Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Với tôi, Tết ngày vui cũng nhiều mà ngày tĩnh lặng, đượm buồn cũng thật sâu sắc.

Mấy trăm năm trước, Nguyễn Trãi, một đại thần của nhà Lê cùng chinh phạt giặc Minh khi đã rời bỏ chính trường, sống nơi nhà tranh. Trong đêm 30 Tết biệt dã, cô quạnh đó, ông đã viết: “Chong đèn chực tuổi cay con mắt/Đốt trúc khua na đắng lỗ tai” (Đêm trừ tịch - Nguyễn Trãi). Ôi, một con người lừng lẫy, lại có một đêm cô độc “đốt trúc khua na” để đuổi ma quỷ trong đếm giao thừa có điều gì đó thật bất nhẫn của chính trị với tâm hồn của Ức Trai.

Hay cũng có lẽ ông nhìn thấy chính trường đẫm máu sau khi đất nước hòa bình, là những cuộc thanh trừng phe nhóm mà biết bao đại thần sinh tử trong thời chiến bị giết vì nghị kỵ, dèm pha hay tranh giành quyền lực.

Đó là câu chuyện buồn của một vĩ nhân. Còn chúng ta buồn không trong thời khắc giao

mùa đó?

Trong đêm giao thừa, khi rượu đã tàn canh. Khoảng thời gian gần hết 1 năm đó cho ta nghĩ năm trôi qua làm được nhiều việc tốt, nhiều việc dở dang, nhiều việc không biết tương lai ra sao? Ta thấy gánh nặng phía trước, thấy có hy vọng, niềm tin, nhưng cũng thấy bất trắc. Ai mà biết được ngày mai?

Với những người trẻ, Tết họ vô tư hơn, nhưng với thế hệ mang nhiều trách nhiệm thì ngày Tết quả là nhiều băn khoăn. Tuổi tác thêm, sức khỏe suy giảm, năng lượng không còn dài, sự an toàn không bảo đảm. Mối ưu tư đó trong đêm cô tịch 30 mấy ai hiểu, chỉ biết gửi tâm sự theo khói hương với tiên tổ.

Cụ Nguyễn Khuyến cũng cho những vần thơ đầy tâm sự trong những ngày cuối năm. Bài thơ Chợ Đồng, mang không khí hoài niệm của xứ Bắc; có mưa phùn, gió lạnh, có cái xao xác của chợ quê ở vùng châu thổ sông Hồng. Cái không khí Tết trĩu nặng của nợ nần, nghèo khó và chút hy vọng vang lên rồi tắt ngấm “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng”.

Nguyễn Khuyến là người tài hoa, rồi chán chốn quan trường mục rỗng, cáo quan về sống nơi thôn dã và qua đời tại đây. Chút ngậm ngùi của ông phản ánh được nỗi lòng của nho sĩ trong thời loạn, vẽ nên bức tranh quê đượm buồn trong những ngày giáp Tết: “Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng/Năm nay chợ họp có đông không?/ Dở trời, mưa bụi còn hơi rét/ Nếm rượu, tường đền được mấy ông?/Hàng quán người về nghe xáo xác/Nợ nần năm hết hỏi lung tung/ Dăm ba ngày nữa tin xuân tới/ Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng”.

Bài hát mà chúng ta hay hát và luôn nghĩ là bài hát vui khi năm mới đến là bài” Happy new year” của ban nhạc người Thụy Điển ABBA. Nhưng đó là một bài hát quá buồn, hoang mang, mất phương hướng khi năm cũ đã gần hết và năm mới sắp đến, khi mà “sâm banh đã cạn, hoa giấy ngập phòng…”.

“…Đôi khi em nhìn thấy/ Một thế giới mới can trường hiện đến/ Và em nhìn thấy sự thịnh vượng/ Trong tro tàn của cuộc đời chúng ta/ Ôi, đúng thế, con người là một lũ si ngốc/ Và cứ nghĩ là mình sẽ ổn thỏa/ Lê lết những bàn chân lấm lem/Chẳng bao giờ biết là đã chệch hướng rồi/ Cứ bước tới bất kể giờ đây đối với tôi/ Những giấc mơ mà ta từng có/ Đều đã chết hết rồi, chẳng còn gì ngoài những bông giấy vương vãi trên sàn nhà/ Cuối thập kỉ rồi/ Và trong mười năm tiếp theo/ Ai mà biết chúng ta sẽ tìm thấy điều gì…”.

Vậy tại sao con người nghĩ đó là ngày vui? Phải chăng là sự trốn chạy âu lo cuộc sống, trốn chạy muộn phiền để tìm hơi men trong cuộc vui vậy mà hát vang, chúc mừng năm mới, mà bước đi chả biết sao nữa.

Nguyễn Trãi đã viết: “Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan”. Ngày lệ đây phải chăng là chia lìa, là nước mắt, là chút mừng vui hy vọng, là sự an ủi bản thân khi nhìn thấy “bóng hoa tan”.

Những thứ đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi, giống như con người tìm kiếm niềm vui trong ngày Tết mà ngỡ là mình đang vui.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.