Ban Chỉ đạo 389 khu vực Nam Bộ phát hiện, xử lý hơn 39 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: PV)
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tin từ Hội nghị giao ban công tác 9 tháng năm 2024 do Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, TP khu vực Nam Bộ tổ chức mới đây cho biết, trong 9 tháng qua, các địa phương đã phát hiện, bắt giữ và xử lý tổng số 39.017 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Theo báo cáo, trong 9 tháng năm 2024, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên phạm vi toàn quốc nói chung và các tỉnh, TP khu vực Nam Bộ nói riêng còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa bàn và không gian mạng. Hàng hóa vi phạm đa dạng không chỉ được sản xuất trong nước mà còn sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào thị trường trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau như nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, nhập lậu, GLTM …

Tuyến biên giới đất liền (giáp danh với Campuchia) thuộc địa phận các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, thẩm lậu các mặt hàng như: Pháo nổ, thuốc lá điếu, đường cát, hàng dân dụng, điện tử, điện lạnh thuốc tân dược, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng…

Tuyến cảng biển tập trung vào các cảng lớn như: Cái mép (Bà Rịa- Vũng Tàu); Cát lái (Thành phố Hồ Chí Minh) hàng hóa vi phạm với số lượng lớn đa dạng về mặt hàng cũng như loại hình vi phạm, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, nhập kinh doanh…

Tuyến cảng hàng không tập trung vào các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh) mặt hàng vi phạm gọn nhẹ dễ vận chuyển, có giá trị cao như thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện tử, điện lạnh và hàng tiêu dùng khác...

Thị trường nội địa tình trạng sản xuất buôn bán hàng giả, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa dịch vụ không đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm... Đặc biệt, nổi lên tình trạng lợi dụng hình thức kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo...), các mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo, Youtube...) và lợi dụng hoạt động bưu chính, chuyển phát nhanh, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để thực hiện các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong 9 tháng năm 2024, các địa phương đã phát hiện, bắt giữ và xử lý tổng số 39.017 vụ (giảm 32,7 % so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, đã khởi tố: 810 vụ (tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023); 1.132 đối tượng (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023). Số thu nộp ngân sách nhà nước: hơn 2.854 tỷ đồng (giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2023).

Thời gian tới, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, TP khu vực Nam Bộ xác định sẽ tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia của Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, TP về công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. Thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả hiệu quả và thực chất; tăng cường trao đổi thông tin về tình hình, kết quả, phương thức, thủ đoạn; chủ động phối hợp các lực lượng, địa phương có giải pháp đồng bộ, hiệu quả trong phòng, chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.

Đồng thời, tiếp nhận và xử lý hiệu quả tin báo về buôn lậu, GLTM và hàng giả qua đường dây nóng; chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức xác minh, xử lý bảo đảm bí mật, kịp thời, hiệu quả các thông tin đường dây nóng. Tiếp tục rà soát xử lý khó khăn vướng mắc về thể chế văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ phối hợp và khó khăn vướng mắc khác, tham mưu trình cấp, cơ quan thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế. Tham mưu phát động phong trào quần chúng nhân dân, phát hiện, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động buôn lậu, GLTM và hàng giả. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có biểu hiện bao che, tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, GLTM và hàng giả…

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.