Ngôi đình thiêng bên dòng kênh Vĩnh Tế

Ngôi đình thiêng bên dòng kênh Vĩnh Tế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Nơi đầu nguồn biên giới Tây Nam của Tổ quốc, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang có một ngôi đình thiêng niên đại 200 năm tuổi. Đó là đình Vĩnh Nguơn thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Lễ - người có công cứu vua Gia Long từ thuở hàn vi. 

Đền Vĩnh Ngươn tọa lạc trên ở điểm giao nhau giữa sông Hậu và nơi khởi đầu của dòng kênh Vĩnh Tế thành một ngã ba mênh mông sóng nước, thuộc phường Vĩnh Ngươn, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Thờ Thành hoàng cứu chúa

Theo sử sách, ngôi đình này thờ ông Nguyễn Hữu Lễ - tương truyền là người có công cứu Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh) trên đường bị quân Tây Sơn truy đuổi. Khi chúa Nguyễn Ánh gặp hiểm nguy, ông Nguyễn Hữu Lễ là người dân địa phương đã đứng ra huy động dân làng, tập hợp thuyền bè để đưa Nguyễn Ánh và quân lính vượt sông, bôn đào. 

Sau khi đoàn quân Nguyễn Ánh đi khỏi, ông cùng mọi người nhấn chìm xuồng ghe khiến cho quân Tây Sơn đến nơi không tài nào truy đuổi kịp, bèn quay lại tra xét dân làng. 

Cổng vào ngôi đền thiêng.
Cổng vào ngôi đền thiêng. 

Để cứu mọi người, ông đã can đảm đứng ra nhận tội chết để dân làng được yên ổn. Cảm khái nghĩa khí của ông, sau khi ông mất, người dân đã lập nơi thờ phụng để hương khói, tưởng nhớ. Về sau, khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua hiệu là Gia Long (1802), đã nhớ công lao của ông nên phong làm “Thành hoàng Nghĩa Dũng Hữu Lễ Nguyễn Công Tôn thần”, tức Thành Hoàng làng Vĩnh Nguơn. 

Cảm kích trước nghĩa khí của bậc tiền nhân, dân làng đã trùng tu ngôi đình để thờ phụng, ngày đêm khói hương thành kính. Đến đời vua Khải Định năm thứ 9, lại sắc phong vị “Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần”. 

Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, ngôi đình trở thành cơ sở liên lạc của cán bộ cách mạng. Chính vì vậy, ngôi đình đã được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Ban thờ thần Nguyễn Hữu Lễ trong gian chính điện đình Vĩnh Ngươn.
Ban thờ thần Nguyễn Hữu Lễ trong gian chính điện đình Vĩnh Ngươn. 

Ngôi đình có niên đại 200 năm  

Theo nhân dân địa phương, đình Vĩnh Nguơn có lịch sử hình thành khoảng 200 năm, ban đầu bằng tre lá đơn sơ. Năm 1929, Đốc phủ Trương Tấn Vị cùng Ban quý tế họp sức dời ngôi đình về địa điểm hiện nay, vì chỗ cũ hàng năm thường xuyên bị ngập vào mùa nước nổi.

Với lịch sử hình thành 200 năm, sau nhiều lần trùng tu, ngôi đình vẫn giữ nguyên nét đẹp kiến trúc, nghệ thuật tiêu biểu cho di sản văn hóa dân tộc. Ngôi đình được xây dựng theo kiểu ba gian, hai chái, gồm các công trình: Đại điện, võ qui, võ ca, nhà khói… Công trình có sự gắn kết tài tình giữa các cột, xiên, kèo tạo nên một khung sườn  kiên cố có sức chịu lực rất cao cho toàn bộ khối kiến trúc.

Đình Vĩnh Ngươn soi bóng xuống dòng kênh Vĩnh Tế.
Đình Vĩnh Ngươn soi bóng xuống dòng kênh Vĩnh Tế. 

Hiện nay chính điện đình Vĩnh Ngươn được thiết kế kiểu cổ lầu tam cấp. Bàn thờ chính được đặt nơi trang trọng nhất ở đại điện, thờ thần Nguyễn Hữu Lễ. Cách bày trí khung cảnh lộng lẫy với hầu hết vật thể được sơn son thếp vàng, chứa nhiều hiện vật thờ tự mang tính lịch sử cao như bài vị, hòm sắc, lá sắc, khánh thờ …

Ngoài ra, còn có ngôi Long đình và bàn thờ Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền…  với tổng số 21 bàn thờ cổ, chất liệu bằng gỗ, được cẩn ốc xa cừ hoặc chạm khắc rất tinh xảo.v.v…

 

Ngoài ra, còn có các bộ tranh sơn thủy vẽ phong cảnh sống động ở các bàn thờ và trên các mặt dựng ở nóc mái đình…

Những cổ vật quý còn lưu giữ ở đình Vĩnh Nguơn có: 12 đôi liễn gỗ, 6 hoành phi gỗ, 20 bộ lư đồng, 2 cặp chân đèn, trống, chiêng, 1 Long đình, 3 Long vị, cùng 80 bức tranh sơn thủy và phù điêu… Vì những giá trị lịch sử và mỹ thuật đã kể trên, ngày 2 tháng 6 năm 2011, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

 

Một điều quý giá nữa làm nên giá trị di tích là di sản văn hóa phi vật thể từ sự tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong vùng. Đối với họ, đây là chốn linh thiêng bất khả xâm phạm, là nơi để thờ phụng vị Thành hoàng đã ra sức bảo vệ cuộc sống của nhân dân, mang lại sự ấm no, sung túc cho làng mạc…

Tất cả đã góp phần làm tăng vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi đình, xứng đáng là một di tích văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo để khách thập phương mỗi khi có dịp du lịch An Giang đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.