Tập trung nguồn lực xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) bảo đảm tiến độ, chất lượng

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật
(PLVN) -Ngày 24/10, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật về kết quả công tác 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2024.

Báo cáo tại phiên họp, ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật cho biết, về xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi), Vụ đã phối hợp lập đề nghị xây dựng Luật trình Chính phủ; sau khi hoàn thiện, Vụ đã báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Long và đã giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào Chương trình năm 2025. Về xây dựng dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi), sau khi triển khai họp Tổ soạn thảo trong Bộ và Tổ biên tập lần 1, Vụ đang tổng hợp đề xuất của các đơn vị thuộc Bộ, hoàn thiện dự thảo Luật và các tài liệu để báo cáo Lãnh đạo Bộ tổ chức họp Ban soạn thảo lần 1.

Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trình bày tại buổi làm việc

Ông Trần Anh Đức, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trình bày tại buổi làm việc

Đồng thời, để triển khai thi hành Luật Thủ đô, Vụ đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và Thành phố Hà Nội để triển khai thi hành Luật; đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết đúng tiến độ; xây dựng các tài liệu để tuyên truyền phổ biến.

Thực hiện quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, Vụ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phối hợp xây dựng Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật của Đảng đoàn Quốc hội. Trong 9 tháng đầu năm, Vụ chuẩn bị văn bản cho ý kiến về áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn; trả lời hướng dẫn nghiệp vụ; cử công chức của Vụ làm báo cáo viên tập huấn nghiệp vụ theo đề nghị của các bộ, địa phương. Chủ trì thẩm định 02 đề nghị xây dựng văn bản, 18 dự án, dự thảo; tham gia thẩm định 29 đề nghị văn bản; 141 dự án, dự thảo và góp ý nhiều văn bản.

Về theo dõi, đôn đốc tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, trong 9 tháng đầu năm 2024, Bộ Tư pháp đã có 11 báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác ban hành văn bản quy định chi tiết; thường xuyên có văn bản đôn đốc; tổ chức làm việc với các các bộ; tham mưu cho Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm việc với các bộ đôn đốc, chỉ đạo. Tính đến nay, tổng số văn bản chậm, chưa kịp ban hành là 13 văn bản và 131 văn bản quy định chi tiết các luật có hiệu lực từ 01/01/2025 và các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ 7.

Tại buổi làm việc, các thành viên của Vụ và đại diện một số đơn vị thuộc bộ trao đổi, kiến nghị các nội dung về chuẩn bị các nội dung cho Đại hội Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp; việc triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030; triển khai thực hiện chỉ số Cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo; công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; công tác cán bộ và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; điều chỉnh, bổ sung nguồn lực triển khai các nhiệm vụ…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong 9 tháng đầu năm của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

Về các nhiệm vụ thời gian tới, Thứ trưởng nêu rõ, đối với việc xây dựng Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi), Thứ trưởng đề nghị tập trung nguồn lực nghiên cứu, xây dựng Luật bảo đảm tiến độ, chất lượng, trong đó quy định rõ quy trình, thủ tục, thẩm quyền thực hiện, đặc biệt cần bám sát định hướng Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và quan điểm, chủ trương, tư tưởng của TBT Tô Lâm trong công tác xây dựng pháp luật.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Bên cạnh đó, quan tâm, tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật Thủ đô, Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Thứ trưởng đề nghị Vụ đôn đốc, lập đề nghị của Chính phủ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026; điều chỉnh Chương trình năm 2025; thực hiện thủ tục bổ sung các dự án luật, pháp lệnh trong năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc ban hành văn bản quy định chi tiết, nhất là văn bản chậm, nợ ban hành. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Kết luận số 19- KL/TW về định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ khóa XV.

Trong công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, Vụ cần mạnh dạn đề xuất việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; Đồng thời, cần có sự điều hành, phân công công việc linh hoạt giữa các phòng thuộc Vụ và giữa các công chức trong phòng; rà soát lại nhiệm vụ, chức năng các phòng phù hợp, cân đối để thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành, khắc phục các khó khăn trong bối cảnh có nhiều biến động về nhân sự…

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

Đọc thêm

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.