Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
Em Lê Thị Hiền.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

Cú lội ngược dòng ngoạn ngục

Căn gác xép chật chội, nóng bức tại một quán cơm ở đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Hưng Bình, TP Vinh (Nghệ An) là nơi tá túc của 3 mẹ con chị Hồ Thị Vân (SN 1977, quê xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) nhiều năm nay. Gác trọ chật chội khoảng 10m2 ấy cũng là góc học tập của em Lê Thị Hiền (SN 2003) học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Đại học Vinh. Từ nơi này, Hiền đã làm nên kỳ tích để đến gần hơn với giảng đường đại học.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Lê Thị Hiền đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D. trong đó Toán 8,4, Ngữ văn 9,5, tiếng Anh 9,5 điểm. Trước đó, với thành tích giải Nhì học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn năm học 2020-2021, Hiền đã chắc một suất vào giảng đường đại học.

Ít ai biết rằng, trước đó, cô nữ sinh này đã từng “trắng tay” tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn vào năm lớp 11. Hiền tâm sự, cảm giác ngồi dưới hội trường chứng kiến các bạn lên nhận thưởng khiến em không thể quên. Cú sốc ấy khiến Hiền quyết định không tập trung cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nữa mà dành thời gian để ôn luyện cho thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.

Căn gác trọ chật chội là nơi mẹ con Hiền sinh sống trong những ngày mưu sinh ở thành phố.

Căn gác trọ chật chội là nơi mẹ con Hiền sinh sống trong những ngày mưu sinh ở thành phố.

Tuy nhiên, ngay lúc em buồn bã, cảm thấy tự ti nhất thì cô giáo bộ môn và mẹ vẫn luôn động viên con gái thử sức thêm một lần nữa. Được nhiều người góp ý, Hiền dần thay đổi suy nghĩ, quyết tâm thử sức một lần nữa vào năm lớp 12. Tất nhiên, lần này Hiền đã nhận ra những điểm yếu của mình để có cách ôn luyện hiệu quả hơn. Vậy là mỗi đêm trên căn gác nhỏ, với chiếc bàn gỗ xếp Hiền lại cần mẫn ôn thi. Có những đêm em say sưa học bài cho đến khi đồng hồ đã điểm qua ngày hôm sau. Sau khi tranh thủ ngủ ít tiếng, em lại dậy sớm vì nhận thấy ôn bài buổi sớm rất có hiệu quả.

Với sự chuẩn bị kỹ càng, Hiền bước vào kỳ thi quan trọng, quyết định với tinh thần thoải mái, tự tin. Thế nhưng, khi được cô giáo báo tin đạt được giải Nhì môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Hiền bất ngờ đến không tin đó là sự thật. Phải đến khi cô giáo nói cung cấp lại số báo danh để xem lại kết quả, Hiền mới dám tin vào kết quả mình đã đạt được. Cô nữ sinh nghèo đã vỡ òa trong hạnh phúc.

Người mẹ tần tảo làm thuê nuôi các con

Chị Vân mẹ của Hiền mong muốn con gái vào đại học để thực hiện ước mơ làm cô giáo.

Chị Vân mẹ của Hiền mong muốn con gái vào đại học để thực hiện ước mơ làm cô giáo.

Nếu như ngày biết điểm thi con gái vui một thì chị Vân có lẽ là người hạnh phúc gấp nhiều lần. Người mẹ ấy vui mừng bởi sau biết bao khổ cực, con gái mình đã đạt được kết quả như mong muốn.

Chị Vân có hoàn cảnh rất đặc biệt. Sau 7 năm lập gia đình vì những mâu thuẫn không thể dung hòa, vợ chồng chị quyết định đường ai nấy đi. Hai đứa con được chị một tay chăm sóc, nuôi nấng. Thời điểm đó, em Hiền mới 6 tuổi và cậu em út đang học mẫu giáo. Sau biến cố hôn nhân tan vỡ, người phụ nữ ấy quyết định gửi hai đứa con nhỏ cho ông bà ngoại để vào TP Vinh phụ bán quán cơm cho một người thân.

“Khi tôi mới làm việc, tiền lương mỗi tháng chỉ được 700 nghìn đồng. Tôi chi tiêu tằn tiện để gửi về quê nộp tiền học phí cho con. Về sau, mức lương tăng dần lên nhưng tôi luôn phải tiết kiệm để lo cho các con”, chị nhớ lại những ngày tháng khổ cực.

Ngoài việc học, hàng ngày Hiền luôn phụ giúp mẹ công việc bán quán cơm bình dânNgoài việc học, hàng ngày Hiền luôn phụ giúp mẹ công việc bán quán cơm bình dân

Về phần hai chị em Hiền, dù phải sống thiếu vắng tình thương của bố mẹ nhưng chị em rất yêu thương nhau, vâng lời ông bà, người thân. Hiền còn chú tâm học bài và luôn là học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Kết thúc bậc Trung học cơ sở, Hiền được các thầy cô giáo định hướng thi vào trường THPT chuyên đại học Vinh, bởi ở đó em có nhiều điều kiện hơn để phát huy năng lực bản thân, và hơn hết được sống gần mẹ hơn.

Khi Hiền đã thi đỗ vào ngôi trường cấp ba thuộc tốp đầu của Nghệ An thì cậu em trai quyết định nghỉ học dù lúc đó mới học xong lớp 8. Cậu quyết định dừng việc học để chị có thể theo đuổi ước mơ và bớt đi cho mẹ một gánh nặng. Hiền biết ơn em trai và đó cũng là điều khiến cô bé day dứt nhiều nhất.

Hiền lao vào học, vì bản thân mình, vì mẹ và vì cả em trai. Liên tục 3 năm, Hiền luôn là học sinh xuất sắc của lớp. Hết giờ học ở trường, cô bé về nhà phụ giúp mẹ bán quán cơm. Em kể, chỉ trừ quãng thời gian tập trung ôn luyện cho kỳ thi học sinh giỏi, còn phần lớn em không có nhiều thời gian để học. May mắn lớn nhất của em là được cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo quan tâm, động viên, hỗ trợ chi phí học tập.

Làm shipper kiếm tiền đi học

Nữ sinh nghèo còn làm shiper kiếm tiền đỡ đần mẹ.

Nữ sinh nghèo còn làm shiper kiếm tiền đỡ đần mẹ.

Với thành tích giải Nhì học sinh giỏi quốc gia và 27,4 điểm xét tuyển đại học, Hiền cho biết em đăng ký vào khoa Sư phạm tiếng Anh tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bởi với Hiền, nghề sư phạm là ước mơ từ nhỏ của em và em cũng cảm thấy phù hợp với tính cách của mình nhất. Học sư phạm được miễn học phí, ngành sư phạm tiếng Anh tiểu học sau này cơ hội việc làm cũng rộng mở hơn. Một lý do nữa khiến em chọn sư phạm là em mong muốn sau này có thể làm được nhiều điều để giúp đỡ học trò nghèo như các thầy cô của mình, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm.

Để chuẩn bị cho hành trình ra thủ đô học tập, những ngày qua mẹ con chị Vân đang bỏ heo tiết kiệm. “Mỗi ngày mẹ con tôi cố gắng bỏ vào heo tiết kiệm 100 nghìn đồng để chuẩn bị cho ngày nhập học. Đề ra mục tiêu như vậy nên hai mẹ con luôn cố gắng hoàn thiện. Hy vọng, khoản tiền đó sẽ phần nào trang trải những ngày đầu con tôi đi học”, chị Vân không khỏi lo lắng cho tương lai học tập của mình.

Hiền ấp ủ khát vọng sau này trở thành cô giáo ươm mầm tài năng cho các em học sinh.

Hiền ấp ủ khát vọng sau này trở thành cô giáo ươm mầm tài năng cho các em học sinh.

Bên cạnh đó, không bất kể ngày nắng hay mưa Hiền đều tích cực phụ giúp mẹ trong việc bán cơm. Từ sáng sớm em đã đi chợ, phụ mẹ mua thức ăn, sau đó về dọn dẹp bát đũa phụ giúp mẹ. Hiền còn làm shipper đưa những suất cơm của mẹ nấu đến với những vị khách của quán cơm hai mẹ con đang làm thuê.

Ngồi trong quán cơm nhỏ, chị Vân cứ rơm rớm nước mắt khi lo con gái sắp một mình xa gia đình để đi học. Nhưng chị luôn tin rằng, đường học hành của con mình sẽ thuận lợi. “Tôi ít học nên cả đời phải làm thuê lam lũ, chỉ mong sao con mình ăn học nên người, tìm được công việc hợp lý là vui lắm rồi”, đôi mắt chị Vân rơm rớm.

Riêng với cô nữ sinh nghèo nhưng giàu nghị lực, em đã có kế hoạch rõ ràng cho bản thân trong thời gian tới. Hiền cho hay em sẽ cố gắng xin được một suất ở ký túc xá để giảm bớt chi phí rồi sẽ xin đi làm thêm, đi làm gia sư để có thể tự trang trải được cuộc sống trong những ngày tháng ở giảng đường đại học.

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Nỗi niềm ai thấu của những nàng dâu trưởng?

Nỗi niềm ai thấu của những nàng dâu trưởng?
(PLVN) - Làm dâu vốn chẳng phải là việc dễ dàng, làm dâu trưởng lại còn khó khăn hơn gấp bội. Nếu bạn đang định tiến tới hôn nhân với một chàng trai là con trưởng trong gia đình thì những điều sau đây cũng đáng để tham khảo.