Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số

Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số
(PLVN) -Trong bối cảnh cả nước cùng quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên với chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” vào sáng 20/3.

Diễn đàn pháp luật thường niên là sự kiện quan trọng nhất trong năm của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật, được tổ chức nhằm cập nhật và chia sẻ thông tin về những kết quả đạt được, nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong tiến trình cải cách pháp luật, cải cách tư pháp hiện nay, từ đó tạo tiền đề, cơ sở cho việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác, mở ra các cơ hội hợp tác mới về các lĩnh vực, nội dung trao đổi tại Diễn đàn.

Đồng chủ trì Diễn đàn có ông Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Giorgio Aliberty, Đại sứ Liên minh Châu Âu; bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh nhấn mạnh, Bộ, ngành Tư pháp xác định rõ chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng dịch vụ công của ngành Tư pháp. Thứ trưởng cho biết, đến nay, toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp đã được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia, các dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tư pháp như đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng được 63 địa phương trên cả nước cung cấp qua cổng dịch vụ công. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc từng bước được hình thành.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Những kết quả này đã góp phần làm đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các quyền, giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả, từ đó thúc đẩu tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cũng khẳng định, kết quả của Diễn đàn này mới chỉ là bước đầu, để thực hiện được chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất, đòi hỏi Bộ, ngành Tư pháp phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực, nguồn lực của chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong những qua trước yêu cầu và sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cùng với xu thế chung của đất nước, Bộ, ngành Tư pháp xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số đáp ứng các yêu cầu đề ra trong các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ về chuyển đổi số và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận từ thay đổi nhận thức, hoàn thiện thể chế đến nâng cấp hạ tầng số, thực hiện dữ liệu số với việc triển khai một số phần mềm, cơ sở dữ liệu.

Như: hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; phần mềm quản lý văn bản và điều hành; hệ thống phần mềm lý lịch tư pháp; phần mềm quản lý quản lý quá tình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự; phần mềm quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý; cổng thông tin đấu giá tài sản; nền tảng kết nối, chia sẻ dùng chung của Bộ.

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp cũng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ chưa đáp ứng tốt được yêu cầu phát triển Chính phủ điện tử, yêu cầu chuyển đổi số của ngành Tư pháp; nguồn nhân lực duy trì, vận hành, đảm bảo an toàn thông tin và khắc phục sự cố còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu…

Tại phiên thảo luận thứ nhất về Tổng quan về chuyển đổi số và sự cần thiết chuyển đổi số đối với ngành Tư pháp, các đại biểu tham dự đã trình bày về chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong chuyển đổi số; yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra đối với chuyển số trong ngành Tư pháp; chuyển đổi số trong ngành Tư pháp từ góc nhìn quốc tế…

Trong phiên thảo luận thứ hai về Yêu cầu, nhiệm vụ giải pháp chuyển đổi số trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp, đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Tư pháp đã chia sẻ, đánh giá về nhu cầu chuyển đổi số trong ngành Tư pháp từ góc nhìn Liên đoàn Luật sư; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; cung cấp dịch vụ công; phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng cường tiếp cận pháp luật của người dân…

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.