Người đến sau

Tranh minh họa.
Tranh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Không biết đã là điếu thuốc thứ mấy gã hút rồi, dưới chân đầy những tàn thuốc, gã rít vội chút tàn dư còn lại rồi lần mò lấy gói thuốc dự là châm thêm điếu mới nhưng chợt nhận ra đó đã là điếu cuối cùng. Gã nhìn vội xung quanh, màn đêm bắt đầu bao trùm xuống thành phố, những cánh cửa đã khép lại từ lúc nào, chỉ còn thanh âm duy nhất là tiếng những chiếc xe chở rác và vài thanh niên đi đua đêm nẹt pô ầm ĩ rồi biến mất. Cái thanh âm vội đến, vội đi ấy chỉ càng khiến cho lòng người thêm phần cô đơn, giống như một mảng sáng lóe lên rồi vụt tắt dễ khiến dư âm của ánh sáng thèm muốn được đong đầy nơi khóe mắt. Đồng hồ điểm vội qua ngày mới, gã quay xe chở về nhà.

- Mình về rồi đấy à?

Dù gã đã cố bước vào thật nhẹ và khẽ thì chị cũng biết. Chị vén vội tấm màn mệt nhọc bước xuống giường đi lại phía gã, đỡ lấy bịch đồ gã đưa rồi ân cần:

- Mình đói không? Muốn ăn đêm gì không?

Gã lắc đầu không nói gì, rồi đi xuống phía dưới rửa mặt mũi, tay chân xong lại lên vén màn chừng đi ngủ. Chị cũng dọn dẹp sơ vài thứ rồi tắt điện vào giường, mọi thứ lại trở về yên tĩnh cứ như việc gã về là một chuyến tàu đêm vụt qua sân ga rồi đi mất, hư ảo vô thực. Trước khi chìm vào giấc ngủ, chị nghe mang máng gã nói: “Lần sau đừng chờ tôi nữa, cứ ngủ trước đi”.

Chị và gã lấy nhau cũng độ hơn ba năm về trước khi cả hai đều đã bước qua tuổi bốn mươi. Cái tuổi lỡ thì khiến thoạt nghe ai cũng không nghĩ đến thuở ban sơ vồ vập như lúc mới yêu nữa mà có khi là được mai mối hoặc đến với nhau để cùng vượt qua cuộc sống bĩ cực này. Mà đúng vậy thật, chị là được mai mối, còn gã là vì hận. Chị là chị gái của người mà gã yêu, gã đã yêu em gái của chị từ rất lâu, đợi người con gái ấy học xong, trưởng thành, cũng chính gã là người đã dang dở việc học của mình, lăn lộn với cuộc đời từ rất sớm để mưu sinh và cũng để giúp đỡ người yêu nhỏ hơn mình gần mười tuổi tiếp tục với đại học. Những tưởng tình cảm sẽ được đáp đền xứng đáng, nhất là khi người ấy tốt nghiệp và bắt đầu học lên thạc sĩ, sự khác nhau trong cuộc sống mới từng bước rõ rệt hơn rất nhiều.

Thuở còn yêu, dường như mọi điều gã làm đều khiến cô gái nhỏ cảm động. Gã vì học hành không đến nơi đến chốn nhưng được cái khỏe mạnh, lớn xác nên hầu như việc tay chân nào cũng đến tay gã và kì thực gã làm rất tốt và khéo léo. Gã lăn lộn khắp các công trường, thậm chí còn làm đêm chỉ để có cuộc sống sung túc với người gã yêu. Nhà người yêu gã cũng nghèo, những khi có thể gã đều luôn qua nhà giúp đỡ, khi thì sửa nhà, những việc cần bàn tay đàn ông sửa sang, khi thì còn giúp đỡ trả bớt nợ nần, người trong nhà ai cũng dường như quen thuộc với sự tồn tại của gã. Và cái khoảng cách mười tuổi dường như chỉ càng tăng thêm độ tin tưởng và chín chắn chứ không phải là lí do để hai người chia tay. Nhưng khi cô gái nhỏ học cao lên và rồi sau đó được nhận vào một công ty có tiếng, ở tuổi ba mươi lăm gã nhận được lời chia tay. Gần mười năm yêu làm gã không đủ sức để mở miệng nói ra lời trách móc nào, xét cho cùng ai nỡ làm đau người mình yêu.

Sau đó, mẹ và chị đã tới nhà gã, hòng xin lỗi và cũng vì sợ gã sẽ vì oán giận mà tìm cách phá nát tương lai cô gái nhỏ. Dù gì cuộc đời công thành danh toại của cô gái nhỏ cũng chỉ mới bắt đầu, gã khi ấy chỉ cười cay đắng:

- Trong mắt mẹ... bác, con là thằng đàn ông như vậy sao?

Nhưng rồi, thời gian qua thời gian, đôi khi sự cảm thông trở nên oán giận, trải qua thêm dăm, ba năm, gã vẫn chưa quên được cô gái nhỏ, nhất là khi nghe được tin từ những người quen cũ cô gái nhỏ sắp lấy chồng. Cuối cùng, chỉ có gã là không quên được, gã không đủ vị tha để tha thứ được nữa, hôm đó, gã uống say, tới nhà và gã nói:

- Bác còn con gái mà, con không lấy được em ấy thì con lấy người còn lại.

Thế mà chị chịu. Thế mà chị chấp nhận lấy người đàn ông đang oán hận cả gia đình mình vì đã phản bội suốt nhiều năm qua. Và đôi khi nhìn lại gã cũng không hiểu nổi bản thân mình khi ấy, lúc say còn không nói, khi tỉnh lại gã vẫn nhất quyết bảo tồn quyết định của mình. Gã yêu em chị nhiều năm cũng đủ hiểu về chị, khác với người em háo thắng, chị là một người phụ nữ an phận, chị nhỏ hơn gã hai tuổi, nhà nghèo nên chị ràng buộc với mưu sinh đến độ không yêu một ai và cứ thế cho đến khi về làm vợ gã.

Hai người cứ thế về với nhau thế mà cũng đã hơn ba năm, mỗi ngày gã vẫn đi xe ôm từ sớm đến khuya, chỉ đến bữa tạt về nhà ăn cơm, còn chị thì làm bán buôn ngoài chợ. Gã ít nói, đôi khi nhìn chị, sự oán hận vì nhìn thấy gương mặt có phần hao hao kí ức xưa trỗi dậy, nhưng đồng thời cũng nhận ra đó là “chị”, là người phụ nữ tần tảo luôn quán xuyến tốt việc nhà và luôn đợi gã trở về dù khuya đến mấy.

Phải nói, chị cho gã một bến đợi, một niềm tin rằng gã không cô đơn, chỉ là gã luôn trốn tránh chị. Phần vì gã sợ gã vẫn hận gia đình chị sẽ làm tổn thương chị, phần vì gã đang dần nhận ra tình cảm dành cho chị lớn dần lên trong gã.

Nhưng kì thực từ khi lấy chị, dù gã lầm lì ít nói nhưng chưa lần nào gã làm tổn thương chị, gã luôn cố gắng kiếm tiền, dù ban đầu gã nghĩ là vì trốn tránh chị nhưng kì thực là vì gã muốn chị có cuộc sống đủ đầy. Khi càng nhận ra tình cảm mình và cũng nhận ra những sự hy sinh của chị gom lại vừa đủ tình yêu, gã bắt đầu tìm cách rời xa chị. Gã trở nên nóng nảy hơn, lạnh lùng hơn và đôi khi to tiếng với chị. Chung quy lại, người đàn ông ấy cũng có góc tối của sự tổn thương quá lớn. Ngày ấy, hai người cãi nhau to, trong suốt mấy năm chung sống đó là lần đầu tiên gã quát chị:

- Đi ra khỏi nhà tôi đi.

Sau đó, gã tức giận bỏ ra khỏi nhà. Thế rồi, khi gã lang thang trên phố phường, trước dòng người có nhau gã chợt cảm thấy lạc lõng. Gã chợt nhớ đến những bữa cơm nóng luôn chờ gã ở nhà, những câu hỏi han ân cần khi chị chia sẻ cùng gã những mệt nhọc của gã và gã cũng đã vô tư và tin tưởng khi kể ra. Gã chợt nhận ra chị đâu làm gì có lỗi với gã, người đến sau không có tội, không có lí do gì phải hứng chịu những vết thương người đến trước đã để lại. Gã quay xe chạy vội về nhà. Căn nhà trống không dù gã đã tìm mọi ngóc ngách. Lần đầu tiên gã sợ, gã sợ mất chị. Gã chạy ra chợ, tới sạp chị đã đóng tự lúc nào, lại chạy đến những nơi có thể... Gã ngồi thụp trong căn nhà vắng vẻ chợt nhận ra hạnh phúc mình đã vuột mất, bỗng dưng có tiếng động ngoài cửa khiến gã ngẩng lên. Chị vừa bỏ cái nón xuống, trong tay là lỉnh kỉnh những đồ.

- Mình về rồi đấy à? Mình đi làm mệt không? Đợi chút em chạy ù đi nấu cơm.

- Mình đi đâu nãy giờ vậy? - Có phần uất ức gã gào lên.

- Em đi chợ rồi ghé qua bên bác Tám lấy ít cá, mớ rau ở dưới quê gửi lên. Trúng ngay món mình thích nhất nè.

Gã định nói gì đó, định hỏi về lời nói tổn thương gã đã buông ra ban sáng nhưng dường như chị hiểu, chị vội cản lại.

- Vợ chồng với nhau, trong cuộc sống sao có thể tránh khỏi những mâu thuẫn. Quan trọng là cãi vã rồi biết mình cần nhau chứ không phải buông tay dễ dàng được.

Đúng rồi, mình cần nhau. Gã chợt nhận ra gã cần chị đến thế nào khi đứng ở ranh giới tưởng chừng như mất chị. Sao gã cứ phải sống với những hoài niệm trong quá khứ, có sợ tổn thương hay gì cũng nên cứ sống cho hiện tại, trân trọng hiện tại không phải tốt hơn sao? Bữa cơm đó dường như là bữa cơm hạnh phúc đúng nghĩa nhất mà cả hai có, gã gắp cho chị miếng cá, chị bỏ cho gã miếng rau dưa, hai người ngượng nghịu đỏ mặt cứ như những cặp đôi mới bắt đầu yêu.

Sao chị lại dễ dàng chịu đựng những thương tổn gã đã nói? Lại ở bên gã từng ấy năm, một người đàn ông lạnh lùng như vậy? Lại chấp nhận cưới một người “hỏi vợ” bằng một lời nói khi say?

Bí mật nhỏ thôi, vì chị đã yêu gã từ những tháng năm gã làm tất cả cho gia đình chị, một người đàn ông sẵn sàng hy sinh tất cả vì người mình yêu. Chị thấy gã hoàn toàn xứng đáng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)

Trái tim... giấy

(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Đọc thêm

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Nghĩ ngợi ngày gió về

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Thênh thang phố

Thênh thang phố
(PLVN) - Sống làm gì nữa khi bao quanh chỉ toàn những cực hình. Đầu óc Hân chìm trong mông lung ảo mờ. Lúc nào cũng chỉ nghe thấy sự xúi giục từ phía thùy não, vốn đã trở nên xơ cứng, u tối. Mắt cô lòe nhòe nhìn ra vô định.

Sau bão

Sau bão
(PLVN) - Trận bão quét qua làm cây cối ngã quỵ. Vùng vốn nghèo khó nay đối mặt mối nguy sạt lở đất đá. Vì sự cảm thương với bà con mà Hiển ngồi lên chuyến xe này.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.