Phân biệt tội cướp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản

Phân biệt tội cướp, cướp giật và cưỡng đoạt tài sản
(PLO) - Cùng có yếu tố cưỡng đoạt tài sản, khi nào thì bị xử lý về tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, khi nào xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản?. Thạc sỹ luật Nguyễn Thế Anh (Trung tâm truyền thông Pháp luật Việt Nam) giúp bạn đọc phân biệt các tội danh nêu trên.
- Thưa ông, một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản khi nào?
Cấu thành cơ bản “tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
- Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau:
Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;
Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…
Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản… 
- Thời điểm hoàn thành của tội cướp tài sản được tính từ khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên.
- Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi.
- Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự  và đủ 14 tuổi.
- Vậy tội cướp giật tài sản khác với tội cướp tài sản như thế nào?
Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát.
- Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản bị phát hiện, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì có phạm tội cướp tài sản?
Ở đây cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.
Nếu có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng định khung: Hành hung để tẩu thoát.
- BLHS còn có quy định “tội công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Ông có thể giải thích rõ hơn?
Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản, nhưng người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.
Ví dụ: Một người thợ điện đang sửa điện trên cột điện cao thế, đã thắt dây an toàn, tội phạm đã lợi dụng người thợ điện không có khả năng ngăn cản vì đang ở trên cột cao không thể xuống ngay được đã công khai dùng chìa khóa mở khóa xe  máy của người thợ điện để dưới chân cột và nổ máy đi. Mặc dù người thợ điện nhìn thấy nhưng không thể ngăn cản được. 
- Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai tội cuớp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết?
Cấu thành cơ bản “tội cưỡng đoạt tài sản” được Khoản 1 Điều 135 BLHS quy định: “Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: Đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất cho người chủ tài sản nếu người đó không đáp ứng, không làm thỏa mãn yêu cầu về tài sản cho người phạm tội. Việc đe dọa dùng vũ lực không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà có khoảng thời gian nhất định để người bị đe dọa suy nghĩa, cân nhắc lựa chọn để quyết định trao hay không trao tài sản.
Đây là điểm khác nhau cơ bản của hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản với hành vi đe dọa dùng dùng ngay tức khắc vũ lực trong tội cướp tài sản. Trong tội cướp tài sản, người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ sẽ bị tấn công “tức khắc” bằng vũ lực nếu không thoả mãn yêu cầu của người phạm tội.
Uy hiếp về tinh thần người chủ tài sản: là hành vi gây đe dọa gây thiệt hại về mặt danh dự, uy tín như dọa công bố bí mật đời tư mà người chủ tài sản muốn giấu kín, đe dọa hủy hoại tài sản… Ví dụ” A chụp được ảnh chị B đang ngoại tình với một đồng nghiệp, A đã yêu cầu chị B phải nộp cho A 100 triệu đồng nếu không sẽ công bố bức ảnh.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Tin cùng chuyên mục

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?

Đừng dại bán xe không khai báo

Phương tiện đã bán chưa sang tên đổi chủ gây tai nạn giao thông, việc thông báo chuyển nhượng giúp tránh trách nhiệm liên đới của người bán xe.
(PLO) - Từ ngày 1/6, khi bán hoặc cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan đã cấp đăng ký xe để theo dõi, nếu không sẽ bị liên đới và xử lý hành chính khi chiếc xe đã chuyển quyền sử dụng gây tai nạn... 

Từ 1/6 tới, xe máy điện cũng phải đăng ký

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Thông  tư số 15/2014/TT-BCA khẳng định, từ ngày 1/6 tới, xe máy điện phải đăng ký mới được phép lưu thông. Thế nhưng, nhiều cửa hàng không biết gì về quy định này. Còn khách không mấy người biết loại xe mình mua là xe máy điện hay xe đạp điện. 

Quy trình giám định nghi can hiếp dâm

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Khi xảy ra hành vi xâm hại tình dục, để có căn cứ khởi tố, truy tố và xét xử bị cáo về tội danh gì thì cần phải có kết luận giám định pháp y và những vật chứng có liên quan để làm căn cứ, khẳng định ai là người thực hiện hành vi và phạm tội gì. Công việc giám định pháp y đối với các tội xâm hại tình dục đã không còn là “bí mật” nếu hiểu về nội dung Thông tư 47/2013/TT-BYT.

Pháp luật "xây hành lang" cho “oshin”

Hình minh họa (internet)
(PLO) - Năm 1994, bộ phim “Oshin” kể về chuyện đời cơ cực của một người giúp việc nhà được chiếu tại Việt Nam đã tạo nên một “từ vay mượn” mới. Câu chuyện người giúp việc cùng những rắc rối pháp lý nảy sinh trên thực tế do không có luật điều chỉnh cụ thể đã tròn 20 năm. 

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài

Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài
(PLO) - Quá quen thuộc đến nhàm chán với những cuộc chơi bời trong nước, anh Nguyễn D. (29 tuổi, trú tại TP.Hồ Chí Minh) rủ đám bạn ra nước ngoài “xả xui” trong các sòng bài, rồi sà vào “phố đèn đỏ” vui vẻ cùng em út. 

Hoang báo mất 900 triệu trên máy bay, nữ khách có phải hầu tòa?

Tung tin bị đánh thuốc mê trên máy bay gây ảnh hưởng lớn tới ngành hàng không. (Hình chỉ mang tính minh họa - Internet)
(PLO) - Ngày 8/4, chuyến bay từ Vinh đi TP.HCM của hãng hàng không Jetstar Pacific đã thu hút sự chú ý bởi thông tin một nữ hành khách khai báo bị chuốc thuốc mê đánh cướp 900 triệu. Sau khi xác minh đây chỉ là “chiêu bài”, liệu nữ khách này có phải hầu tòa như nhiều người từng thích “làm trò” trên máy bay?

Vụ Dương Chí Dũng: bị cáo chối tội, gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, xử lý thế nào

Ảnh nguồn Internet
(PLO) - Cho đến nay, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chưa thay đổi nội dung kháng cáo kêu oan về tội “Tham ô tài sản”, nghĩa là các bị cáo này vẫn cho rằng họ bị kết án tử hình oan. Trong khi các bị cáo vẫn đang tiếp tục kêu oan thì gia đình họ lại tự nguyện nộp tiền để khắc phục một phần hậu quả với mong muốn các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ mới. Trường hợp này Tòa án sẽ xem xét, cân nhắc thế nào?