“Hiến kế” tháo gỡ khó khăn ngành hàng cá tra

Ông Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh An Giang thăm một mô hình nuôi cá tra
Ông Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh An Giang thăm một mô hình nuôi cá tra
(PLVN) - Chiều qua (7/5), tại An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị bàn về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong bối cảnh dịch Covid-19. 

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ; lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh cùng các DN sản xuất và kinh doanh thương mại ngành hàng cá tra.

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2019, ngành hàng cá tra đối mặt nhiều khó khăn khi nguồn cung tăng, giá cá tra nguyên liệu, giá xuất khẩu giảm mạnh. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng. Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 đạt 6.205ha (tăng 15% so với năm 2018), sản lượng đạt 1,72 triệu tấn (tăng 21,1% so với cùng kỳ 2018), kim ngạch xuất khẩu đạt 2,0 tỷ USD (giảm 11,4% so với 2018). 

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích nuôi mới cá tra năm 2019 là 3.824ha, diện tích thu hoạch 3.947ha, sản lượng đạt hơn 1,26 triệu tấn với năng suất trung bình 320 tấn/ha, cao hơn 1 tấn/ha so với năm 2018. Các tỉnh có số lượng giống thả cao như Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ. 

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản cho biết, dịch bệnh bùng phát mạnh tại các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, một số quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, là những thị trường lớn và trọng điểm của xuất khẩu cá tra. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến ngày 30/3/2020 đạt 334 triệu USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ 2019.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong bối cảnh chung của dịch Covid-19, các DN sản xuất, kinh doanh thương mại ngành hàng cá tra gặp nhiều khó khăn về vốn và lãi suất. “Lượng hàng còn tồn đọng trong kho tăng mạnh. Các kho lạnh đều đầy. Nhiều DN phải thuê kho lạnh để chứa hàng hoặc trang bị thêm các kho lạnh mới. Vì mặc dù xuất khẩu không được nhưng cá đến kích thước phải thu hoạch và phải có chỗ chứa”, ông Quốc nói.

Ngoài vấn đề ảnh hưởng do dịch, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, một trong những nguyên nhân khó khăn của ngành hàng cá tra là do tình hình liên kết giữa sản xuất (hộ nuôi cá tra) và tiêu thụ (DN thu mua cá tra) chưa gắn kết, còn mang tính thời vụ; việc chia sẻ lợi nhuận và rủi ro không hài hòa giữa các bên tham gia chuỗi liên kết, thiếu tính bền vững. Đặc biệt sự tác động rõ nhất là khi có biến động thị trường. Việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi cá tra tại các tỉnh ĐBSCL chưa đồng bộ. 

Theo dự báo, ngành hàng cá tra có khả năng phục hồi hoàn toàn từ quý III/2020 và riêng thị trường Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối tháng 5/2020. Vì vậy cần có kịch bản điều tiết sản xuất để tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu. Song song đó, Ấn Độ cũng là một thị trường tiềm năng của ngành hàng cá tra Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Võ Đông Đức, TGĐ Cty Caseamex cho biết, hiện các DN đang gặp rất nhiều khó khăn, gián đoạn nhiều lĩnh vực, đặc biệt đầu ra gần như bế tắc. Vì đó, ông Đức kiến nghị, cần có giải pháp để DN nhanh chóng được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Để ngành cá tra khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triển, ông Quốc đề nghị cần có giải pháp thúc đẩy chất lượng ngành cá, triển khai cải thiện chất lượng con giống. Bên cạnh đó hỗ trợ DN tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường mới, xây dựng kênh phân phối thị trường nội địa.  

Nói về vai trò của ngành hàng cá tra, bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư Tỉnh ủy An Giang khẳng định, với An Giang đầu tư, phát triển con cá tra cũng là đầu tư phát triển kinh tế địa phương, cá tra gặp khó khăn là kinh tế tỉnh gặp khó khăn. Vì vậy, tỉnh sẽ tính toán và đưa ra nhiều giải pháp để phát triển cá tra và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. 

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Việt Nam đã hình thành một ngành kinh tế về con cá tra. “Con cá tra đi 119 nước và mang lại 2 tỷ USD/năm. Không chỉ hình thành một ngành hàng mà còn giúp phát huy tiềm năng lợi thế của một vùng châu thổ”, ông Cường nói trong thời gian tới, cần tập trung vào các thị trường trọng điểm Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản… và mở các thị trường tiềm năng mới.

“Đặc biệt, phải chú ý phát triển thị trường nội địa. Trong tháng 6, Bộ sẽ mời đại diện hiệp hội ngành hàng, các công ty lớn làm việc với các tập đoàn phân phối để tập trung phát triển thị trường nội địa”, ông Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.