Những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến sẽ có nhiều điểm mới như chặt chẽ hơn trong ra đề, chấm thi; bổ sung đối tượng bị đình chỉ thi...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến diễn ra trong 2 ngày với 5 bài thi. Thí sinh làm 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 1 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (gồm các môn vật lý, hóa học, sinh học) hoặc 1 bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Nội dung thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Chỉ có môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn lại đều theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Kỳ thi sẽ được tổ chức nhẹ nhàng, giao cho địa phương chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Tuy nhẹ nhàng nhưng tại dự thảo quy chế thi một số điểm điều chỉnh nhằm mục đích tăng cường giám sát, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan và tin cậy của kết quả thi.

Điểm mới trong sắp xếp phòng thi, trong dự thảo quy chế thi năm nay bốn đối tượng gồm thí sinh đã tốt nghiệp THPT, tốt nghiệp trung cấp, thí sinh giáo dục thường xuyên và học sinh lớp 12 THPT phải được bố trí chung một phòng tại một số điểm thi, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 THPT ở mỗi phòng thi. Quy định này nhằm ngăn chặn nguy cơ gian lận thi cử có tổ chức ở nhóm đối tượng thí sinh tự do, hoặc thí sinh hệ trung cấp, hệ giáo dục thường xuyên.

Như năm trước những thí sinh đã thi tốt nghiệp, thí sinh tự do thi riêng với học sinh lớp 12 THPT. 

Với khâu ra đề, theo quy định mới, mỗi tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi được giao phụ trách. Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, thư ký dùng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi chuyển cho các tổ trưởng ra đề thi, tổ trưởng sẽ phân công các thành viên trong tổ ra đề thi thẩm định từng câu trắc nghiệm.

Tất cả thành viên của tổ ra đề thi cùng thảo luận, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm và tổ hợp thành đề thi. Các thành viên của tổ ra đề thi cùng ký tên vào các đề thi và trình chủ tịch hội đồng ra đề thi. Sau khi đề thi được chủ tịch hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã khác nhau. Tất cả thành viên của tổ ra đề thi rà soát từng mã đề thi, đáp án và cùng ký tên vào từng mã đề thi đó.

Việc ra đề cũng có một số điểm mới chặt chẽ hơn đối với việc chấm thi tự luận. Dự thảo quy định tất cả các hội đồng chấm thi tự luận đều phải tổ chức chấm chung 10 bài thi để thống nhất, tránh việc chấm lỏng hoặc chặt quá, hiểu sai hướng dẫn chấm, không nắm chắc quy trình chấm thi.  

Riêng những hội đồng thi có từ 30.000 thí sinh trở lên có thể triển khai việc chấm chung theo từng tổ chấm thi hoặc nhóm tổ chấm thi. Việc thực hiện quy trình chấm 2 vòng độc lập phải bố trí ở 2 phòng chấm độc lập.

Ngoài ra, dự thảo quy chế thi năm nay có bổ sung thêm đối tượng bị đình chỉ thi. Nếu như trong quy định hiện hành, thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi sẽ bị đình chỉ thi, thì ở dự thảo năm nay, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi nếu mang vật dụng trái phép vào phòng thi, phòng chờ và khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ. 

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.