Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

- PV: Ông đánh giá như thế nào về những tiện ích mà việc cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID đem lại?

Trên cơ sở kết quả thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID của thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy người dân đón nhận rất tích cực với tỷ lệ hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID ở 02 địa phương này đạt tỷ lệ trên 70%. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 656/TTg-KSTT ngày 24/8/2024 đồng ý mở rộng thí điểm trên toàn quốc từ ngày 01/10/2024 tới 30/6/2025.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an rà soát, hoàn thiện và ban hành Quy trình số 570/TTLLTPQG-QLHC ngày 20/9/2024 về việc thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID, trong đó tiếp tục phát huy những tiện ích từ Quy trình trước đồng thời bổ sung nhiều tiện ích hơn cho người dân tại Quy trình mới.

Ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Theo đó, thủ tục và thành phần hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP được đơn giản hóa tối đa, chỉ bao gồm Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu LLTP, trong đó thông tin nhân thân đã được xác thực và điền tự động, người dân chỉ phải điền hoặc tích một vài thông tin, nộp phí trực tuyến. Thời gian thực hiện thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP chỉ trong vòng khoảng 5 phút.

Người dân có thể đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp Phiếu mọi lúc, mọi nơi thông qua điện thoại thông minh mà không cần đến trực tiếp các cơ quan có thẩm quyền, theo dõi được trạng thái xử lý của hồ sơ. Với kết quả nhận được là Phiếu LLTP điện tử, người dân có thể sử dụng nhiều lần để thực hiện các thủ tục hành chính khác, không cần phải cung cấp bản giấy, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Thời hạn cấp Phiếu LLTP được rút ngắn (từ 10 ngày xuống còn 03 ngày trong trường hợp thông thường, từ 15 ngày xuống còn 09 ngày trong trường hợp cần xác minh). Quy trình thực hiện cấp Phiếu LLTP hoàn toàn trên môi trường điện tử, điều này giúp cho người dân cũng như cán bộ của Sở Tư pháp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức lao động.

- PV: Xin ông cho biết một số kết quả bước đầu trong việc triển khai thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID tại các địa phương?

Với sự đồng lòng, quyết tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID, việc triển khai thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID tại các địa phương đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau:

Tính đến ngày 24/10/2024, các địa phương trên cả nước đã thực hiện kết nối Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh/thành phố; hoàn thành việc kiểm thử trên môi trường thử nghiệm. Bên cạnh thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế, đã có thêm 12 tỉnh chính thức cung cấp dịch vụ cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID tại địa phương cho người dân, bao gồm: Bắc Ninh; Hải Phòng; Hà Nam; Khánh Hòa; Nghệ An; Thanh Hoá; Sóc Trăng; Phú Yên, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bình Phước, Tiền Giang. Các địa phương nói trên mới chỉ chính thức thực hiện từ ngày 12/10/2024, nhưng với tỷ lệ người dân yêu cầu cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID khá cao (có tỉnh trên 50%) cho thấy công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực LLTP được sự ủng hộ, đồng lòng của người dân.

Bên cạnh đó, 11 địa phương đã xong an ninh an toàn nhưng chưa hoàn thành vận hành thử để triển khai chính thức để người dân sử dụng và 38 địa phương còn lại hiện đang khắc phục kiểm tra an ninh an toàn hệ thống.

- PV: Bên cạnh kết quả đạt được, qua theo dõi, nắm bắt phản ánh từ địa phương, còn vấn đề vướng mắc nào cần tập trung tháo gỡ, khắc phục để việc thí điểm được thuận lợi, đạt hiệu quả, thưa ông?

Bên cạnh những kết quả tôi đã thông tin ở trên thì trong quá trình triển khai cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID vẫn còn một số vướng mắc cần phải tập trung tháo gỡ như: Việc thực hiện cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID đòi hỏi đáp ứng các điều kiện kỹ thuật, an ninh, an toàn thông tin và công nghệ thông tin. Tuy nhiên các điều kiện nêu trên tại các địa phương là không giống nhau nên cần có thời gian chuẩn bị và sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Hiện nay vẫn còn

Phương thức cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID là phương thức mớinên người dân và cán bộ làm công tác LLTP còn lúng túng trong quá trình thựchiện và sử dụng các tính năng của các Phần mềm.

Hiện nay các cơ quan, tổ chức chủ yếu yêu cầu người dân nộp Phiếu LLTP bằng văn bản giấy mà chưa sử dụng Phiếu LLTP điện tử nên khi cấp Phiếu LLTP trên Ứng dụng VNeID, cán bộ làm công tác LLTP đều phải cấp đồng thời Phiếu LLTP điện tử và Phiếu LLTP bằng văn bản giấy.

- PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.