Tăng cường sử dụng phương thức điện tử để thực hiện các hoạt động tố tụng phá sản

Tăng cường sử dụng phương thức điện tử để thực hiện các hoạt động tố tụng phá sản
(PLVN) - Ngày 23/10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp góp ý về h ồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thủ tục phá sản

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện TAND tối cao cho biết, Luật Phá sản năm 2014 đã góp phần lành mạnh hoá nền kinh tế; thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường, thu hút đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ cũng như lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ; từ đó, cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bên cạnh những mặt tích cực, kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014 cho thấy nhu cầu giải quyết vụ việc phá sản không ít nhưng việc giải quyết vụ việc phá sản chưa nhiều, thời gian giải quyết một vụ việc phá sản kéo dài…Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Phá sản (sửa đổi) là khách quan và cần thiết nhằm kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thủ tục, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Đại diện TAND tối cao báo cáo tại cuộc họp.

Đại diện TAND tối cao báo cáo tại cuộc họp.

TAND tối cao đề xuất xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi) theo 5 chính sách gồm: Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Xây dựng thủ tục phục hồi giản lược, thủ tục phá sản giản lược đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; Xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản; Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên, người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản; Hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc phá sản.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính đề nghị bổ sung đánh giá tác động về nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp khi dự thảo Luật được thông qua theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời đề nghị TAND tối cao giải trình thêm một số nội dung về: nguy cơ mất khả năng thanh toán; trường hợp ngân sách nhà nước tạm ứng chi phí phá sản; định nghĩa vụ việc phá sản có quy mô nhỏ….

Đại diện Bộ Tài chính phát biểu.

Đại diện Bộ Tài chính phát biểu.

Về vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết dự thảo Luật vẫn giữ nguyên quy định như Điều 118 Luật Phá sản năm 2014 (về công nhận và cho thi hành quyết định phá sản của Tòa án nước ngoài theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên và theo quy định khác của pháp luật về tương trợ tư pháp). Tuy nhiên, trên thực tế, quy định trên có tính khả thi chưa cao do phần lớn các Hiệp định về tương trợ tư pháp dân sự Việt Nam đã ký kết không có quy định về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài liên quan đến phá sản mà chỉ quy định hỗ trợ trong việc gửi, nhận hồ sơ yêu cầu về việc công nhận bản án (thuộc phạm vi tống đạt, chuyển giao giấy tờ), không phải thủ tục công nhận bản án.

Đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu.

Đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu.

Do đó, đề nghị TAND tối cao tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về công nhận và cho thi hành bản án phá sản nước ngoài cũng như các vấn đề khác liên quan đến phá sản xuyên biên giới để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp trong vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài cũng như thúc đẩy môi trường kinh doanh, đầu tư đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tránh làm phát sinh thủ tục hành chính mới

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị TAND tối cao bám sát các chỉ đạo, quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm trong xây dựng và hoàn thiện thể chế; đồng thời nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu tại cuộc họp để hoàn thiện hồ sơ và bổ sung giải trình những nội dung còn vướng mắc. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài gắn với các chính sách đề xuất; phân tích, đánh giá sự phù hợp và tính khả thi với Việt Nam và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của chính sách.

Về đối tượng áp dụng, Thứ trưởng cho rằng tổ hợp tác là chủ thể đặc biệt, vì vậy cần cân nhắc kỹ và phải đảm bảo tính chất tự do trong hoạt động kinh doanh. Thứ trưởng cũng yêu cầu cơ quan chủ trì đánh giá thực tiễn doanh nghiệp phá sản hiện nay và chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan; từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh kết luận cuộc họp.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh kết luận cuộc họp.

Cho ý kiến cụ thể về từng chính sách, Thứ trưởng đánh giá chính sách 2, 3, 4, 5 là cần thiết, trong đó lưu ý cần chú trọng đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt áp dụng phương thức điện tử để thực hiện các hoạt động tố tụng phá sản. Đối với chính sách 1 “Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã”, cơ quan chủ trì cần đánh giá kỹ tính khả thi, tránh làm phát sinh thêm thủ tục mới cho doanh nghiệp. Theo Thứ trưởng, có thể nghiên cứu đưa thủ tục này lồng ghép vào thủ tục giải quyết phá sản; qua đó tăng cường trách nhiệm của thẩm phán giải quyết; đảm bảo đúng tinh thần “không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.

Đọc thêm

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.