoặc chất đầy củi do mạ tôi lượm lặt nhưng căn bếp bao giờ cũng gọn ghẽ: đụn rơm cao, ngăn chứa củi, chứa lá khô, vỏ trấu... 

Bếp của mạ xưa là vách đất và cả giá treo thờ ông Táo mạ thường đặt chén nước thắp nhang cũng cũ mèm trong ký ức của tôi. Đến giờ, khi tôi đã đi nửa chặng đường đời, tôi vẫn thấy nó cũ kỹ như vậy. Trong gian bếp ấy, có chạn bát bằng gỗ tre xiêu vẹo, có đôi quang gánh, cái thúng, cái giỏ của mạ. Bếp nhỏ, mạng nhện bồ hóng giăng đầy với cơ man bao nhiêu là thứ lỉnh kỉnh như nồi niêu xoong chảo, hành tỏi mắm nêm… 

Từ gian bếp ấy, chúng tôi đã lớn lên, đã háo hức, rồi đã lại thương, lại nhớ. 

Mạ tôi nấu ăn hay làm bất cứ việc gì cũng khéo léo, tinh tế và cẩn trọng. Món ăn nào mạ nấu cũng trở thành duy nhất mà tôi không tìm lại được hương vị ở bất kỳ đâu. Gian bếp trong làn khói nhòe lãng đãng ở yên một góc trong tâm trí tuổi thơ tôi. Mỗi góc nhỏ khói và bồ hóng cũng giăng đầy, nhưng nghĩ đến là mắt cay, nghĩ đến là ấm dạ... là bồi hồi, là thương!

2. Lần nào trở về nhà, tôi cũng lẩn mẩn nhớ những ngày mùa đông sà vào bếp xem mạ nấu món gì. Ở đó có mùi thơm của khói, mùi củi khô, mùi rơm rạ. Khi những cơn bão chuyển mùa và những trận lũ lụt vừa đi qua, trời đông xứ Quảng rét mướt xác xơ, mạ vẫn dậy từ mờ sáng nhóm lửa. Cứ khi nào chị em chúng tôi thức giấc, tất cả những ấm nước trong nhà đã đầy ắp nước sôi mới để ba chế trà sớm. Chạy chơi một hồi là chúng tôi có củ khoai bắp ngô hay bát cháo lót dạ. 

Nhớ bếp quê với làn khói mờ mỗi tinh sương, với ánh lửa bập bùng và dáng mạ ngồi khom mình lụi cụi. Mạ đã luôn ở trong tình yêu và sự kính trọng, trong niềm thương đằng đẵng của ba, của anh em chúng tôi. Nhưng, nhớ về mạ, những chắt chiu vun đắp để tròn phận mình và lo cho chồng, cho con, tôi thắt lòng mà đau đáu nỗi xót xa.

Dáng mạ dậy sớm nhen lửa trong tinh mơ rét mướt, việc nhà cửa ruộng vườn một tay mạ chu tròn. Thấp thoáng trong nết cần mẫn là những cố gắng và tình yêu luôn đủ đầy của người phụ nữ. “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Những buổi sớm mùa đông năm ấy, dáng mạ bên ánh lửa bập bùng, làn khói bảng lảng mỗi tinh sương đã nối dài thành tháng năm, thành cuộc đời, thành một phần trong ký ức cuộc đời tôi với bao thao thiết, thương kính và xót xa.

 

3. Từ khi mạ hoài thai và sinh tôi trong khó nhọc, tôi đã khóc suốt nhiều tháng trời và mạ phải đi khắp nơi để tìm người chữa chạy. Thế rồi, tôi cũng đã từ tay mạ lớn lên, khỏe mạnh cứng cáp và đứng dậy, bước đi bằng đôi chân của mình. Ngày qua ngày, tôi trưởng thành hơn lên, cao lớn hơn lên, hiểu nhiều thêm về cuộc đời, mạ không ở bên nắn nót dặn dò nữa. Tôi đã xa nhà, rời mạ để thành một chú điệu, nương tiếng mõ câu kinh mà khôn lớn khi tuổi mới lên 10.

Tôi đi mãi, lớn lên mãi. Một ngày trở về khi màu tóc đã pha sương, ngỡ mình hiểu rộng biết dài, dọc ngang thiên hạ, đúng sai đã qua hết cả, đã thấy, đã biết, đã như hiểu hết mọi bài học cần thiết trong đời, vậy mà lại tôi chợt nhận ra mình vẫn còn bé nhỏ. Với mạ, tôi vẫn là con trai mạ thương lo như ngày nào. Mạ đã thương lo một đời dường như chưa đủ. Tôi lớn lên mãi, rồi đi mãi, cuối cùng lại nhận ra không con đường nào rộng dài hơn tình thương của mạ!

Có những tháng ngày buồn hiu hắt khi bóng mạ đã nhòa nơi chân mây cuối trời. Gió rét thổi từng đợt thốc vào lòng người trống huơ trống hoải. Không có ai sống trong đời chỉ để gặm nhấm sự nhớ thương. Tôi trở về, nhìn vườn cây, góc sân, nhìn căn bếp cũ mà đau đáu khôn nguôi. Khói bếp không còn bay lên bảng lảng như ngày nào mà mắt cay xè và trái tim thắt lại một vùng đau. Ngày tháng nào đó, có thể mạ đã cô đơn tận cùng, lo lắng tận cùng… như những sớm mùa đông nối dài và mọi nỗi niềm gửi vào từng tiếng lách tách của củi khô, vào ánh lửa rạ rơm bập bùng trong đáy mắt...

“Thưa người, nước mắt chảy xuôi

Giọt mưa rơi xuống từ trời, nghìn xưa"

Lời thơ đọc lên mà tim tôi quặn thắt!

4. Nước mắt chảy xuôi, mưa xuống từ trời... Đó là lẽ thường của tự nhiên. Như người mẹ sinh ra con, thương lo cho đến lúc xuôi tay. Người con ấy sẽ lại tiếp nối thương lo cho những đứa con của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta được phép quên sót một phần ân phước của mình để quy hướng về mẹ cha, nguồn cội.

Tôi từng đọc được rằng: “Khi cưu mang trong dạ, có thể ta vô tình đạp vào bụng mẹ, làm cho mẹ đau. Nhưng, được mẹ sinh thành và tần tảo dưỡng nuôi, được mẹ chăm dạy nên vóc nên hình, một người con hiếu sẽ biết rằng không được làm đau lòng mẹ thêm một lần nào nữa”.

Tôi trở về am quê, bên căn bếp của mạ. Căn bếp một thời gắn bó với mạ cùng những bồ hóng, mạng nhện giăng đầy, những lỉnh kỉnh nồi xoong, chạn bát với đủ loại hành kiệu mắm nêm ấy sao quá chừng thân thương gần gũi! Những góc sân, mảnh vườn, những lá hoa, những ngọn cỏ cành cây nơi am quê buồn hiu hắt trong gió rét. Gần tới tròn trăm ngày mạ về cùng tiên tổ, cũng gần tới kỷ niệm đã hơn nửa của trăm năm ngày mạ sinh tôi trong khó nhọc. Khóm hoa nguyệt quế trắng tinh khôi, mẫu đơn thắm đỏ nở bung ra hiến tặng cho đời hương sắc, rồi rũ xuống, héo tàn và trở về cõi không thinh lặng. Những chiếc lá bồ đề rụng về cội sau khi đi trọn một vòng đời...

Xót lòng, đằng đẵng những nhớ thương...

"Bếp quê khói vẫn lên trời xưa xa"...

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.