Bệnh viện 354 phải công khai số lượng, thời gian bán thuốc BIVINA

Bệnh viện 354 phải công khai số lượng, thời gian bán thuốc BIVINA
(PLO) - “Chỉ huy Tổng cục Hậu cần yêu cầu Bệnh viện 354 chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, Quân đội về sản xuất, bán sản phẩm thuốc chữa bệnh; đồng thời thông báo công khai thời gian, số lượng thuốc Bình Vị Nam (BIVINA) bán ra và kịp thời giải đáp những thắc mắc của người bệnh…”, Đại tá Vũ Bá Trung, Chủ nhiệm Chính trị, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) cho biết.
Báo PLVN đã có bài viết phản ánh những bức xúc của bệnh nhân về việc Quân y viện này phân phối thuốc điều trị dạ dày BIVINA không đủ liều và giới hạn về thời gian bán… khiến nhiều người nghi ngờ bệnh viện tạo khan hiếm giả tạo để thu hút sự chú ý của người mua?.
Về việc này, ngày 3/12/2013, đại diện Tổng cục Hậu cần, Thượng tá Nguyễn Tuấn Khang và Chủ nhiệm Chính trị Bệnh viện 354 - Thượng  tá Nguyễn Ngọc Du cùng một số cán bộ của hai đơn vị này đã có buổi làm việc với Báo PLVN, đồng thời truyền đạt nội dung Công văn số 1010/CT-TH do Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Hậu cần - Đại tá Vũ Bá Trung ký gửi Báo. “Sau khi PLVN đăng tải, lãnh đạo và chỉ huy Tổng cục đã khẩn trương chỉ đạo Bệnh viện 354 cùng các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ để trả lời công luận và bạn đọc theo luật định”, Thượng tá Khang cho hay.
Theo Tổng cục Hậu cần, sản phẩm thuốc điều trị dạ dày BIVINA của Bệnh viện 354 là sản phẩm Đông dược truyền thống đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng hơn 20 năm nay, đã được Cục Quân y cấp giấy phép cho đăng ký và cho phép sản xuất lưu hành trong phạm vi toàn quân, số dư còn lại bệnh viện bán ra ngoài cho những bệnh nhân có nhu cầu điều trị.
“Mục đích sản xuất sản phẩm thuốc BIVINA là để phục vụ bệnh nhân, không mang tính thương mại. Thuốc được sử dụng cho điều trị bệnh nhân nội viện, cấp và bán cho bệnh nhân sau điều trị nội trú về điều trị củng cố, cấp và bán cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú” - Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Hậu cần khẳng định.
Trả lời câu hỏi vì sao thuốc bị bán “nhỏ giọt” và giới hạn theo từng khung giờ, gây khó cho người mua, Chủ nhiệm Chính trị Bệnh viện 354 - Thượng  tá Nguyễn Ngọc Du giải thích: “Bệnh viện hiện chỉ có 2 máy sấy và 6 máy dập viên thay nhau hoạt động, với công suất tối đa khoảng 200 - 250 gói/ngày. Thuốc sản xuất ngày nào sử dụng hết ngày đó. Mỗi tháng cung cấp khoảng 500 - 600 gói cho bệnh nhân quân đội, số còn lại bán cho bệnh nhân khác…
Chức năng của bệnh viện là thu dung, cấp cứu, điều trị cho người bệnh là chủ yếu nên việc mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất thuốc gặp nhiều khó khăn. Thời gian tới, bệnh viện vẫn chưa có khả năng mở rộng sản xuất, nên BIVINA có thể chưa thỏa mãn được nhu cầu người bệnh”. 
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đang ngày một tăng của bệnh nhân như PLVN phản ánh, đại diện Bệnh viện 354 cam kết sẽ cố gắng khắc phục mọi khó khăn về nguồn nguyên liệu, về trang thiết bị, tăng thời gian làm việc, đồng thời đảm bảo chất lượng của thuốc, không vì lợi nhuận mà ảnh hưởng đến người bệnh và uy tín của bệnh viện.
Liên quan đến những nội dung mà PLVN đề cập, Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Hậu cần - Đại tá Vũ Bá Trung cho biết thêm: “Lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục đã yêu cầu Bệnh viện 354 chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, Quân đội về sản xuất và bán sản phẩm thuốc chữa bệnh, đồng thời thông báo công khai thời gian, số lượng thuốc BIVINA bán ra cho người bệnh, kịp thời giải đáp những thắc mắc của người bệnh để tránh sự hiểu lầm. Cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần trân trọng cảm ơn Báo PLVN đã thông tin kịp thời ý kiến của bạn đọc về việc bán sản phẩm thuốc BIVINA của Bệnh viện 354”.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.