Sẽ triển khai hóa đơn điện tử để giám sát thị trường bán lẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Mới đây có thông tin, Tổng cục thuế sẽ tiến hành triển khai đề ánHóa đơn điện tử (HĐĐT) để nắm bắt khối lượng bán hàng của các siêu thị. Đây cũng là ý kiến của chuyên gia kinh tế thương mại Vũ Vinh Phú trong nỗ lực yêu cầu minh bạch thuế của các siêu thị, nhằm tránh thất thoát thuế của nhà nước.

Thu nhập kếch sù do không công khai thuế…

Ông Phú cũng cho biết, ở một số nước láng giềng Việt Nam, việc siêu thị bán một cái bút là lập tức thông tin đó “chạy” về cơ quan thuế, còn ở nước ta vẫn đứng yên trong phần mềm bán hàng của siêu thị. Cả ngày bán hàng hóa bao nhiêu cũng chỉ kế toán siêu thị biết. Trong khi các nước quản lý doanh thu bán hàng bằng kỹ thuật, công khai, còn ở Việt Nam có khi bán 5 sản phẩm chỉ nộp thuế 1 sản phẩm.

Thực tế, trong những ngày quan sát thị trường bán lẻ ở vài siêu thị lớn ở thủ đô đủ để chúng tôi nhận thấy, số lượng hàng hóa bán lẻ của các siêu thị là một con số khổng lồ. Những thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa được công bố gần đây, như tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 là hơn 3,1 triệu tỷ đồng; năm 2016 đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng mới chỉ là con số do các DN siêu thị tự kê khai. “Con số thật của tổng mức bán lẻ hàng hóa này chắc hẳn phải lớn hơn rất nhiều” - chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú khẳng định.

Vị chuyên gia này cũngbày tỏ, thị trường quốc tế được biết đến như một thị trường minh bạch với các khoản thuế công khai từ cách đây khoảng 20 năm. Cụ thể, từ những năm 80, đất nước Nga, đất nước Hàn Quốc đã công khai minh bạch thuế ở thị trường bán lẻ từng đồng một. Theo ông Phú, hầu hết các siêu thị đều có máy tính kết nối về sở thuế, bán được mặt hàng nào là sở thuế nắm được và cộng tiền thuế ngay.

Với kinh nghiệm của một chuyên gia lăn lộn trong thị trường bán lẻ từ thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Phú kể lại, nhân viên IT của ông đã từng hỏi ông về việc “giảm doanh số bán hàng lúc cuối ngày” để bớt thu nhập chịu thuế nhưng bị ông từ chối thẳng thừng. Do đó, theo ông, việc kết nối máy tính từ các siêu thị đến các phòng thuế, chi cục thuế là việc cần phải làm ngay để tránh thất thu lượng thuế quá lớn từ các hệ thống bán lẻ này. 

Hiện cả nước có 700 siêu thị, trong đó có khoảng 100 siêu thị FDI nhưng số lượng hàng hóa bán ra tại một điểm của siêu thị FDI gấp đến 7-8 lần các siêu thị nội, do các siêu thị này có nhiều lợi thế cạnh tranh, giá lại rẻ hơn nhiều so với giá của siêu thị nội. “Việc kết nối phần mềm máy tính với các siêu thị trước hết tránh việc các ông chủ nước ngoài làm ăn lớn, lãi nhiều nhưng liên tục báo lỗ, khiến ngân sách nhà nước thất thoát một khoản thuế quá lớn” - ông Phú bày tỏ. 

Hiện nay, doanh thu nộp ngân sách của các trung tâm thương mại, tổ chức và các cá thể kinh doanh tại các địa phương hầu hết vẫn trong “vòng bí mật”, chưa được các địa phương công khai. “Điều này dẫn tới những siêu thị nghiêm túc sẽ bị thiệt thòi, trong khi những đơn vị nào trốn thuế chắc chắn sẽ có lợi nhuận kếch sù một cách bất hợp pháp” - ông Vũ Vinh Phú đặt vấn đề.

Sẽ triển khai hệ thống kết nối phần mềm với siêu thị

Theo một chuyên viên tài chính kế toán, việc người tiêu dùng không yêu cầu xuất hóa đơn sẽ dẫn đến 2 hệ lụy: nhà nước bị ăn chặn thuế VAT (do các siêu thị thu hộ và buộc phải nộp về cho nhà nước) và khoản thu thuế từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ bị giảm đáng kể. Vị chuyên viên này cho biết, theo luật, tất cả các hóa đơn bán lẻ mà người tiêu dùng không xuất hóa đơn VAT thì cuối ngày siêu thị cũng sẽ phải xuất VAT để phù hợp với khối lượng mua đầu vào. 

Vì “Nếu họ không xuất hóa đơn VAT thì hàng hóa của họ sẽ chất đầy trong kho, không thể tiếp tục nhập hàng hoặc họ sẽ phải nghĩ ra một kế sách nào đấy để tiêu hủy lượng hàng tồn kho do không có hóa đơn VAT bán ra”. Tuy nhiên, bất cấp chính là ở chỗ, do không bị kiểm soát nên hệ thống sổ sách kế toán siêu thị sẽ… làm lại để làm sao lãi ít thôi; để làm sao số lượng tiền nhập vào và số lượng tiền bán ra không chênh lệch nhau nhiều, để công ty không phải nộp thuế TNDN. 

Theo quy định,TNDN được tính dựa trên doanh thu bán ra trừ đi các chi phí đầu vào. Nếu doanh thu bán ra gần bằng hoặc lớn hơn không đáng kể so với chi phí đầu vào thì số tiền thuế TNDN sẽ phải đóng không đáng kể. Vấn đề kiểm soát TNDN đã được xem xét đề cập từ khoảng 10 năm nay nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có cách nào để kiểm soát, ngoại trừ trông chờ vào sự công bố của các DN.

Trước những phân tích này, có thể thấy, trước mắt, muốn kiểm soát được lượng hàng hóa bán ra trong các hệ thống bán lẻ thì cần phải có kết nối phần mềm bán hàng giữa các siêu thị và cục thuế để kiểm soát doanh thu” - ông Phú khẳng định. 

Và có vẻ như việc giám sát hệ thống bán lẻ sắp được thực thi khi đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo lộ trình triển khai đề án HĐĐT đã được Bộ Tài chính phê duyệt thì trong thời gian tới sẽ thực hiện kết nối trực tiếp phần mềm bán hàng của các cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế. 

Theo đề án này, trong giai đoạn 1 (2017-2018), trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm đối với 200 DN tại TP Hà Nội và TP.HCM, sẽ tiếp tục mở rộng thí điểm tại hai địa bàn này và 8 tỉnh thành phố khác, với số lượng dự kiến khoảng 12.000 DN. 

Giai đoạn 2 (từ năm 2018-2020), Tổng cục Thuế sẽ triển khai mở rộng toàn bộ người nộp thuế bao gồm các DN và cá nhân kinh doanh theo hướng thu thập dữ liệu HĐĐT của các DN tự triển khai HĐĐT, thu nhập dữ liệu từ máy tính tiền, phần mềm bán hàng của nhà hàng, siêu thị, khách sạn... 

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.

Chính phủ Anh kỳ vọng sử dụng taxi bay vào năm 2028,

Xe điện bay hình đĩa bay với tốc độ hơn 400km/giờ (Ảnh: Daily Mail)
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những bản vẽ của Leonardo Da Vinci, chiếc xe bay điện Invo Moon không chỉ mang thiết kế hình đĩa bay độc đáo mà còn sở hữu khả năng bay tự động, yên tĩnh và hiệu quả. Với tốc độ lên tới 250 dặm/giờ (hơn 400km/giờ) và tầm nhìn toàn cảnh 360 độ, đây có thể là bước đột phá cho ngành giao thông đô thị trong tương lai.