Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.

Thấy áo dài là thấy Tết

Cận kề ngày Tết, đến các địa điểm như Hoàng thành Thăng Long, đường Phan Đình Phùng, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, triển lãm phố Hàng Bạc... sẽ thấy hình ảnh các nam thanh, nữ tú trong bộ áo dài đang khoe sắc, đón xuân chụp những bộ ảnh Tết. Tà áo dài đủ màu sắc, được tô thắm bằng nụ cười rạng rỡ, hạnh phúc của những người Việt Nam đang chuẩn bị cho năm mới Ất Tỵ.

Trong những năm gần đây, người trẻ Việt Nam dần quay lại, dành tình yêu cho những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Áo dài đã trở thành một “tín vật” thân thương, được giới trẻ “diện” trong dịp lễ Tết đặc biệt. Thậm chí, đối với nhiều người, cứ đến Tết là phải có áo dài.

Thúy Hiền (30 tuổi, sinh sống ở Hà Nội) cho biết, mỗi năm cô đều mua một bộ áo dài mới chụp những “pô” ảnh chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Hiền tâm sự: “Chỉ cần mặc bộ áo dài truyền thống, cầm nhánh hoa đào, hoa mận, giỏ mây tre đan, đi dạo trên khắp đường phố Hà Nội, là tự dưng lòng tôi lại nôn nao đón Tết đến, Xuân về”. Cô thường chọn những bộ áo dài màu đỏ, màu cam, màu hồng... mang sắc thái rực rỡ, may mắn chuẩn bị tâm thế đón Tết Nguyên đán. Tính đến năm nay, Hiền đã có khoảng gần 10 năm đón Tết bằng những bức ảnh khoác lên mình bộ áo dài truyền thống của dân tộc.

Giống với Thúy Hiền, Bạch Dương (24 tuổi, sinh sống ở Hà Nội) rất thích mặc áo dài, đặc biệt trong dịp lễ, Tết, ngày lễ trọng đại. Cô chia sẻ: “Mỗi khi khoác lên mình tà áo dài, tôi thấy mình dịu dàng, nữ tính, xinh đẹp. Tôi cảm nhận như mình đang hòa nhịp vào dòng chảy lịch sử của quê hương, đất nước”.

Mỗi năm, cô đều mua hoặc đặt may những bộ áo dài có màu sắc tươi sáng, rực rỡ phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán. Để có được những bộ ảnh đẹp, cô thường di chuyển đến các địa điểm như: phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), chùa Địa Tạng Phi Lai Tự (Hà Nam), Cố đô Huế (Huế), làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội)... Mỗi năm tùy vào điều kiện kinh tế, thời gian mà cô và bạn bè sẽ chọn địa điểm phù hợp để chụp các bức hình đón Tết.

Dương cho biết: “Có những địa danh vốn đã quen thuộc với người Việt Nam như Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm, Cố đô Huế nhưng khi mặc áo dài chụp ảnh lại đem đến một cảm xúc rất khác biệt. Đặc biệt, vào những ngày Tết cổ truyền, chúng tôi như được đắm chìm không gian văn hóa, sống cuộc đời tựa ông cha, tổ tiên mình thời xa xưa”.

Còn đối với Nguyễn Thu Hằng (24 tuổi, sinh sống ở Hà Nội), áo dài hiện nay đang đến gần hơn với giới trẻ. Bằng những mẫu mã đa dạng, từ áo dài truyền thống chiết eo, đến áo dài cách tân thoải mái, rộng rãi. Mỗi bộ áo dài lại mang đến vẻ đẹp khác nhau cho người mặc, phù hợp từng vóc dáng, cá tính. Vì vậy, người trẻ như Hằng ngày càng thích mặc áo dài.

Đối với Thu Hằng, áo dài có vị trí quan trọng trong trái tim của cô.

Đối với Thu Hằng, áo dài có vị trí quan trọng trong trái tim của cô.

Cô kể: “Tết cổ truyền của Việt Nam, tôi và gia đình luôn chuẩn bị những bộ áo dài mặc đi thăm họ hàng, bạn bè và du xuân. Nhưng không chỉ ngày Tết, mà ngay cả ngày bình thường, khi đi uống cà phê, đi chơi với bạn bè tôi cũng rất thích mặc áo dài”. Đối với Hằng, áo dài đem đến cho cô cảm giác cổ điển, nhẹ nhàng, thân thương. Hằng chia sẻ, từ bé, cô đã rất thích nhìn các bà, các mẹ diện những bộ áo dài trong các dịp lễ, Tết đặc biệt. Chỉ cần khoác mình bộ áo dài, thêm chuỗi vòng cổ ngọc trai hoặc vòng bạc và chiếc túi xách nho nhỏ, đã khiến cho người mặc tôn lên vẻ đẹp quý phái, đài các, trang nhã.

Về lý do lựa chọn chụp ảnh với những bộ áo dài trước Tết Nguyên đán, cô chia sẻ: “Tết Nguyên đán là một dịp lễ cổ truyền đặc biệt của mỗi người Việt Nam. Đây là khoảng thời gian sum họp, đoàn viên bên gia đình, nhớ về cội nguồn của bản thân. Vì vậy, tôi rất hạnh phúc được khoác lên mình bộ dài truyền thống, tượng trưng cho vẻ đẹp kín đáo, đài các, đoan trang của người Việt Nam suốt bao thế hệ nay”.

Việt phục “hoài cổ” cho những ngày Tết xưa

Tết đâu chỉ có mỗi áo dài, hiện nay, với xu hướng “hoài cổ”, người trẻ còn rất “chịu chi” vào những bộ Việt phục khác nhau. Có những người sau nhiều năm chụp áo dài, đã đổi sang những bộ trang phục khác như áo tứ thân, áo ngũ thân, áo lực bình... Tết đến, Xuân về, cần đến những di tích lịch sử, không khó nhìn thấy các “nàng tiểu thư”, “quý công tử” đến từ nhiều triều đại lịch sử khác nhau.

Vũ Minh Anh (22 tuổi, sinh sống ở Hà Nội) rất thích những bộ Việt phục. Tết Nguyên đán là một dịp lễ đặc biệt lớn của người Việt Nam, vì vậy, cô muốn có một bộ ảnh thật độc đáo. Minh Anh chia sẻ: “Tôi có nhiều năm chụp ảnh áo dài vào dịp Tết cổ truyền. Năm nay, tôi muốn thay đổi bằng bộ áo tấc tay dài. Đây là mẫu Việt phục tương đối khó để mua được. Tôi phải đặt may trước Tết gần một tháng để kịp chụp bộ ảnh đẹp”.

Minh Anh cho biết, hiện nay các mẫu Việt phục ngày càng đa dạng và đẹp hơn rất nhiều. Mỗi mẫu mã được may bằng loại vải khác nhau, có loại lụa mềm mại, có loại bằng vải xước,... Màu sắc rất đa dạng, trẻ trung và phù hợp với những người trẻ. Cô cho biết: “Mỗi bộ Việt phục ngày nay không chỉ là một dấu tích lịch sử đáng trân trọng đối với giới trẻ, mà còn là một bộ trang phục gần gũi, mỹ miều mà bất cứ thanh, thiếu niên nào cũng muốn khoác lên mình”.

Ngoài áo dài, những bộ Việt phục đang được nhiều người trẻ lựa chọn để chụp ảnh du xuân, đón Tết. (Nguồn: Leika)

Ngoài áo dài, những bộ Việt phục đang được nhiều người trẻ lựa chọn để chụp ảnh du xuân, đón Tết. (Nguồn: Leika)

Cũng giống như Minh Anh, Trần Nam (19 tuổi, sinh sống ở Hà Nội, đang là sinh viên năm nhất) rất thích mặc bộ Việt phục. Anh chia sẻ: “Tôi vô cùng thích nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Những bộ cổ phục Việt đem lại cho tôi cảm giác cổ kính, trang nghiêm. Vì vậy, Tết năm nay, tôi lựa chọn áo giao lĩnh để chụp một bộ ảnh cổ trang cho dịp Tết”. Nam tâm sự, bộ đồ anh phải đặt thuê trước 2 tuần để có mẫu vải ưng ý nhất.

Chia sẻ về lý do mặc Việt phục chụp bộ ảnh Tết, anh vui vẻ cho biết: “Tết Nguyên đán là một dịp lễ thiêng liêng, đặc biệt đối với tôi và hàng triệu người Việt Nam trên toàn thế giới. Đó là giây phút thiên nhiên, đất trời hòa nhịp với con người đón một năm mới thuận hòa, êm ấm. Tôi muốn có một bộ ảnh lấy cảm hứng từ giá trị văn hóa quý báu mà ông cha đã để lại cho dịp đặc biệt như vậy. Tôi hy vọng, những bức ảnh của mình có thể lan tỏa tình yêu lịch sử, yêu trang phục Việt cho người trẻ Việt Nam”.

Thực tế, người trẻ hiện nay rất trân trọng những ngày Tết Nguyên đán. Đối với giới trẻ, Tết Nguyên đán là ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và bắt đầu của năm mới. Đây là thời điểm để mọi người tạm gác lại những lo toan, muộn phiền của năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều hy vọng, khởi đầu mới.

Theo quan niệm của người Việt Nam, Tết Nguyên đán là thời điểm mà đất trời giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đây là thời điểm để con người cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình an khang, hạnh phúc.

Tết cũng là dịp giao thoa giữa con người và thần linh, dịp để con người bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, cầu mong sự phù hộ cho gia đình trong năm mới. Giao thoa giữa con người với con người, khi mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau chúc Tết, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thắt chặt tình cảm gia đình, làng xóm.

Hướng đến giá trị văn hóa, gia đình, truyền thống, người trẻ muốn có những bức ảnh đặc biệt lưu giữ khoảnh khắc giao mùa đẹp đẽ nhất trong năm. Áo dài, Việt phục chính là lựa chọn hàng đầu của thanh, thiếu niên trong vài năm trở lại đây. Những bộ trang phục truyền thống lại càng được yêu mến hơn với cách tân, biến tấu từ kiểu dáng, màu sắc đến phụ kiện, phù hợp với thị hiếu của người trẻ.

Vì vậy, mà đối với nhiều cô gái, chàng trai 9x, 10x ngày nay, Tết là phải có áo dài, cổ phục Việt, có đồ trang trí như câu đối đỏ, dây bánh chưng, nhành đào thắm thì mới “đúng chuẩn” là Tết. Tết cứ như vậy, trở thành một mùa mà “nhà nhà, người người” khoe sắc, đón Xuân với những tà áo truyền thống của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Với người xưa, tháng Chạp được coi như "tháng Tết", "về nhà ăn Tết". (Ảnh: Tuấn Ngọc).

Tháng Chạp đến rồi kìa

(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.

Đọc thêm

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.
(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.

Di sản ca trù trong công nghiệp văn hóa

Hoạt động hát ca trù tại đền Quan Đế (Hà Nội) thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Tất Sơn)

(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.