Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước

(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, mục đích cao nhất trong ban hành Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã cơ bản tính toán, bao quát được các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, Đại biểu (ĐB) Quốc hội Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh) quan tâm đến vấn đề xử lý tài sản sau sắp xếp.

Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 14/2 (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)

Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 14/2 (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)

Theo ĐB, thời gian vừa qua, trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho thấy nhiều vướng mắc ở địa phương. Trong khi đó, hiện nay số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện sắp xếp rất lớn, khối lượng tài sản cũng rất lớn. Hiện nay đã có Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151 và gần đây nhất là Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất nhưng cũng chưa đủ để bao chứa hết.

“Chẳng hạn như tài sản được hình thành trong tương lai nằm trong các dự án, đề án mà chủ đầu tư là những cơ quan đang trong diện sắp xếp. Vậy trách nhiệm đặt ra cho cơ quan là chủ đầu tư khi được chuyển giao cho các cơ quan mới như thế nào cũng cần được tính toán đến để các tài sản này được xử lý một cách hợp lý”, ĐB Nguyễn Minh Đức lưu ý.

ĐB Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) lại lưu tâm đến hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án tại Điều 6 dự thảo Nghị quyết. ĐB cho rằng, dự thảo Nghị quyết có bất cập là chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm xử lý khi có tranh chấp thẩm quyền giữa cơ quan cũ và cơ quan mới, thiếu hướng dẫn về cơ chế phối hợp khi việc sắp xếp, thay đổi hệ thống tổ chức liên quan đến hoạt động tố tụng và thi hành án, không có thời hạn cụ thể để tiếp nhận và xử lý các vụ án, vụ việc đang thụ lý.

Từ đó, ĐB đề xuất bổ sung trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan liên quan thành “cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án phải chủ động phối hợp với cơ quan trước đó để đảm bảo quá trình chuyển giao, không làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý vụ án, vụ việc”. Đồng thời, bổ sung khoản mới về cơ chế xử lý nếu xảy ra tranh chấp thẩm quyền giữa cơ quan cũ và cơ quan mới với nội dung cụ thể là “trường hợp phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giữa cơ quan trước và cơ quan tiếp nhận sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và phân định thẩm quyền trong thời hạn không quá 10 ngày”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐB Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy là văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy để tạo cơ sở pháp lý và đặt ra những nguyên tắc chung đối với hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền khi triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo các hoạt động bình thường liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

​Đây cũng là vấn đề khó khi thiết kế để làm sao vừa bao quát hết toàn diện các nội dung và vừa khái quát, mang tính nguyên tắc để cả hệ thống vận hành bình thường, không gián đoạn, không bỏ sót, không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực và địa bàn.

Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Nghị quyết chỉ quy định những nguyên tắc xử lý chung, không đặt ra vấn đề quy định về quy trình, trình tự, thủ tục, chế tài... Nếu đặt ra tất cả các nội dung với phạm vi bao trùm như vậy thì đây là một điều không khả thi. Những vấn đề đã có quy định của văn bản quy phạm pháp luật, đã rõ, đã xử lý, không có vướng mắc, chúng ta tiếp tục thực hiện như vấn đề tài chính, tài sản, chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức...

Nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy có phạm vi tác động rất sâu rộng và có thể chưa thể dự liệu hết được các tình huống phát sinh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, điều 13 dự thảo Nghị quyết đã quy định nguyên tắc để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức chức bộ máy.

“Trong đó, có một cơ chế khá đặc biệt, Quốc hội cho phép Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân cao xem xét, ban hành, giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc thẩm quyền. Đồng thời cũng cho phép các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, bằng hình thức văn bản hành chính, để hướng dẫn, giải quyết vấn đề phát sinh. Đây là quy định trong điều kiện rất đặc biệt của đất nước để bảo đảm xử lý kịp thời, nhanh chóng những vấn đề phát sinh. Mục đích cao nhất, quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lý giải.

Đọc thêm

Nữ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tại Lạng Sơn

Bà Nguyễn Thúy Liễu , Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Mạnh mẽ, quyết liệt trong vai trò là lãnh đạo của cơ quan có quyền công tố, đồng thời cũng đảm đang, tháo vát trong vai trò của một người vợ, người mẹ trong gia đình, bà Nguyễn Thúy Liễu , Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhận được nhiều bằng khen của lãnh đạo cấp trên cũng như những lời ngợi khen từ đồng nghiệp.

Có thể thực hiện tham vấn chính sách nhiều lần trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL, tham vấn chính sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể thực hiện nhiều lần, thông qua cuộc họp trực tiếp, trực tuyến, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Cần quy định chính sách đặc thù, vượt trội nhưng đảm bảo công tác quản lý

Cảnh phiên họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội đồng thẩm định dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Luật KH,CN&ĐMST). Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bùi Thế Duy – cơ quan chủ trì soạn thảo; và thành viên Hội đồng thẩm định.

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.