Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.

Chiêu Dung Công chúa ngự đồng cứu dân…

Chầu Đệ tứ là một vị thánh trong đạo Mẫu tứ phủ Việt Nam. Chầu Đệ tứ - người đứng thứ tư trong hàng tứ phủ Chầu Bà, danh hiệu là Chiêu Dung Công chúa. Chầu Đệ tứ được coi là người hầu cận bên thánh Mẫu. Tương truyền, Chầu Bà vốn là Bồng Lai Tiên Nữ, cũng có tài liệu ghi rằng bà là Mai Hoa Công chúa trên thiên cung, giáng sinh vào nhà họ Lý, với tên là Lý Thị Ngọc Ba. Quê hương của bà ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Với tính cách thông minh, chính trực, Chầu Đệ tứ lập nhiều công trạng phò vua, giúp nước và được giao trấn giữ vùng sông nước Hà Trung. Trong chầu văn có hát: “Đấng Nam thiên nữ trang Nghiêu Thuấn/Đất Sơn Nam có đấng trâm anh/Quê hương An Thái xã danh/Có Chầu Đệ Tứ hách danh còn truyền/Điều thời phụng sắc Hoàng thiên/Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa/Ra uy sát quỷ trừ tà/Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng/Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng/Chiêu Dung Công chúa ngự đồng cứu dân...”

Di tích văn hóa đền Chầu Đệ Tứ (đền Cây Thị) đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm1992. (Ảnh: Thùy Dương)

Di tích văn hóa đền Chầu Đệ Tứ (đền Cây Thị) đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm1992. (Ảnh: Thùy Dương)

Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) Trần Văn Toản thông tin, chầu Đệ tứ là một vị Thánh có công bảo quốc hộ dân được nhiều triều đại phong tặng. Đối với một thanh đồng, Chầu Đệ Tử là một vị thánh được Vua Mẫu giao quyền khâm sai cai đồng thủ mệnh. Ngài có ngôi vị vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Theo lưu truyền, đền thờ Chầu Bà được tạo lập cách đây khoảng hơn 600 năm vào thời Hậu Lê, trải qua năm tháng chiến tranh, có thời điểm ngôi đền đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn nền đất và tòa thạch động. Ngôi đền nằm ở vị trí đắc địa, lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông Lèn.

Để tưởng nhớ công lao của bà, vào những năm 90 của thế kỷ trước cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành trong vùng cũng như du khách thập phương, chính quyền và Nhân dân xã Hà Ngọc đã từng bước xây dựng, tôn tạo ngôi đền tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh. Đến ngày hôm nay, dù còn nhiều khó khăn, ngôi đền đã được tôn tạo khang trang và thu hút ngày càng đông khách thập phương về chiêm bái, khấn lễ.

Khu đền thờ chính gồm: Cung đệ nhất thờ tam tòa thánh Mẫu, cung đệ nhị thờ Chầu Đệ tứ và hội đồng thánh Chầu, cung đệ tam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và hội đồng quan lớn. Ngoài ra, hai lầu của đền thờ hội đồng thánh cô và thánh cậu. Bên cạnh đó là tháp bút uy nghi. Mái đền được chạm khắc tinh tế, công phu với hình tượng rồng vờn mây tạo sự uy nghi mà không mất đi nét mềm mại, uyển chuyển. Linh vật trên đỉnh cột oai nghiêm ngày đêm trấn giữ nơi đền thiêng.

Trong bức tranh sơn thủy hữu tình ấy, tiếng hát văn khi thì khoan thai, dìu dặt, khi thì lảnh lót ngân vang như mời gọi bước chân du khách về với một miền văn hóa - tâm linh. Đền Chầu Đệ Tứ là một ví dụ điển hình cho việc kết hợp giữa kiến trúc đền thờ truyền thống với thiên nhiên và văn hóa dân gian địa phương. Các tượng thần và hình ảnh tôn thờ trong đền thường liên quan đến các vị thần thần thoại và các nhân vật lịch sử quan trọng.

Di tích văn hóa đền Chầu Đệ Tứ (đền Cây Thị) đã được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm 1992, trong quần thể gồm có đền Cây Thị, núi Chum Vàng, động Ngọc, động Công Đinh, hang Đại Bàng.

Gìn giữ, trao truyền tín ngưỡng thờ Mẫu

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc cho hay, từ trước đến nay, ngôi đền chưa có thủ nhang, đồng đền nên việc thực hiện các nghi lễ tâm linh vào các dịp tuần tiết, lễ hội vẫn còn nhiều hạn chế. Để phát huy hết giá trị về tâm linh, thúc đẩy du lịch tâm linh, chính quyền địa phương cùng Nhân dân xã Hà Ngọc mong muốn tìm được một người đủ tâm, đủ tầm, am hiểu sâu về lĩnh vực tâm linh về làm thủ nhang, trước để phụng sự Tiên Thánh, sau để giúp chính quyền cùng ban quản lý, phát huy được các giá trị văn hóa của ngôi đền. Tháng 12/2024, tại Di tích đền Chầu Đệ Tứ - đền Cây Thị (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), UBND xã Hà Ngọc, Ban Quản lý Di tích đền Chầu Đệ Tứ đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm thủ nhang đền Chầu Đệ Tứ đối với thủ nhang đồng đền Trần Anh Tuấn và Lễ nhập tự Cây Thị linh từ. Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Đảng ủy, chính quyền, Ban Quản lý cùng thủ nhang Trần Anh Tuấn sẽ cố gắng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đền Chầu Đệ Tứ.

Thủ nhang Đền Chầu Đệ Tứ Trần Anh Tuấn thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu góp phần bảo tồn và phát huy, trao truyền các giá trị Di sản.

Thủ nhang Đền Chầu Đệ Tứ Trần Anh Tuấn thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu góp phần bảo tồn và phát huy, trao truyền các giá trị Di sản.

Thủ nhang Trần Anh Tuấn cho hay, Chầu Bà Đệ Tứ đã trở thành một biểu tượng tôn thờ và tâm linh quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng Đạo Mẫu tại Việt Nam. Với những trăn trở phụng sự quê hương, bản thân ông đã có nhân duyên lớn và quyết định công đức, xây dựng chính điện thờ Chầu Bà Đệ Tứ. Thủ nhang Trần Anh Tuấn chia sẻ thêm: “Sinh thời, mẹ tôi đi khắp nơi hoằng dương Thánh đạo. Năm 2006, khi mẹ mất, để lại tâm nguyện xây dựng đền Chầu Đệ Tứ. Năm 2009, tôi công đức xây lại đền như một cơ duyên, dù không ai giao trọng trách trông nom nhưng tôi luôn gìn giữ đền khang trang và chính thức được làm thủ nhang. Thực hiện được tâm nguyện của mẹ tôi rất vui, vui hơn nữa là việc hoằng dương Thánh đạo đi vào quy củ, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương. Tôi mong được góp phần gìn giữ phát huy phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu - di sản phi vật thể của nhân loại cũng như quảng bá ngôi đền thiêng niên đại 600 năm để nhiều người trong nước và bạn bè quốc tế biết đến di tích nhiều hơn, phát triển du lịch tâm linh của quê hương”.

Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo Mẫu Việt Nam cho biết, từ xưa đã có câu: “Bà Đệ tứ khâm sai, bà quyền cai 4 phủ”. Đó là Thiên phủ (trời), Địa phủ (đất), Thoải phủ (nước) và Nhạc phủ (rừng núi). Chầu Đệ tứ là một vị thánh trong đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam. Chầu Đệ Tứ được coi là người hầu cận bên thánh Mẫu. Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vị thánh chầu thứ tư trong hàng Tứ phủ Chầu Bà, Chầu rất gần gũi và hầu cận kề bên cạnh Đức Thánh Mẫu thần chủ. Sau khi trở lại Thiên đình, chầu lại được Thánh Mẫu giao quyền khâm sai Tứ Phủ, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh các thanh đồng - là những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, trực tiếp giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến. Lúc thanh nhàn, chầu truyền các nàng tiên vân du, dạo cảnh khắp chốn, từ miền quê ra tới kinh kỳ.

Ngôi đền thờ Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm .(Ảnh: Thùy Dương)

Ngôi đền thờ Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm .(Ảnh: Thùy Dương)

“UNESCO đã ghi danh thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Vì thế, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy vốn quý của dân tộc. Vai trò của thủ nhang rất quan trọng. Họ chính là những người “giữ lửa” cho di sản. Trước nhiều hiện tượng biến tướng, tiêu cực dẫn đến cái nhìn sai lệch về di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, vai trò các đồng đền, thủ nhang, nghệ nhân là tấm gương để lớp trẻ nhìn vào, uốn nắn và có những thực hành chuẩn mực. Ngoài việc thực hành bảo tồn và phát huy, trao truyền các giá trị tâm linh văn hoá của tín ngưỡng, các thủ nhang còn phải kết hợp dung hoà với các yếu tố thời cuộc, nâng cao hiểu biết xây dựng hình ảnh của tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một hình ảnh đẹp, linh thiêng. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần vào việc giáo dục và hướng con người đến với những giá trị chân - thiện - mỹ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho người dân và các thế hệ sau này” - Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh nhấn mạnh.

Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo mẫu Việt Nam (đứng ở giữa) tới chiêm bái Chầu Đệ tứ. (Ảnh: P.V)

Nghệ nhân Ưu tú Đặng Ngọc Anh- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đạo mẫu Việt Nam (đứng ở giữa) tới chiêm bái Chầu Đệ tứ. (Ảnh: P.V)

Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đa số người dân cũng như du khách khi đến đền đều có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường. Là một biểu tượng mang giá trị lịch sử, giá trị tâm linh sâu sắc, cùng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, non nước hữu tình, ngôi đền luôn thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về chiêm bái. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý di tích và danh thắng xã Hà Ngọc, chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, đền Chầu Đệ tứ đón gần 5.000 lượt khách. Để đảm bảo an toàn cho du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh, xã Hà Ngọc đã chủ động xây dựng các phương án để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ. Đặc biệt, công tác tuyên truyền luôn được coi trọng. Đồng thời nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan và các tệ nạn khác...

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Đọc thêm

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.