Thống nhất nhận thức và nêu cao quyết tâm thực hiện hiệu quả quá trình chuyển đổi số

Thống nhất nhận thức và nêu cao quyết tâm thực hiện hiệu quả quá trình chuyển đổi số
(PLVN) - Ngày 23/10, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Triển khai chuyển đổi số ngành Tư pháp và vai trò của người đứng đầu. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Mai Lương Khôi đồng chủ trì Hội nghị.

Đề xuất các cách tiếp cận mới, cách làm hay, đột phá

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết rất quan trọng về chuyển đổi số với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới". Đây chính là lời hiệu triệu để toàn đảng, toàn dân cùng quyết tâm thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam.

Chỉ trong 03 tháng vừa qua, Chính phủ, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức 03 hội nghị, sự kiện quan trọng dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với thông điệp xuyên suốt là: quyết tâm thực hiện chuyển đổi số toàn diện, sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

“Bộ Tư pháp đã, đang và sẽ làm gì để thể hiện quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, đóng góp vào thành công chung của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, hiện thực hoá chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm "nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số", "đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại?” - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nói.

Để đánh giá những kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số của Bộ, Ngành Tư pháp trong năm 2025 và giai đoạn tới, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đề nghị các đồng chí tại Hội nghị trình bày tham luận, tham gia thảo luận, hiến kế làm rõ một số vấn đề. Cụ thể: Phân tích, đánh giá vai trò của người đứng đầu đơn vị trong việc triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số; Tập trung thảo luận đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ, ngành Tư pháp những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển đổi số tại Bộ, ngành Tư pháp; Xác định các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số của Ngành Tư pháp trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030; Đề xuất các cách tiếp cận mới, cách làm hay, cách làm đột phá để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ, Ngành Tư pháp.

Hồ sơ trực tuyến đạt tỷ lệ cao

Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu đã báo cáo kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp tính đến tháng 10/2024 và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu trình bày báo cáo.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu trình bày báo cáo.

Cụ thể, hiện tại Bộ Tư pháp có 70 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Về tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến, tiêu biểu là lĩnh vực Đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm, số lượng hồ sơ chiếm khoảng 94% của toàn Bộ Tư pháp: Tỷ lệ hồ sơ thực hiện trực tuyến đạt 84%; Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 89%; Tỷ lệ hồ sơ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 96%.

Về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt trên 53 %; Tỷ lệ số hóa hồ sơ đạt trên 52 %.

Tính đến tháng 6/2024, đã thu nhận hơn 1 triệu hồ sơ liên thông khai sinh; hơn 240 nghìn hồ sơ liên thông khai tử. Việc thực hiện liên thông điện tử đã giúp cắt giảm lượng hồ sơ, giấy tờ và thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí đi lại (nhóm khai sinh từ 21 ngày làm việc giảm xuống 04 ngày làm việc; nhóm khai từ từ 25 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc) được người dân ủng hộ, đồng tình cao.

Về việc mở rộng thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 30/6/2025, Cục CNTT đã phối hợp với C06, Bộ Công an thực hiện đợt cao điểm hỗ trợ các địa phương thực hiện kiểm thử toàn trình việc cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID để sẵn sàng triển khai từ ngày 02/10/2024. Đến 10/10/2024, đã có 60/63 tỉnh/thành phố đã hoàn thành kết nối trên môi trường thử nghiệm; chờ rà quét, đánh giá an toàn an ninh thông tin để triển khai chính thức, trong đó có 10 địa phương đã sẵn sàng chạy chính thức.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu.

Để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số”, Bộ Tư pháp đã tích cực triển khai các nhiệm vụ xây dựng thể chế thúc đẩy các nhiệm vụ về số hóa, tạo lập dữ liệu số; đồng thời, chú trọng tập trung nguồn lực xây dựng, triển khai các CSDL quan trọng của ngành tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động quản trị nội bộ; Kinh tế số và Xã hội số (trong hoạt động công chứng, đăng ký biện pháp bảo đảm, đấu giá tài sản, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, PBGDPL, Trợ giúp pháp lý,...); công tác bồi dưỡng, phát triển nhân lực; Hạ tầng số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng; Công tác tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số; Công tác triển khai các dự án đầu tư ứng dụng CNTT đều có những kết quả tích cực.

Năm 2025 là năm cuối triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số theo Chiến lược, Chương trình của Chính phủ và Bộ Tư pháp giai đoạn 2021-2025, Bộ Tư pháp tập trung, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu cơ bản của Chính phủ về chuyển đổi số, ứng dụng CNTT của giai đoạn 2021-2025, bao gồm cả các dự án CNTT trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Công ty BKav phát biểu.

Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Công ty BKav phát biểu.

Trao đổi tại Hội nghị, ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Công ty BKav đã trình bày chuyên đề về “Phương pháp luận chuyển đổi số”; Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Xuân Quý đã trình bày tham luận về “Ứng dụng CNTT trong việc quản trị nội bộ, cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính”; Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm Nguyễn Hồng Hải trình bày tham luận “Một số kinh nghiệm trong triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình về đăng ký biện pháp bảo đảm”,… Theo đó, các đại biểu tham dự Hội nghị đã trao đổi, cho ý kiến nhằm nâng cao vai trò của người đứng đầu và hiệu quả công tác chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp.

Đề cao trách nhiệm và quyết tâm của người đứng đầu

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhận định báo cáo, tham luận và các ý kiến góp ý tại Hội nghị đã đánh giá khá toàn diện các kết quả đạt được trong việc xây dựng, triển khai các ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp. Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được thực hiện từ sớm, đầy đủ; nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đã được xây dựng, triển khai phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ; phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức trong Ngành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh kết luận hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh kết luận hội nghị.

Đặc biệt là kết quả ấn tượng của Hệ thống Đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản đã được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024; Triển khai Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; Nghị định 63/2024/NĐ-CP về thực hiện liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xoá đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất; Triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt, công tác ứng dụng CNTT tin của Bộ còn một số tồn tại, hạn chế, trong khi công nghệ phát triển rất nhanh, liên tục thay đổi, nâng cấp, đặc biệt là xu hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) thời gian qua,... đặt ra rất nhiều thách thức đổi với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai chuyển đổi số tại Bộ, Ngành Tư pháp.

Để triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động chuyển đổi số của Bộ, Ngành Tư pháp trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030; khắc phục được hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện ứng dụng CNTT thời gian vừa qua - nhất là những tồn tại mang tính chủ quan, Bộ trưởng đề nghị Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ quán triệt sâu rộng trong tất các đơn vị, tới tất các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ về tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan... phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số".

Đồng thời, Thủ trưởng các đơn vị phải thống nhất nhận thức về vai trò và yêu cầu của công tác chuyển đổi số, là nhiệm vụ chính trị và phải chịu trách nhiệm về kết quả chuyển đổi số trong đơn vị, lĩnh vực mình phụ trách.

Bộ trưởng cũng đề nghị Cục CNTT - đơn vị chuyên trách về CNTT, chuyển đổi số của Bộ sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động mang tính nền tảng, sử dụng chung trong toàn Bộ, Ngành Tư pháp; tập trung tham mưu triển khai hiệu quả các hoạt động nâng cao nhận thức, quy chế chính sách, giải pháp kỹ thuật công nghệ tới các hoạt động phối hợp công tác để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các hoạt động chuyển đổi số, nhất là cho Trung tâm Dữ liệu điện tử của Bộ Tư pháp.

Trong thời gian tới, Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động chuyển đổi số của các đơn vị, nhất là các nhiệm vụ phát triển hạ tầng số; đảm bảo an toàn, an ninh mạng; và các nhiệm vụ có tính nền tảng, dự án CNTT của Bộ Tư pháp.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Đọc thêm

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này. 

A Bát: Tổ trưởng Tổ an ninh cơ sở mẫn cán của buôn làng Ba Na

Ông A Bát tích cực vận động dân làng tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
(PLVN) - Hàng chục năm qua, ông A Bát (SN 1960, trú tại thôn Kon Rơ Bàng 2, xã Vinh Quang, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập tục lạc hậu, giúp bà con thoát nghèo. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, ông A Bát vinh dự khi được nhận Bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.