Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường nhấn mạnh, Đề án 1156 tiếp tục xây dựng mục tiêu ở giai đoạn mới từ năm 2023 đến năm 2030 tạo đà phát triển tiếp cho Trường Đại học Luật Hà Nội. Việc ban hành Đề án 1156 đã thể hiện sự quan tâm sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của các Bộ, ban, ngành, đặc biệt là của Bộ Tư pháp trong việc phát triển và xây dựng Trường.

TS. Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu khai mạc Hội nghị.

TS. Chu Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu khai mạc Hội nghị.

Theo báo cáo kết quả tại Hội nghị, qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 54, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện phổ biến, quán triệt, thống nhất tư tưởng, đoàn kết, nhất trí thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết và Đề án 549, Đề án 1156. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, Trường đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.

Từ tháng 9 năm 2022 đến nay, Trường đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao theo Đề án 1156; trong đó Nhà trường đã tiến hành sơ kết, chỉ ra những kết quả đạt được, đối chiếu với các mục tiêu Đề án, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những mục tiêu chưa đạt được để tiếp tục đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Trong những năm tiếp theo, Trường Đại học Luật Hà Nội tiếp tục tổ chức phổ biến, quán triệt, thực hiện đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, nhất là những lĩnh vực dễ xảy ra sai sót, hạn chế nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm (nếu có).

Đặc biệt, tiếp tục thực hiện có hiệu quả, đúng quy định và không ngừng nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng đối với các bậc, hệ, chương trình đào tạo của Trường, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo đúng khẩu hiệu hành động “Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững”, theo đúng định hướng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp giao cho và cụ thể hóa trong các Nghị quyết của Hội đồng trường.

Về kết quả triển khai Quyết định số 1156, chỉ tiêu tuyển sinh, quy mô tuyển sinh của Trường tăng đều qua các năm. Năm 2023, tổng quy mô đào tạo là 15.360 sinh viên, học viên. Năm 2024, tổng quy mô đào tạo là 16.682 sinh viên, học viên (tăng 8,6%).

PGS.TS Tô Văn Hoà - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

PGS.TS Tô Văn Hoà - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Về nghiên cứu khoa học, giai đoạn từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2024, Trường đã bảo vệ thành công 16 đề tài cấp Bộ và tương đương; đang thực hiện 01 đề tài cấp quốc gia; tổ chức 09 hội thảo quốc tế; xuất bản 13 sách chuyên khảo; có 88 hồ sơ công bố quốc tế của giảng viên toàn trường. Sinh viên nghiên cứu khoa học ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Năm 2023, tổng số đề tài đăng ký dự thi là 279 đề tài, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tập trung vào những chủ đề mang tính thời sự, pháp lý thu hút sự quan tâm của xã hội.

Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức, đạo đức nghề nghiệp; rà soát, bổ sung tiêu chí đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo; hợp tác trong nước và quốc tế... của Trường Đại học Luật Hà Nội đều đạt được nhiều kết quả tốt.

Thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục phát triển và đa dạng hoá các chương trình đào tạo theo hướng đa ngành, liên ngành, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; thường xuyên khảo sát nhu cầu đào tạo, đánh giá tính hiệu quả của các chương trình đào tạo từ đó định hướng phát triển các chương trình đào tạo thu hút được nhiều sinh viên, đáp ứng yêu cầu của người học, thị trường lao động và xã hội.

Tăng số lượng đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Nhà nước và tương đương được đấu thầu và thực hiện thành công; tăng cường tổ chức các hội thảo quốc tế, hội thảo quốc gia; Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố, các đơn vị có thỏa thuận hợp tác với Nhà trường để thúc đẩy, tăng cường số lượng các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã báo cáo, trình bày về những kết quả nổi bật, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo theo Quyết định 1156, Nghị quyết 54 và đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Đọc thêm

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024

Vĩnh Phúc tổng kết công tác Thi hành án dân sự năm 2024
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác THADS, THAHC năm 2024 và triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Tướng” Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Sông Đà 11 (áo kẻ) báo cáo lãnh đạo EVN về tiến độ công trình đường dây 500kV mạch 3.
(PLVN) -“Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!” để chinh phục cho được điểm cao 145 mét, dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"

PGS.TS Lê Hải Bình: "Mỗi bước tiến của nhân loại đều đánh dấu nấc thang mới trong nhận thức và hiện thực hóa các quyền con người"
(PLVN) - Theo  PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, “Quyền con người” là khát vọng của con người, là giá trị phổ quát của nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp của văn hóa nhân loại, là biểu hiện trình độ của tiến bộ xã hội, vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc, dù có sự khác nhau về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đều có quyền thụ hưởng và có nghĩa vụ bảo vệ, phát triển giá trị xã hội cao đẹp này. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS Lê Hải Bình về vấn đề này.