Người xưa phá án: Vụ kiện cây dù chia đôi

Người xưa phá án: Vụ kiện cây dù chia đôi
(PLVN) - Đó là một vụ kiện hy hữu, chiếc dù chỉ đáng giá vài quan tiền nhưng hai bên tranh giành quyết liệt, quyết phải chia đôi, người mất của thì cay đắng, kẻ gian tham thì hỉ hả... Những lẽ thường đó dĩ nhiên không qua được con mắt tinh tường của Bao Công.

Mặt dày mày dạn

Lữ Tấn Hiền vốn là người làm ăn lương thiện, một bữa đi chơi thăm bạn lúc trở về gặp trận mưa rào, sẵn có cây dù mang theo liền gương lên mà che.

Phố phủ Khai Phong vắng tanh, mọi người đều chạy vô nhà tránh mưa, chỉ còn một mình Hiền cắm cúi rảo bước về nhà. Khi Hiền đi ngang qua một ngôi chùa, bỗng có tên du côn Kỳ Nhứt Sở đang trú mưa ở cổng tam quan chạy ra níu lại năn nỉ:

- Anh làm phước cho tôi đi nhờ với.

Hiền đáp:

- Không được đâu. Cây dù này nhỏ hai người đi chung rồi đều ướt cả. Dù của anh đâu sao không lấy mà xài?

Sở lại van nài:

- Tôi lỡ cho người bạn mượn, nay họ chưa trả. Thôi anh làm phước cho tôi đi nhờ, nhà có việc gấp quá.

Hiền nghe Sở nói năng lễ phép, bùi tai cho đi chung dù về. Được vài bước Sở bảo Hiền:

- Anh để tôi cầm dù cho.

- Thôi để mặc tôi.

- Ấy chết, anh đã cho đi nhờ, anh cho phép tôi cầm đỡ cho anh mới phải phép chớ.

Nói đoạn, Sở giằng lấy cán dù cầm chặt lấy. Hiền nghĩ cũng chẳng mất gì, vả lại đi tay không càng dễ chịu nên để mặc Sở che dù cho cả hai.

Hai người lặng lẽ đi bên nhau một thôi đường dài. Đến ngã ba, Tấn Hiền bảo Kỳ Nhứt Sở:

- Bây giờ tôi quẹo tay trái đây, còn anh.

- Tôi đi thẳng.

- Vậy anh trả cây dù cho tôi về. Trời đã ngớt mưa anh chịu khó ẩn vào mái hiên bên hè phố lát nữa thì đi được.

Sở nhe răng cười và giở giọng chớt nhả:

- Thôi cho tớ mượn mai trả nhé.

Hiền rụng rời:

- Ơ hay, tôi biết anh đâu mà đòi, anh biết ở đâu mà trả. Thôi đừng giỡn nữa, mau trả dù cho tôi về kẻo muộn.

Sở không thèm đáp, cầm dù đi thẳng. Tấn Hiền chạy theo đòi, Sở la lớn:

- Dù tao, mày định giật sao?

Tấn Hiền ngạc nhiên nói:

- Ăn nói chi kỳ cục vậy? Tôi cho anh đi chung dù của tôi nay anh muốn nói ngược sao?

Nói rồi Hiền xông lên giật lấy chiếc dù. Sở nắm dù tay mặt tiện tay trái đấm luôn vào ngực Tấn Hiền nghe “bịch” một cái. Tấn Hiền nổi giận cũng thoi lại Sở một thụi. Tên du côn liền gập dù lại kẹp vào nách rồi quay lại đánh Tấn Hiền, Hiền vội vàng nghênh chiến.

 

Hai bên quần thảo với nhau một hồi bất phân thắng bại. Sở thấy đã cướp được cây dù nên cũng không ham đấu nên vừa trả đòn Tấn Hiền lại vừa bước tới.

Ai trông thấy cũng phải tức cười cái cảnh hai người giằng co nhau, kẻ cứ xăm xăm bước đi, người cứ toan kéo lại chán rồi lại đầu mặt choảng nhau dữ dội đến xổ cả khăn, rách cả áo, ướt như chuột lột cả hai.

Tự xét mình khó thắng Kỳ Nhứt Sở, Tấn Hiền ngó thấy phủ Bao Công gần đó liền ôm cứng lấy tên lưu manh xô nó đi về phía đó, miệng la bai bải:

- Vô quan, vô quan xem mày cướp giật được không.

Sở vung tay thoát được rồi hai người đập nhau một trận tơi bời, đấm nhau bình bịch, đá nhau bôm bốp ngay trước cửa phủ Bao Công làm văng cả bùn vào mũi chú lính gác.

Lính trong phủ hô nhau đổ ra hốt cả hai dẫn vào trình Bao Công.

Cười người lúc trước...

Nghe chuyện, Bao Công cả giận vỗ án la:

- Bộ các người hết chỗ làm võ đài sao mà dám đem nhau đến trước cửa phủ ta mà loạn đả như vậy?

Tấn thưa:

- Dạ tôi đâu dám, ngặt vì tên này (trỏ Kỳ Nhứt Sở) đoạt cây dù của tôi, tôi phải đánh lại. Tôi muốn lôi hắn đến cửa quan, hắn chẳng chịu. Xin quan minh xét cho.

Kỳ Nhứt Sở cũng gãi đầu bẩm:

- Thưa Thượng quan, cây dù này của tôi, tôi thấy trời mưa, thương hại tên này (trỏ Tấn Hiền) cho đi nhờ, chẳng ngờ hắn dụng tâm muốn cướp dù của tôi. Hắn chẳng chịu vào quan, giằng co với tôi nên mới sanh chuyện. Xin đèn trời xoi xét cho.

Bao Công nói:

- Thế các người đưa cây dù lại đây ta coi.

Một người lính đến bên tên Sở lấy cây dù đem trình Bao Công. Ông chăm chú nhìn cán dù để ông xét trong ngoài. Lát sau ông hỏi Tấn Hiền:

- Dù của ngươi có dấu tích chi?

- Dạ thưa vật mọn nên tôi không có ghi dấu.

Bao Công hỏi Kỳ Nhứt Sở:

- Thế còn nhà ngươi? Dù có dấu vết chi?

- Dạ dạ… cũng không làm dấu.

Bao Công hỏi cả hai: 

- Chớ các ngươi có nại được ai làm chứng là dù này của mình không?

Hiền trỏ Sở và đáp:

- Nó ở chùa chạy ra năn nỉ tôi cho đi nhờ. Lúc đó mưa lớn, không ai trông thấy.

Sở cãi liền:

- Chính nó đi nhờ dù của tôi. Có hai người trông thấy nhưng tôi không biết tên họ.

Bao Công nhìn hai người rồi lại nhìn cây dù đoạn ông nẩy ra một kế liền gọi lính hầu đến bên khẽ bảo ra dặn thám tử cứ làm như thế… như thế.

Lính lui ra rồi. Bao Công mới hỏi Hiền Sở:

- Cây dù này đáng giá bao nhiêu?

Tấn Hiền mau miệng đáp:

- Tôi mua năm phân bạc.

Bao Công nổi giận quát:

- Việc nhỏ mọn sao dám đem nhau đến gấu ó trước Nha môn? Các ngươi phải biết rằng Triều đình đặt ra quan chức đâu có phải để xử việc nhỏ nhặt như vầy.

Nói đoạn Bao Công truyền lính bẻ cây dù làm hai, chia cho mỗi người một khúc rồi sai lính đuổi cả ra.

Kỳ Nhứt Sở xấu bụng giở trò du côn với Lữ Tấn Hiền chỉ vì muốn đoạt cây dù (Ảnh minh họa)

Kỳ Nhứt Sở xấu bụng giở trò du côn với Lữ Tấn Hiền chỉ vì muốn đoạt cây dù (Ảnh minh họa)

Hiền đi trước mặt hầm hầm tức giận, tên côn đồ đi sau miệng toét ra cười. Họ vừa ra khỏi cổng Nha, một thám tử của Bao Công giả dạng làm thường dân vừa đi tới và theo bén gót hai người.

Hiền và Sở vô tình không để ý đến. Quá khỏi Nha lối trăm bước, Tấn Hiền liếc thấy Sở đi kế bên bèn múa nửa khúc dù ra chiều khoái trá lắm. Tấn Hiền lên ruột cả chùm, buột miệng nói đổng rằng:

- Quan gì bá láp, xử không công bình!

Sở thấy Hiền nổi xung, cười ha hả giơ cao nửa cây dù bô bô nói:

- Dù của nó mình giựt ngang quan xử ta cũng được nửa khúc chơi. Vui quá xá.

Thám tử nghe vậy liền về cấp báo với Bao Công. Bao Công cả cười nói: “Trúng kế ta rồi” và ông lập tức sai lính phóng ngựa đuổi theo bắt cả hai trở lại.

Lính dẫn Hiền và Sở vô công đường. Bao Công cho gọi thám tử vừa rồi vào và hỏi:

- Trong hai người này, ai mắng lén ta? 

Bao Chửng (999-1062), biểu tự Hy Nhân, thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công, là một quan viên nhà Bắc Tống, nổi tiếng vì tài xử án công chính được lưu truyền trong dân gian.

Bao Chửng nổi tiếng là một vị quan "thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình" dưới thời hoàng đếTống Nhân Tông. Theo truyền thuyết, Bao Công là một vị thần, một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên gọi là Văn Khúc Tinh Quân. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm phủ. Trong văn hóa dân gian, vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.

Thám tử trỏ Tấn Hiền. Bao Công điểm mặt Hiền quát lớn:

- Sao ngươi dám sỉ nhục ta. Lính đâu vật nó ra đánh mấy hèo về tội nhục mạ quan trên.

Tấn Hiền bị đòn la khóc thưa rằng:

- Tôi đâu dám mắng nhiếc quan, chỉ trách quan xử không công bình.

Tên côn đồ họ Kỳ tưởng hở tìm cách châm thêm dầu vào lửa:

- Thưa Thượng quan, tôi có nghe nói quan là đồ bá láp bây giờ lại chối biến y như nó đã giật dù của tôi lại còn cãi...

Tên Sở chưa dứt lời, Bao Công đã vỗ án chỉ mặt hắn mà hét rằng:

- Chính mi mới là kẻ đoạt dù, tại ta xét xử không minh để oan cho Tấn Hiền nên nó ức lòng mới dám nói lén ta.

Sở vẫn cố cãi:

- Lòng nó tham quá độ, thấy quan xử chia hai cây dù, nó muốn lấy cả nên mới oán trách.

Bao Công giận tím cả mặt:

- Hay cho tên này đã gian giảo lại còn muốn vu tội cho người ngay. Nếu ta không lập kế bẻ đôi dù rồi cho người theo dõi thì làm sao biết rõ oan ức?

Nói rồi ông bảo thám tử nhắc lại lời nói của tên du côn lúc trước. Kỳ Nhứt Sở cứng họng hết đường chối cãi.

Bao Công sai lính vật cổ Sở ra đánh đủ 40 côn thiệt đau rồi đuổi về.

Còn Tấn Hiền được Bao Công cấp cho một chỉ bạc gọi là để bồi thường thiệt hại về cây dù bị bẻ đôi.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.