Thông điệp “hậu” Covid-19

Xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh sau dịch Covid-19. Ảnh minh họa.
Xuất khẩu hàng hóa được đẩy mạnh sau dịch Covid-19. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Covid-19 đến (và dù chưa biến mất) nhưng “thảm khốc” hiện hữu. Dự báo kinh tế thế giới có thể tăng trưởng âm 3,5% trong năm nay, đánh dấu cuộc suy thoái lớn nhất kể những năm 1930 trở lại đây. Nhiều nền kinh tế lớn, các nền kinh tế mới nổi, trong đó có ASEAN đều được dự báo tăng trưởng âm.

Riêng với Việt Nam, WB dự báo tăng 4,9%, Fitch Ratings đưa ra là 2,8% nhưng quý 1 đã đạt 3,8% - tăng thấp nhất trong nhiều năm nhưng là mức tăng trưởng cao nhất trong ASEAN. Việt Nam chiến thắng Covid-19 đã là điều làm thế giới “kinh ngạc”. Trong gần 25 ngày qua, nghĩa là gần 1 tháng có ca nhiễm mới trong cộng đồng (trừ các ca nhiễm từ nước ngoài về), chưa có người tử vong.

Dân tộc Việt Nam có sẵn chất “đề kháng” là tinh thần đoàn kết, tiếp đó là tính kỷ luật và tuân thủ của người dân. Điều này cho thấy chân lý mỗi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích nhỏ của mình thì tất cả đều được lợi. Mặt khác Đảng, Nhà nước ta đã có quyết sách đúng, quyết liệt, đồng bộ.

Việt Nam tích lũy được nguồn lực nhờ những năm tăng trưởng thuận lợi gần đây. Điều này cho thấy Việt Nam không phải quá phụ thuộc vào thế giới như nhiều ý kiến và chứng tỏ năng lực nội sinh là vô cùng to lớn. Nền kinh tế như chiếc lò xo bị nén mạnh, giờ là lúc bung ra, trên cơ sở cần thúc đẩy giải pháp phấn đấu GDP 2020 đạt tăng trưởng trên 5% và kiểm soát lạm phát 4%.

Sau Covid-19, Chính phủ đã xác định 5 mũi “giáp công”: Thu hút đầu tư các thành phần kinh tế, trước hết là kinh tế tư nhân; thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công và khuyến khích tiêu dùng nội địa để khôi phục lại nền kinh tế vốn đã “đình trệ” trong 4 tháng đầu năm do dịch bệnh.

Nếu như chống Covid-19 tinh thần yêu nước đã được phát huy cao độ, thì hiện nay tinh thần yêu nước là hành động, quyết tâm mạnh mẽ vì nền kinh tế đất nước. Từ Chính phủ, người đứng đầu cho đến các bộ, ngành, trước hết là các bộ trưởng; chính quyền các địa phương, trước hết là các chủ tịch phải “xắn tay áo” với tinh thần cải cách và đổi mới, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới hỗ trợ doanh nghiệp.

Đây là lúc không phải “quyền anh, quyền tôi” mà vì đất nước, dân tộc, vì 100 triệu dân. Chống lại sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, gắn với ứng dụng công nghệ thông tin tốt một cách hiệu quả là yêu nước.

Sars-Cov-2 đã bị đẩy lùi ở Việt Nam, bây giờ là lúc chống lại “virus trì trệ”. Loại virus này nằm ngay trong chính mỗi cán bộ có trách nhiệm với đất nước. Những lúc khó khăn là lúc thể hiện bản sắc dân tộc. Nhìn bài học thành công về chống dịch Covid-19 có thể thấy rằng, khó khăn không phải thứ sinh ra để đánh bại Việt Nam mà bản lĩnh Việt Nam sẽ chiến thắng.

 Khó khăn do Covid-19 để lại không phải của riêng bất cứ ai. Và lúc này đây, cần tinh thần yêu nước bằng hành động, khắc phục khó khăn, đưa đất nước tiến lên. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?