'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2024: Vinh danh 60 thầy cô giáo vùng cao, biên giới, hải đảo trên mọi miền Tổ quốc

Lễ Vinh danh 60 thầy cô vùng khó khăn, biên giới, huyện đảo năm 2024. Ảnh: Đăng Hải
Lễ Vinh danh 60 thầy cô vùng khó khăn, biên giới, huyện đảo năm 2024. Ảnh: Đăng Hải
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối 15/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024 - tuyên dương các thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đang công tác trên mọi miền Tổ quốc.

Tham dự chương trình có ông Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn; ông Nguyễn Tường Lâm - Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi; ông Nguyễn Kim Quy - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam; ông Trần Mạnh Hào - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Long; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và cùng 60 thầy cô giáo được tuyên dương.

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Tường Lâm - Bí thư Trung ương Đoàn cho biết, Triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); tiếp nối truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Từ năm 2015, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tập đoàn Thiên Long phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” với nội dung tuyên dương các thầy giáo, cô giáo và những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ...

Theo Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm, giáo dục luôn là nền tảng cốt lõi để xây dựng và phát triển đất nước. Từ những ngôi trường khang trang nơi đô thị đến những lớp học đơn sơ giữa rừng núi, hải đảo xa xôi, đâu đâu cũng có hình bóng của những người thầy, người cô tận tụy ngày đêm vì học trò.

Các thầy cô giao lưu tại chương trình. Ảnh: Đăng Hải

Các thầy cô giao lưu tại chương trình. Ảnh: Đăng Hải

“Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” là một trong những chương trình góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu đó, thể hiện sự tri ân của thế hệ trẻ, của những lớp học trò đối với các thầy giáo, cô giáo. Với Hành trình 10 năm dạy – học hạnh phúc, chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã tuyên dương 576 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu trên các lĩnh vực, địa bàn của mọi miền Tổ quốc”, ông Nguyễn Tường Lâm cho biết.

Gửi lời tri ân sâu sắc tới những thầy cô giáo đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; những thầy cô giáo giảng dạy trong các trường chuyên biệt, những thầy giáo mang quân hàm xanh của Bộ đội Biên phòng, cũng như các thầy cô đang công tác tại các trường giáo dưỡng của Bộ Công an.

“Các thầy, các cô, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn bền bỉ và kiên trì nâng niu từng con chữ, văn hóa, tri thức truyền thụ tới học sinh của mình bằng tất cả tình yêu thương. Sự cống hiến của các thầy cô không chỉ góp phần phát triển năng lực cá nhân cho từng học sinh mà còn giúp tạo dựng nền móng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước”, ông Lâm nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Tường Lâm, 60 thầy cô giáo được lựa chọn tuyên dương năm nay, có rất nhiều thầy giáo, cô giáo từ biệt quê hương để đến với các học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để gieo cái chữ cho đồng bào và con em đồng bào các dân tộc.

“Các thầy giáo, cô giáo vượt qua những sự nhọc nhằn, gian khổ để dạy học sinh khuyết tật, các em học sinh chưa ngoan… để các em được học tập, được vui chơi dưới mái trường thương yêu; để các em nhận được sự bao bọc, yêu thương, như những người cha, người mẹ, người anh, người chị trong gia đình...

Nhưng những sự gian khổ hy sinh của các thầy giáo không bao giờ là vô ích mà đã mang đến biết bao những thành quả ngọt ngào. Những vất vả, mệt mỏi, những giọt mồ hôi hay nước mắt đắng cay, được đáp đền bằng sự kính trọng, yêu thương của các thế hệ học trò và các bậc phụ huynh học sinh; tình yêu thương đã chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của các em. Và lớn hơn là để xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam đủ tri thức, bản lĩnh, sáng tạo làm chủ đất nước, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh của dân tộc...”, ông Lâm nói.

Từ năm 2015 đến nay, sau 10 lần tổ chức, Chương trình đã lựa chọn và tôn vinh 576 giáo viên. Ảnh: Đăng Hải

Từ năm 2015 đến nay, sau 10 lần tổ chức, Chương trình đã lựa chọn và tôn vinh 576 giáo viên. Ảnh: Đăng Hải

Trong số 60 thầy cô được lựa chọn năm nay, giáo viên có số năm công tác nhiều nhất là thầy giáo Đặng Văn Bửu (SN 1972), công tác tại Trường THCS Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre với thời gian công tác 31 năm và cô Hồ Ngọc Huyền (SN 1975) công tác tại Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng, quận Bình Thạnh, TP HCM với gần 30 năm công tác.

Giáo viên trẻ tuổi nhất là cô giáo Dương Diệu Phương (SN 1997) công tác tại Trường Tiểu học Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với thời gian công tác 4 năm 10 tháng và thầy Hoàng Văn Quỳnh (SN 1996) công tác tại Trường THCS & THPT Hà Lang, xã Hà Lang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang với thời gian công tác 5 năm 9 tháng.

Có 25 giáo viên là người dân tộc thiểu số.

Trong số các thầy cô giáo năm nay, có các thầy cô được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc và Khen thưởng của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đó là thầy Đặng Văn Bửu đến từ tỉnh Bến Tre và thầy Nguyễn Đình Thông đến từ tỉnh Long An...

Các giáo viên được tuyên dương sẽ được nhận Bằng khen của Uỷ ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; biểu trưng của Chương trình và Sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cùng nhiều phần thưởng giá trị cùng hình thức khen thưởng khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quà từ Tập đoàn Thiên Long.

Đặc biệt, năm nay đánh dấu 10 năm chương trình được triển khai với sự đồng của nhiều đại sứ là các nghệ sỹ, chuyên gia giáo dục, giáo viên uy tín, học sinh tiêu biểu. Các gương mặt KOLs, TikToker tham gia chương trình như: Hoa hậu H’Hen Niê, Hoa hậu Lương Thùy Linh, thầy giáo Trần Thành Nam, Ca sĩ Dương Hoàng Yến... Các đại sứ đồng hành cùng chương trình tham gia vào nhiều hoạt động có ý nghĩa để tôn vinh các thầy cô và lan tỏa mạnh mẽ những câu chuyện đẹp về thầy cô đến với toàn xã hội.

Trong khuôn khổ chương trình, vào tháng 10 và tháng 11/2024, BTC chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các thầy cô giáo tại các tỉnh, thành như: Sơn La, TP Hồ Chí Minh, Ninh Bình và Gia Lai. Hai đại sứ H’Hen Niê; Dương Hoàng Yến đã tham gia chuyến đi và tham gia nhiều hoạt động gửi lời động viên, chia sẻ và tri ân đến các thầy cô.

Tin cùng chuyên mục

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Đọc thêm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.  

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

Quang cảnh buổi Hội thảo
(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.