Ngôi chùa cưu mang hàng chục trẻ mồ côi

Chùa Hải Sơn.
Chùa Hải Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chùa Hải Sơn ở thôn Lệ Uyên (xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) được biết đến là nơi cưu mang nhiều trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới chào đời. Ở nơi này, các cháu được lớn lên trong tình yêu thương, sự chăm sóc của các sư cô, được học hành như bao đứa trẻ khác.

Mái ấm của trẻ mồ côi

Từ khi thành lập năm 1998 đến nay, thực hiện phương châm tốt đời đẹp đạo, chùa Hải Sơn luôn tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng các trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, nhằm góp phần cùng Nhà nước làm tốt công tác từ thiện, tạo điều kiện cho các em ổn định đời sống trong sự yêu thương, chăm sóc thể chất và tinh thần. 

“Chùa đang nuôi dưỡng gần 50 trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nơi đây, các con được lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt của các sư cô và chính bản thân các con luôn biết nương tựa, đoàn kết với nhau như gia đình ruột thịt”, sư cô Thích Nữ Minh Chơn - Trụ trì chùa Hải Sơn cho biết.

Nhớ lại những lần nhận nuôi trẻ, sư cô Minh Chơn kể, vào một đêm tháng 8/2006, khi mọi người đã ngủ say, sư cô ngồi đọc sách thì bỗng nghe tiếng trẻ khóc từ ngoài cổng chùa. Thấy lạ, sư cô ra xem thì phát hiện một trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi đang nằm khóc ngặt nghẽo. Đính trên người cháu là tờ giấy với những dòng chữ nghiêng vẹo: “Đứa con này sinh ra không mong muốn… bị người yêu phụ bạc, tôi không có điều kiện nuôi dưỡng. Nay nhờ nhà chùa nhận nuôi giúp”.

Sinh ra đã thiếu cân, lại bị bọc sơ sài trong một tấm khăn mỏng, phơi mình hàng giờ trong sương đêm giá lạnh nên khi đem vào phòng, thân người của bé lạnh toát, tím tái, hơi thở yếu dần, sinh mạng cháu lúc ấy chẳng khác gì “chỉ mành treo chuông”. Những ngày sau đó, các sư cô thay nhau thức cả ngày lẫn đêm để săn sóc từng giọt sữa, giấc ngủ cho cháu. Nhờ sự chăm sóc tận tình của các sư cô, cháu dần dần bình phục. Sau này, cháu gái đó được đặt tên là Phan Nguyễn Bảo Ngọc.

Những em bé mồ côi được nuôi dạy ở chùa Hải Sơn.
Những em bé mồ côi được nuôi dạy ở chùa Hải Sơn. 

Câu chuyện về cậu bé kháu khỉnh Phan Nguyễn Bảo Trung cũng thật đáng thương. Trung bị bỏ lại trước cổng chùa khi cháu còn chưa rụng rốn. Cậu bé khó nuôi, cứ vài ba hôm lại ốm, cơ thể tím tái. Hồi ấy, các sư cô phải liên tục thay phiên nhau bế bồng, cứ hễ đặt xuống giường là cháu khóc mãi không thôi. Nhiều hôm cháu lên cơn sốt cao, các sư cô lòng lo lắng không yên, sợ cháu không qua khỏi. 

Một thời gian sau, các sư cô đành gửi cháu cho một người trông trẻ bên ngoài với số tiền công nuôi là 600 nghìn đồng mỗi tháng. Người trông trẻ nuôi được vài ba tháng, nhà chùa hết tiền nên phải bế Trung về. Bây giờ, Trung được 8 tuổi, ngoan hiền, khỏe mạnh không còn ốm yếu như trước đây.

Các cháu đều được khai sinh theo họ Phan và Nguyễn. Đây là họ trước khi xuất gia của sư cô Thích Nữ Minh Chơn và sư cô Thích Nữ Minh Kỉnh. Những ngày đầu nuôi các cháu, các sư cô vấp phải không ít những định kiến xã hội, trong đó có người nửa đùa nửa thật: “Các sư cô ra ngoài làm gì mà có nhiều con đến thế không biết”, cay nghiệt hơn, có người buông lời ác ý: “Đây đều là con rơi, con rớt của các sư cô trước khi cắt tóc đi tu chứ làm gì có chuyện trẻ bị bỏ rơi”.

Vì những lời dị nghị trên nên có một khoảng thời gian, chùa Hải Sơn gần như vắng bóng phật tử, số người đi cúng dường cũng ngày một thưa thớt. Theo thời gian, mọi người cũng hiểu ra sự thật nên bắt đầu tìm lại chùa.

“Các sư cô buồn lắm nhưng chẳng ai lên tiếng thanh minh, bởi nghĩ đi nghĩ lại mình đâu có làm điều gì trái đạo nên cũng không bận tâm. Cuối cùng thì mọi người đều hiểu ra sự thật”, sư cô Minh Chơn tâm sự.

Tất cả vì tương lai của các con

Dù không có quan hệ máu mủ nhưng các sư cô ở đây đều yêu thương các cháu hết mực. Nhìn cách họ chăm sóc cho các cháu, chúng tôi cảm phục sự chịu thương chịu khó của những sư cô yêu trẻ ấy. 

Mỗi lần cho các cháu ăn uống là cả một sự kỳ công. Đối với những bé còn nhỏ, cứ 3 tiếng đồng hồ các sư cô cho uống sữa một lần, bất kể trời sáng hay tối khuya. Nhiều cháu tuy mắt còn nhắm nhưng miệng vẫn uống sữa một cách ngon lành. Khi cho các cháu ăn, sư cô phải hát, làm mặt cười, thậm chí là làm bộ bỏ đi sau mỗi lần đút một muỗng cơm để các cháu ăn được hết khẩu phần. 

“Mỗi khi trái gió trở trời, các cháu lại đổ bệnh, ngoài việc cho uống thuốc, sư cô phải thay phiên nhau đắp khăn ướt lên trán, thoa chanh khắp người bé để hạ sốt. Có lần giữa khuya, dù đã làm hết cách nhưng người một cháu vẫn nóng hầm hập, hốt hoảng, sư cô vội vàng ẵm bé cứ thế chạy bộ hơn 2 cây số tới Trạm Y tế xã Xuân Phương cầu cứu các y, bác sĩ”, sư cô Minh Chơn bộc bạch.

Các cháu luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội.
Các cháu luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội. 

Hơn 20 năm tiếp nhận những đứa trẻ mồ côi, chùa Hải Sơn trở thành điểm tựa, mái nhà cho hàng chục cháu nhỏ thiếu vắng tình thương. Đảm đương chuyện chăm sóc, nuôi dưỡng với bấy nhiêu đứa trẻ vốn không phải là việc dễ dàng. Thế nhưng qua lời chia sẻ của sư cô Minh Chơn, mọi khó khăn, vất vả lại nhẹ hẫng như mây trời, rằng: “Đều là những vất vả vì tương lai tốt đẹp hơn của các con, nên mình lấy vất vả đó làm niềm vui”.

Những người có trách nhiệm ở ngôi chùa này luôn nghĩ đến việc cuộc sống tự lập của các cháu sau này khi rời khỏi chùa nên việc giáo dục kiến thức, đạo đức cho các cháu, nhằm hình thành nhân cách tốt của một công dân là mục tiêu hàng đầu. Các cháu được tiếp cận kiến thức phổ thông của nền giáo dục có hệ thống, khoa học sớm nhất. 

Sư cô Minh Chơn bảo, nếu không có kiến thức thì dù nuôi dưỡng đến mấy, sau này các cháu cũng không thể có một tương lai tươi sáng hơn được. Vì thế, các sư cô thường dạy cho các cháu câu: “Duy tuệ thị nghiệp”, tức là duy trì trí tuệ để cố một sự nghiệp tốt đẹp. 

Ở đây, các cháu còn được trang bị sách, báo, tạp chí, ti vi để đáp ứng nhu cầu giải trí và thông tin. Vào các dịp lễ lớn, nhà chùa còn tổ chức chương trình lễ hội, giao lưu với phương châm “an vui - tiết kiệm - hữu ích”. 

Ngoài ra, những chương trình ngoại khóa cũng được các sư cô tổ chức với mong muốn cho các cháu gần gũi, biết chia sẻ cùng nhau và có cơ hội hòa nhập với xã hội, để đáp ứng đầy đủ nhất quyền lợi của các cháu một cách bình đẳng như mọi trẻ em khác. Các hoạt động này luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng.

“Các cháu ở đây luôn khát vọng tình yêu thương, sự quan tâm giúp đỡ từ những trái tim nhân hậu của tất cả mọi người, có như vậy các cháu mới không bị bao vây bởi những mặc cảm, tự ti. Tôi tin rằng, mai này chính các cháu sẽ là những người biết yêu thương, chia sẻ đến với tất cả những cuộc đời kém may mắn trong xã hội”, sư cô Minh Chơn chia sẻ.

Chia tay ngôi chùa, trong lòng chúng tôi rất ấm áp khi thấy các cháu hồn nhiên nô đùa, cháu nào cũng khỏe mạnh, dễ thương, ngoan ngoãn cúi đầu chào tiễn khách. Với các sư cô, có thể nhiều lúc mệt mỏi vì chăm sóc các cháu nhưng vẫn luôn dành vòng tay ấm, tình yêu thương cho những phận đời bé nhỏ. Có tận mắt thấy các cháu khỏe mạnh hay ốm đau được chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, mới thấm được cái tình, cái nghĩa và sự kiên nhẫn của những sư cô nơi đây. 

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.