Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn đất nước và đón kịp xu thế thời đại

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 25/10, Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt những định hướng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội nghị.

Cùng dự có đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Bí thư đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Xây dựng pháp luật, thể chế phải tháo gỡ các điểm nghẽn hiện nay

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phổ biến, quán triệt những tư tưởng, định hướng mới của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài phát biểu trong thời gian gần đây về công tác pháp luật. Theo đó, chỉ xét riêng lĩnh vực xây dựng và thi hành pháp luật hoặc trực tiếp liên quan tới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, có thể thấy những tư tưởng mới cơ bản như sau.

Cụ thể, đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ ra bối cảnh, tình hình mới của đất nước đó là: “Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” đồng thời đề cập khá nhiều về điểm nghẽn thể chế cả trong xây dựng và thi hành pháp luật: “Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Đồng chí Tổng Bí thư cũng lưu ý: “thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước”.

Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phổ biến, quán triệt những tư tưởng, định hướng mới của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phổ biến, quán triệt những tư tưởng, định hướng mới của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong bài “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đồng chí Tổng Bí thư nhận diện: Hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân. …; tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, "đổ lỗi" cho hệ thống pháp luật để không thực hiện chức trách, nhiệm vụ vẫn còn tồn tại ở một số bộ, ngành, địa phương”.

Trong bài về “Chống lãng phí”, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực…”.

Thứ trưởng nhận định những đánh giá về điểm nghẽn pháp luật và thi hành pháp luật trên đây của đồng chí Tổng Bí thư là hết sức sâu sắc, đòi hỏi cần nghiên cứu, quán triệt, nhận thức một cách sâu sắc để liên hệ với thực tiễn công tác, tìm giải pháp khắc phục cụ thể.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, đã đến lúc phải chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật có phần thiên về “quản lý” hiện nay sang quản lý để tạo không gian phát triển lành mạnh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Bí thư đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Bí thư đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Để thực hiện việc chuyển đổi tư duy này, đòi hỏi “công tác xây dựng pháp luật phải đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để định ra pháp luật phù hợp cho tiến trình cách mạng Việt Nam trong kỷ nguyên mới”; “mọi chủ trương, chính sách, quy định pháp luật phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Về hoàn thiện và xây dựng pháp luật, cần tập trung tinh gọn bộ máy nhà nước theo hướng “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Đồng thời “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm...”; tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, luật hóa các quy định của nghị định và thông tư.

Thứ trưởng cũng lưu ý trong các bài viết và bài phát biểu về pháp luật gần đây của Tổng Bí thư đều nhấn mạnh kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật. Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc quán triệt Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là quan điểm xuyên suốt

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định những quan điểm, định hướng, phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư về xây dựng thể chế nói chung, xây dựng pháp luật nói riêng trong thời gian gần đây đã trở thành lời hiệu triệu, có sức lan toả rất lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Những quan điểm, định hướng đó đều mang tầm nhìn chiến lược, hướng tới giải quyết bài toán thực tiễn của đất nước với cách tiếp cận thực tế, gắn với xu thế tiến bộ của thời đại.

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo.

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo.

Bộ trưởng cũng điểm lại một số định hướng, chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư, trong đó nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt là phải đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng pháp luật nói riêng và thể chế nói chung phải góp phần phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Pháp luật trong kỷ nguyên mới phải tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ điểm nghẽn hiện nay; giải phóng nguồn lực và huy động nguồn lực trong Nhân dân, bên ngoài Nhân dân và đón kịp xu thế thời đại. Công tác xây dựng pháp luật phải đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam, phải gắn với hoàn thiện thể chế, tinh giản bộ máy và kiểm soát quyền lực. Tăng cường chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật.

“Những quan điểm, định hướng nêu trên sẽ tạo ra không ít thách thức, áp lực cho Bộ, ngành Tư pháp trong công tác tham mưu hoàn thiện pháp luật, thể chế song cũng là cơ hội lớn để chúng ta khẳng định và nâng cao vị thế vì mục tiêu phát triển chung của đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí Bí thư cấp uỷ, Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu kỹ những tư tưởng, quan điểm, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và quán triệt tới từng cán bộ, công chức của đơn vị; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu đi đầu, đổi mới phương thức điều hành lãnh đạo, lấy sản phẩm làm thước đo đánh giá cán bộ.

Các đơn vị cần tiến hành rà soát công việc để xác định và đầu tư nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giảm tải một số công việc chưa cần thiết. Trong mỗi hoạt động từ thẩm định, soạn thảo văn bản, phổ biến giáo dục pháp luật, quản lý hành chính tư pháp, đào tạo bồi dưỡng… cần có quan điểm, định hướng rõ ràng, “linh hoạt nhưng phải trong nguyên tắc”, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.