Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) quan tâm đến việc bổ sung quy định về tham vấn chính sách các cơ quan, đối tượng chịu sự tác động, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án Luật.

Theo Đại biểu, đây là quy định rất cần thiết. Sự tham gia từ sớm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ góp phần hoàn thiện dự thảo ngay từ khâu xây dựng hồ sơ, dự thảo của Chính phủ; thể hiện sự đồng hành, vào cuộc và trách nhiệm của Quốc hội từ sớm trong quá trình xây dựng Luật. Đặc biệt việc tham vấn ý kiến các đối tượng tác động là vô cùng quan trọng, đồng thời cũng vừa là hình thức tuyên truyền cho Nhân dân, các đối tượng chịu tác động trực tiếp về các quan điểm, chính sách mới sắp được ban hành.

Đại biểu cũng tán thành việc bỏ quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã. Do hiện nay, mặc dù được trao quyền trong Luật nhưng hầu hết chính quyền cấp xã ban hành rất ít các văn bản quy phạm, nhiều địa phương chính quyền cấp xã không ban hành văn bản quy phạm.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Bên cạnh việc đồng tình với nhiều nội dung cuả dự thảo Luật, Đại biểu Nga đề nghị nên xem xét quy định về trình tự, xem xét thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội. Tại Điều 40 của dự thảo quy định trình tự xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội về cơ bản là trong 1 kỳ họp.

Đại biểu lý giải, thực tế cho thấy những năm qua, nhiều dự án luật mặc dù đã có quá trình xây dựng, lấy ý kiến góp ý rất kỹ lưỡng, nhưng khi trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau, tạo nên sức nóng trong nghị trường, thu hút rất nhiều sự quan tâm của cử tri. Trong quá trình thảo luận, xem xét tại các kỳ họp Quốc hội, nhiều ý kiến phản biện có chất lượng được đưa ra, nhiều vấn đề lớn được gợi mở, từ đó tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện vào các dự thảo luật để các dự thảo khi được thông qua bảo đảm chất lượng và tính khả thi cao hơn. Thậm chí, có nhiều nội dung sau khi thảo luận tại Quốc hội, dự thảo mới được tiếp thu đã thay đổi rất nhiều, thậm chí nhiều nội dung khác hẳn với quan điểm của Chính phủ.

“Việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo Luật trong hai hay nhiều kỳ họp, tôi thiết nghĩ, đó cũng là sự cẩn trọng cần thiết trong công tác xây dựng Luật. Đặc biệt là khi mục tiêu của chúng ta là xây dựng các luật mang tính ổn định và khả năng dự báo cao thì theo tôi, việc cho ý kiến và xem xét các dự thảo càng phải kỹ lưỡng hơn”, Đại biểu chỉ rõ. Vì vậy, Đại biểu đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường để xem xét, thông qua các luật của Quốc hội là 2 kỳ họp như hiện nay. Đối với một số trường hợp cần thiết, chúng ta đã có các quy định về việc xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đại biểu Trần Văn Khải. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Đại biểu Trần Văn Khải. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) cũng quan tâm đến việc Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết trong một kỳ họp, thay vì hai kỳ họp như trước đây, trừ một số trường hợp đặc biệt. Theo Đại biểu, đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật, phù hợp với yêu cầu cải cách lập pháp và hành chính và thực hiện nghiêm chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong việc đổi mới tư duy trong công tác lập pháp của Quốc hội.

Đại biểu Khải cho rằng, quy trình lập pháp rút gọn (thông qua trong một kỳ họp) quy định tại dự thảo Luật nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường này sẽ tạo ra 4 thách thức và chúng ta phải có phương án xử lý hiệu quả những thách thức này.

Cụ thể, thách thức về chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm do rút ngắn thời gian thì cần xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội; tăng cường vai trò của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và các cơ quan của Quốc hội trong việc thẩm tra nội dung dự thảo. Với thách thức thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến xã hội, cần bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay từ khi xây dựng chính sách; yêu cầu bắt buộc tổ chức hội thảo, lấy ý kiến rộng rãi trong ít nhất 60 ngày.

Về thách thức tạo áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp, cần tăng cường năng lực tài chính và nhân sự cho cơ quan soạn thảo và thẩm định, thẩm tra luật; xây dựng cơ chế hỗ trợ kỹ thuật như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu pháp luật. Liên quan tới nguy cơ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cần xây dựng cơ sở dữ liệu liên kết giữa các bộ luật để tránh mâu thuẫn, chồng chéo; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát dự thảo trước khi trình Quốc hội.

Đại biểu Khải cũng đề xuất quy định rõ tiêu chí nào thì được áp dụng quy trình một kỳ họp; tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo và thẩm định, trong đó Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát, đánh giá tác động; ứng dụng công nghệ trong lập pháp, sử dụng dữ liệu lớn để phân tích, đối chiếu các dự án luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường giám sát sau ban hành, có cơ chế điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai sót trong thực thi.

Đọc thêm

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.

Nữ Bí thư Đảng ủy xã hết lòng, dốc sức vì người dân

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
(PLVN) - “Không có niềm vui nào lớn hơn là làm được nhiều việc tốt cho dân, chỉ mong bà con ngày càng có cuộc sống no đủ, hưởng thụ thành quả đổi mới…”, chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tâm sự.

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.
(PLVN) - Liên quan đến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc sớm quản lý đồng tiền kỹ thuật số dưới dạng một loại tài sản ảo, nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “sàn giao dịch” cho hoạt động này..., Báo Pháp luật Việt Nam đã có trao đổi với ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.

Tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân

Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.