Nhớ tiếng cồng chiêng Mỹ Thạnh từng vang vọng khắp đất Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người làm cồng chiêng ở Mỹ Thạnh không đúc mà chỉ gò từ những miếng đồng, đó là chuyện của mấy mươi năm về trước. Còn bây giờ, những lão thành làm cồng chiêng nơi này lại thèm nghe tiếng chát chúa bên tai như xưa.

Thương hiệu cồng chiêng Mỹ Thạnh

Hàng trăm năm nay, cồng chiêng là vật dụng quen thuộc trong đời sống của người đồng bào ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo tư liệu ở tỉnh Gia Lai, trước đây cồng chiêng nơi này chủ yếu lấy từ làng Mỹ Thạnh (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). 

Đến nay, những người hiểu biết về cồng chiêng ở làng Mỹ Thạnh mỗi khi nhắc lại làng nghề chỉ còn vang bóng này vẫn còn tấm tắc trong nuối tiếc, bởi nó tạo nên dấu ấn và nét đặc trưng riêng biệt.

Bây giờ, hễ ai nhắc đến gò cồng chiêng, đôi mắt ông Nguyễn Văn Tại (74 tuổi) lại sáng lên, rồi ông nói vanh vách về nghề. Ông bảo, trước đây gò cồng chiêng là nghề truyền thống của gia đình. Thường thì đến 60 tuổi không ai cầm cự nổi với nghề này, nhưng ai nấy đều bảo với sức khỏe của ông có thể làm 80 tuổi. Tuy nhiên, khi tuổi đời chưa đầy 40 thì làng nghề đã dần vắng khách và cũng bặt luôn tiếng búa chát chúa hàng ngày.

Cồng chiêng sản xuất ở làng Mỹ Thạnh được ưa chuộng, bởi đây là loại cồng chiêng gò chứ không phải đúc, nên khó vỡ, âm thanh lại trong và vang xa. Nguyên liệu làm cồng chiêng có thể là đồng vụn, đồng tấm, đồng vỏ đạn tùy theo từng thời kỳ. 

Để làm ra sản phẩm, trước tiên người thợ dùng đe, búa dát mỏng đồng ra, sau đó phay tròn đồng lại tùy theo kích cỡ loại cồng chiêng muốn làm, rồi mới gò lên thành hình sản phẩm. Cuối cùng dùng tay đánh thử vào cồng chiêng, nếu âm thanh phát ra tốt là sản phẩm đã hoàn thiện. 

Ông Tại bên một bộ cồng chiêng năm xưa của làng Mỹ Thạnh.
Ông Tại bên một bộ cồng chiêng năm xưa của làng Mỹ Thạnh. 

Theo ông Tại, một thợ giỏi, mỗi ngày có thể làm ra một cồng chiêng loại nhỏ. Còn để hoàn thành một bộ cồng chiêng thì mất khoảng nửa tháng. 

Ngoài việc có thể sản xuất cồng chiêng với đủ mọi kích cỡ, một vài lò chiêng Mỹ Thạnh thời ấy còn thường xuyên sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Đó là những bộ cồng chiêng lớn khoảng 2,4m, phải 2 người mới khiêng nổi một sản phẩm như vậy.

Điều đáng nói, làng gò cồng chiêng này trước đây nổi tiếng khắp nơi chính là nhờ đã chế tác nên âm thanh độc đáo. Đồng bào ở Tây Nguyên chơi cồng chiêng nhưng không chế tác được, họ phải nắn âm cho phù hợp với thị hiếu dòng nhạc riêng. Muốn làm được việc này, bà con thường dùng búa đồng chuyên dụng để điều chỉnh độ dày mỏng ở một số điểm trên mặt chiêng cồng. Có điều, trong một làng, thậm chí trong cả một vùng, chỉ có một hoặc vài người nhiều hiểu biết, trình độ thẩm âm cao, đôi tay khéo léo mới làm được. 

Điều đặc biệt là những người thợ gò cồng chiêng ở Mỹ Thạnh lại giúp giải quyết những khác biệt về âm thanh của các bộ cồng chiêng. Các chuẩn âm thanh theo sở thích của người đồng bào ở từng vùng Tây Nguyên được những người thợ nơi đây nhớ nằm lòng, để gò nên những chiếc cồng chiêng có âm vực đúng với yêu cầu của khách hàng. Đây chính là sự độc đáo của những người thợ tài hoa này. 

“Có thể khẳng định đó là một bí quyết chẳng những bằng kinh nghiệm tích lũy lâu dài, mà còn bằng sự khổ luyện truyền từ đời này qua đời khác mới làm được. Ngoài tôi, bây giờ ở làng còn nhiều người gò cồng chiêng hồi ấy thuộc sở thích chuẩn âm thanh của người đồng bào từng vùng Tây Nguyên. Điều đáng buồn là đến những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX, làng cồng chiêng Mỹ Thạnh tàn lụi vì chúng tôi gò thủ công chứ không đúc, nguyên liệu chỉ dùng bằng đồng nên bán ra cao hơn các nơi khác. Bán giá cao thì không có thị trường tiêu thụ, bán giá thấp thì lỗ”, ông Tại nói trong tiếc nuối.

Ông Cư bên những dụng cụ làm cồng chiêng trước đây.
Ông Cư bên những dụng cụ làm cồng chiêng trước đây. 

Một thời hưng thịnh

Những người thợ cồng chiêng năm xưa ở nơi này cho biết, nghề này có mặt ở làng Mỹ Thạnh từ giữa thế kỷ thứ XIX. Cụ tổ của nghề này ở nơi đây là ông Nguyễn Văn Bảy, vốn là một nghệ nhân đúc đồng tại làng nghề Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). 

Trước đó, ông Bảy nằm trong số lính thợ tài hoa nhất được tuyển về xây dựng cung đình, đại nội Huế. Về sau do loạn lạc, ông trôi dạt vào Bình Định, xây dựng gia đình, tạo nên nghề gò cồng chiêng ở làng Mỹ Thạnh.

Thời gian đầu, ông Bảy chỉ gò những vật dụng dùng trong nhà, bán cho người dân quanh vùng. May mắn là làng Mỹ Thạnh nằm bên dòng sông Côn, lúc bấy giờ giao thông đường thủy còn thịnh nên ông mang các hàng hóa ấy đến các chợ ven sông, có khi ngược lên tận thượng nguồn sông Côn để chào hàng. 

Sau một lần lên Tây Nguyên, nhận ra nhu cầu cồng chiêng, ông tìm cách chế tác. Sản phẩm của ông được đồng bào Tây Nguyên chấp nhận. Một mình làm không đủ đáp ứng nhu cầu, ông thu nhận thêm học trò.

Từ chỗ chỉ có vài người thợ chính ban đầu, sau này phát triển dần lên vài chục thợ. Số người tìm đến học nghề ngày một đông hơn. Có những thợ, qua một thời gian làm cho ông Bảy, tích lũy được kinh nghiệm, vốn liếng, đã tự đứng ra mở lò riêng, tiếp tục truyền nghề thêm cho nhiều lao động. 

Làng gò cồng chiêng Mỹ Thạnh dần phát triển, rồi nức tiếng. Vào thời hoàng kim của làng, từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ trước, trong làng có đến gần 20 lò sản xuất cồng chiêng, mỗi lò trung bình từ 7-10 thợ.

Theo ông Nguyễn Văn Cư (56 tuổi, cháu đời thứ tư của ông Bảy), những bậc tiền nhân của dòng họ ông kể lại, thuở ấy nghề làm cồng chiêng ở làng Mỹ Thạnh làm ăn rất thịnh vượng. Mỗi cặp cồng chiêng bán sỉ có giá đến một lượng vàng. Thương lái mua mang lên Tây Nguyên đổi trâu, đổi bò của đồng bào dân tộc thiểu số. Có những cặp cồng chiêng đổi lấy đàn trâu, bò có giá trị đến 2-3 lượng vàng. Chủ cơ sở làm chiêng có thu nhập đã cao, người buôn bán cồng chiêng kiếm lãi còn nhiều hơn nữa. 

“Thời đó, thợ ở lò cồng chiêng chúng tôi quanh năm làm không hết việc. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Nhờ nghề gò cồng chiêng mà nhiều hộ trong làng ăn nên làm ra, cuộc sống đủ đầy hơn, ai nấy cũng đều phấn khởi. Các cụ bảo, ngày ấy vui lắm, cách xóm trăm mét đã nghe tiếng búa đe, tiếng gò cồng chiêng rộn rịp cả một vùng quê”, ông Cư tâm sự.

Trong trí nhớ của những người thợ làm cồng chiêng cao niên ở đây, thời hưng thịnh của làng nghề, Mỹ Thạnh trở thành nơi cung cấp cồng chiêng cho đồng bào miền núi trong tỉnh và khắp Tây Nguyên, rồi bán sáng cả Lào và Campuchia. 

“Cồng chiêng Mỹ Thạnh gò bằng tay rất đẹp, âm thanh tốt, độ bền cao. Có thời trước 1975, hàng tuần cồng chiêng của làng chất đầy các xe Cam Nhông trực chỉ đường quốc lộ 19 ngược Tây Nguyên cung cấp cho các làng đồng bào. Không chỉ thế, nó còn sang cả Lào và Campuchia. Các bộ tộc bên các nước bạn rất ưng bụng, họ nói cồng chiêng Mỹ Thạnh đánh lên tiếng nghe ngọt và vang xa, không bị nứt nên sử dụng được rất lâu”, ông Tại kể. 

Nghe ông Tại kể vậy, chúng tôi thử nhẩm tính, một lò cồng chiêng Mỹ Thạnh trung bình sản xuất mỗi tháng khoảng 10 bộ cồng chiêng thì mỗi năm đã xuất xưởng khoảng 120 bộ cồng chiêng. Xem ra, số cồng chiêng mà làng nghề Mỹ Thạnh cung cấp cho đồng bào dân tộc quả là một con số khổng lồ.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.