Rộn ràng sắc màu truyền thống đón Tết Nguyên đán

Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. (Ảnh: PV)
Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Năm 2025, xu hướng đón Tết cổ truyền hướng về những giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm dân gian mộc mạc, gần gũi đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Các địa điểm, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống cũng đang là ưu tiên của người dân.

Tìm về văn hóa truyền thống

Những ngày cận Tết, phố Hàng Mã, Hà Nội đã “thay áo” rực rỡ sắc màu đỏ tươi, dây hoa, câu đối chuẩn bị đồ trang trí cho Tết Nguyên đán năm 2025. Năm nay, các món hàng như dây bánh chưng xanh, hoa đào, hoa mai giả, đèn lồng đỏ, câu đối, dây pháo giả đang là các mặt hàng bán chạy. Từng sản phẩm được làm chi tiết, cầu kỳ, góp phần làm nên những gánh quà Tết sống động, y như thật, vừa mộc mạc, gần gũi lại vừa mang hương vị riêng có của Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, các mặt hàng như những set trang trí Tết mua theo bộ gồm mâm ngũ quả (giả), câu đối, giỏ mây tre đan,... cũng đang là mặt hàng được những gia đình có điều kiện kinh tế chuẩn bị để trang trí lại nhà cửa. Mỗi set (bộ) có giá từ vài trăm nghìn cho đến cả triệu bạc. Các loại quạt giấy, dây trang trí truyền thống cũng là món hàng được nhiều người mua quan tâm.

Bà Trịnh Thị Duân, một tiểu thương ở phố Hàng Mã cho biết, các khung trang trí, quạt trang trí, dây câu đối hiện đang là món đồ bán chạy nhất ở sạp hàng của bà. Năm nay, những món hàng tại sạp của bà không chỉ nhập từ các xưởng thủ công, các làng nghề mà có rất nhiều nghệ nhân trẻ tốt nghiệp các trường mỹ thuật tự tay làm. Tùy vào kích cỡ, độ đẹp, độc đáo, hài hòa của mỗi món hàng, bà Duân bán giá thành khoảng từ 300.000 nghìn cho 2 triệu đồng.

Mùa Tết cổ truyền năm nay, thú chơi lan cũng rất được ưa chuộng. Ngay từ đầu tháng Chạp, loài hoa này đã được các thương lái, chủ cửa hàng trưng bày ngập tràn trên nhiều tuyến phố của Hà Nội như: Trương Định, Thái Hà, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hoa Thám,... Nhiều người dân, đặc biệt là những người trung niên, người lớn tuổi đã đến đây chiêm ngưỡng và lựa chọn những chậu hoa ưng ý.

Thú chơi hoa lan vốn có từ lâu đời ở Việt Nam, đây là một thú chơi công phu, đòi hỏi nhiều tâm huyết. Để làm hài lòng các khách hàng khó tính, năm nay chủ vườn lan, lái thương đã thiết kế thêm nhiều cách trang trí, cách trồng mới lạ như trồng trong các chậu sứ, ghép lũa dáng bonsai,... vô cùng đa dạng với nhiều dòng lan khác nhau như lan hồ điệp kích cỡ mini (nhỏ), kích cỡ trung, kích cỡ lớn.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc

Bên cạnh món đồ trang trí truyền thống, các tỉnh, thành phố đã có rất nhiều chương trình hấp dẫn chuẩn để người dân vui Xuân, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Tại Hà Nội, Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 16 - 20/1/2025, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ (Hà Nội).

Chương trình có sự tham gia của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội và có sự góp mặt của gần 100 nhà vườn tham dự Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh, đào cảnh. Đây là dịp khách tham quan sẽ được tìm hiểu thêm về nghề thủ công truyền thống - nghề trồng đào Nhật Tân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

Tại TP HCM, nơi được vinh danh là điểm đến lễ hội hàng đầu châu Á cũng sẽ diễn ra nhiều sự kiện sôi động. Chia sẻ với truyền thông, từ cuối tháng 12 (Dương lịch), Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM cho biết, năm nay, thành phố sẽ có khoảng 20 sự kiện mừng Xuân Ất Tỵ. Đây được xem là cơ hội để TP HCM thu hút khách du lịch dịp Tết. Một số hoạt động hấp dẫn của TP HCM như: Chợ hoa Xuân trên bến dưới thuyền, Lễ hội Tết Việt và Đường hoa Nguyễn Huệ. Đặc biệt, TP HCM sẽ tổ chức triển lãm “Mừng Xuân Ất Tỵ - Mừng Đảng quang vinh” từ ngày 25/1 đến 9/2/2025, tại Công viên Lam Sơn (đối diện Nhà hát thành phố) và đường Pasteur - Lý Tự Trọng (quận 1).

Ở Đà Nẵng, để chuẩn bị cho người dân đón Tết Ất Tỵ, thành phố sẽ tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật phong phú, như “Xuân yêu thương”, hội chợ xuân, lễ hội văn hóa ẩm thực Tết Quảng Đà. Những phiên chợ ngày Tết với các gian hàng đặc sản, hoạt động vui chơi, khám phá Tết cổ truyền, cùng các lễ hội mùa xuân như “Hội ngộ muôn sắc hoa” và “Bản giao hưởng mùa xuân” sẽ tạo nên không khí sôi động và đầy màu sắc cho thành phố.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Hơn 300 nghệ sĩ hội tụ, sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ trở thành 'lễ hội kiểu mẫu'

Rước kiệu truyền thống - nghi lễ quan trọng mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Vũ Tuân)
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.

Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Khai hội Đền Bà Triệu năm 2025

Toàn cảnh lễ khai hội Đền Bà Triệu năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới phát hiện

Các thuyền được phát hiện vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
(PLVN) -  Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.

Người “neo giữ” biểu tượng bản sắc văn hóa dân tộc Dao

Ông Phùng Ngọc Hòa, người “giữ lửa” nghề làm nỏ truyền thống ở Bắc Kạn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng, ông Phùng Ngọc Hòa (thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm nỏ. Ông là người duy nhất của vùng còn lưu giữ cách chế tác nỏ thủ công. Những chiếc nỏ từ lâu đã trở thành niềm tự hào của ông và là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc Dao nơi đây. Trải qua thời gian thăng trầm, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một, bị quên lãng khiến ông trăn trở mỗi ngày.

TP Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ Gia Hội

Một góc phố cổ Gia Hội. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Phố cổ Gia Hội (phường Gia Hội, quận Phú Xuân, TP Huế) từng là khu vực sầm uất bậc nhất của Kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Trải qua thời gian, nguồn di sản vô giá của khu phố cổ này đang mai một từng ngày. Trước thực trạng này, việc bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ đang được chính quyền và người dân quan tâm.