Ngành Tư pháp đã tiến hành công cuộc đổi mới sâu rộng và có nhiều ấn tượng

(PLO) - Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp đã nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, hoàn thiện các nền tảng pháp luật và tư pháp dân chủ nhân dân của Nhà nước ta, theo đúng tư tưởng dân quyền, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các lãnh đạo tới dự Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2015
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các lãnh đạo tới dự
Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2015 
Đặc biệt, thời kỳ đổi mới, ngành Tư pháp đã có sự trưởng thành vượt bậc; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngành từ Trung ương đến cơ sở ngày càng được mở rộng, tăng cường. Với những kết quả đạt được từ các hoạt động vĩ mô như giúp Đảng, Quốc hội, Chính phủ hoạch định chiến lược pháp luật, tư pháp của đất nước, xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật đến các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động chuyên môn, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, công tác tư pháp trên phạm vi cả nước đang ngày càng thấm sâu hơn vào từng việc làm thiết thực, giúp cho quốc kế, dân sinh; ngày càng gắn kết, phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như nhu cầu pháp lý về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của toàn ngành Tư pháp, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định: “Có thể nói, trong tiến trình đổi mới chung của đất nước, ngành Tư pháp đã tiến hành công cuộc đổi mới khá toàn diện, sâu rộng, có nhiều ấn tượng. Từ việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp cho tới những định chế trong hoạt động tư pháp đều có sự cải cách, tiến bộ trên tinh thần đổi mới, đưa luật pháp vào cuộc sống, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta”. 
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành Tư pháp có vinh dự được thay mặt Nhà nước chăm lo cho nhu cầu pháp lý của con người thông qua các công tác: Quốc tịch, khai sinh, kết hôn; nuôi con nuôi, trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở…; bảo đảm sự an toàn pháp lý cho người dân, doanh nghiệp thông qua các hoạt động: công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch có bảo đảm, bán đấu giá tài sản, hoạt động luật sư, hoạt động giám định tư pháp.
Ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc chăm lo nhu cầu pháp lý của nhân dân, từ nhiều năm nay, ngành Tư pháp đã quyết liệt thực hiện chủ trương hướng về cơ sở, tập trung giải quyết các “điểm nghẽn”; Tư pháp, Thi hành án dân sự phải bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ chủ trương này, trong những năm gần đây, hệ thống tư pháp cơ sở đã không ngừng được củng cố; vị thế, vai trò của công tác tư pháp, thi hành án dân sự địa phương đã không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, từ chủ trương hướng về cơ sở, nhiều lãnh đạo các cấp của ngành Tư pháp đã sẵn sàng “quăng mình” vào thực tế đời sống nhân dân, trưởng thành từ cơ sở. 
Những nỗ lực và những đóng góp quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã và đang được lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân ghi nhận. 
* Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:  
Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ làm tốt công tác “Trông coi về pháp luật”
“Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã làm tốt vai trò là cơ quan giúp Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ, “trông coi về pháp luật”. Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt từ khi có các nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng pháp luật, Chiến lược về cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã giúp Chính phủ, các cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp để nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật và hoạt động tư pháp, góp phần xây dựng một nền pháp luật, tư pháp bảo đảm công lý, bình đẳng, dân chủ, phù hợp với yêu cầu đổi mới, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội. Với truyền thống vẻ vang của  mình, tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
* Ông Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao: 
Hai ngành Tư pháp – Kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2015), thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành Kiểm sát nhân dân, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới quý ngành Tư pháp. Tôi đánh giá rất cao sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa ngành Tư pháp và ngành Kiểm sát trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân; bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đảm bảo chống oan, sai trong hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước cũng đã có những đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như tạo điều kiện thuận lợi để ngành Kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình. Trong thời gian tới, tôi hy vọng ngành Tư pháp và ngành Kiểm sát sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để cùng nhau xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 
* Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao: 
Chúc Bộ Tư pháp luôn làm tốt chức năng xây dựng và hoàn thiện thể chế 
Thời gian qua, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân Tối cao đã duy trì được mối quan hệ phối hợp rất tốt trong nhiều mảng công việc từ tham gia xây dựng, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, ban hành quy chế phối hợp về công tác thi hành án dân sự đến phối hợp trong công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn thẩm phán. Để phát triển mối quan hệ này, lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao và lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng như các đơn vị giúp việc cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong công tác đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cán bộ trong thời kỳ đổi mới. 
Nhân dịp 70 năm Ngày truyền thống, chúng tôi xin chúc Bộ Tư pháp luôn luôn phát triển, chúc Bộ thực hiện đúng chức năng, làm tốt nhiệm vụ của mình sao cho các văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ chủ trì xây dựng, thẩm định mang tính khả thi cao, sau khi ban hành đều đi vào cuộc sống, để người dân thấy chất lượng xây dựng pháp luật của Nhà nước ta là tốt, có hiệu quả. 
* Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch điều hành & đại diện Liên đoàn Luật sư Việt Nam:
Chúc Bộ, ngành Tư pháp làm tròn sứ mệnh “người gác cổng” vững vàng 
70 năm qua đánh dấu bước trưởng thành, phát triển của ngành Tư pháp, trong đó có đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam. Sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là một minh chứng về sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ, ngành Tư pháp dành cho giới luật sư Việt Nam. Không chỉ góp phần tạo dựng cho giới luật sư một “ngôi nhà chung”, Bộ Tư pháp còn thực hiện vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động luật sư, hành nghề luật sư thông qua việc hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung các qui định liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho đội ngũ luật sư thực hiện trọng trách “hiệp sỹ công lý”. 
Thay mặt Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tôi xin gửi lời chúc mừng trân trọng đến Bộ và ngành Tư pháp nhân 70 năm Ngày truyền thống (28/8/1945- 28/8/2015), chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tư pháp tiếp tục phát huy được những nội lực mạnh mẽ, làm tròn sứ mệnh là “người gác cổng” vững vàng cho công tác xây dựng pháp luật, pháp chế và bổ trợ tư pháp của Chính phủ, không ngừng hướng về cơ sở, xây dựng thành công nền tư pháp “gần dân, phụng công thủ pháp”, tạo lập sự tin cậy vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân. 
* Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 
Ngành Tư pháp đã nỗ lực trong việc tạo thuận lợi cho người dân
Thời gian qua, công tác phối hợp giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư pháp rất chặt chẽ, hiệu quả. Đặc biệt, trong công tác xây dựng pháp luật, đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam là thành viên Ban soạn thảo các dự án luật lớn do Bộ Tư pháp chủ trì như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật… Song song với đó, hầu hết các dự án luật do Bộ soạn thảo, Bộ Tư pháp đều gửi lấy ý kiến góp ý của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Các ý kiến đóng góp của Mặt trận vào dự thảo văn bản luôn được Bộ Tư pháp tôn trọng, xem xét để tiếp thu một cách thấu đáo. Nhiều chương trình về phổ biến giáo dục pháp luật cũng được hai cơ quan phối hợp tốt, có nhiều đổi mới trong nội dung, hình thức tuyên truyền… 
Là người luôn theo dõi sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trong nhiều năm, tôi rất vui khi vị thế của ngành Tư pháp ngày càng được khẳng định. Tôi mong rằng với những thành tựu đã đạt được, thời gian tới ngành Tư pháp sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; mong Bộ Tư pháp và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam luôn đồng hành, tăng cường phối hợp ngày càng chặt chẽ và hiệu quả trong thời gian tới. Xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của ngành Tư pháp nhân dịp 70 Ngày truyền thống.
* Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang:  
Tuyên Quang rất trân trọng tình cảm của các thế hệ cán bộ ngành Tư pháp
Tuyên Quang là nơi ghi dấu tích của những thế hệ cán bộ tư pháp đầu tiên trong những ngày cách mạng gian khổ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang rất trân trọng tình cảm của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp với địa danh cội nguồn cách mạng, đồng thời luôn dõi theo và vui mừng trước sự phát triển cũng như những thành tựu mà Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp đã đạt được. Nhân dịp ngành Tư pháp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tuyên Quang chúc ngành Tư pháp tiếp tục có bước phát triển tích cực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của đất nước trong giai đoạn tiếp theo”.
* Ông Mai Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam:
Chúng tôi đánh giá cao vai trò, vị trí và những đóng góp của ngành Tư pháp
Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao vai trò của công tác tư pháp, thi hành án dân sự đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Nam nói riêng cũng như của đất nước nói chung. Hiện nay, đất nước ta đang tập trung thực hiện các mục tiêu cơ bản để trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, mối quan hệ hữu cơ giữa việc thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với cải cách hành chính, cải cách pháp luật và cải cách tư pháp chính là biểu hiện cụ thể của sự đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị theo đường lối của Đại hội Đảng XI và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tới đây. Trong bối cảnh đó, Bộ Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc giúp Đảng, Nhà nước và Chính phủ thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược về pháp luật và tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhân dịp ngành Tư pháp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (28/8/1945 – 28/8/2015), thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam, tôi chúc ngành Tư pháp tiếp tục vững bước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. 
* Ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu:
Lai Châu luôn trân trọng sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả của ngành Tư pháp
Nhìn lại 70 năm lịch sử xây dựng và phấn đấu của Ngành trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà và sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngành Tư pháp đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng luôn có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước trong các thời kỳ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh và Bác Hồ kính yêu, ngành Tư pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và nổi bật trong việc xây dựng, hoàn thiện nền tảng pháp luật và tư pháp dân chủ nhân dân, đồng thời đảm đương tốt chức năng quản lý nhà nước đa ngành; phát huy tốt vai trò là công cụ của chính quyền cách mạng, phục vụ thiết thực cho sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý nhà nước và quyền dân chủ của nhân dân.
Cùng với sự phát triển của ngành Tư pháp Việt Nam, Tư pháp Lai Châu đã từng bước được xây dựng và trưởng thành, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tỉnh Lai Châu luôn trân trọng và cảm ơn sâu sắc sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả của ngành Tư pháp Việt Nam trong những năm qua. Trong thời gian tới, Lai Châu mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của ngành Tư pháp Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và công tác tư pháp nói riêng.   
* Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình:
Quảng Bình chứng kiến và ghi dấu một phần lịch sử của ngành Tư pháp
Quảng Bình là địa phương có mối ân tình đặc biệt với Bộ Tư pháp, bởi nơi đây đã chứng kiến và ghi dấu một phần lịch sử của ngành Tư pháp khi đón đồng chí Hà Hùng Cường luân chuyển về giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Sau hơn 4 năm công tác, đồng chí trở về Bộ và giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời gian công tác tại Quảng Bình, đồng chí đã nắm bắt thực tế, am hiểu tổ chức cơ sở, sâu sát với dân đồng thời có mối quan hệ sâu sắc, tình cảm gắn bó với chính quyền, nhân dân địa phương. Tôi nghĩ Quảng Bình là quê hương thứ hai của Bộ trưởng Hà Hùng Cường, Quảng Bình là địa chỉ thân thiết, gần gũi của cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp Việt Nam. 
Chúng tôi rất phấn khởi trước sự phát triển và những đóng góp tích cực của ngành Tư pháp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành Tư pháp đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trong việc xây dựng, hoàn thiện nền tảng pháp luật, tư pháp dân chủ nhân dân và nhiều thành tựu nổi bật khác. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2015), thay mặt chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình, tôi kính chúc ngành Tư pháp tiếp tục vươn lên, đạt được nhiều thành tích mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 
* Ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: 
Ngành Tư pháp ngày càng khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội
Là người luôn quan tâm, theo dõi từng bước trưởng thành của ngành Tư pháp, tôi rất vui mừng khi ngành Tư pháp ngày càng phát triển, khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Trước yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của ngành Tư pháp càng trở nên quan trọng hơn với nhiều chức năng, nhiệm vụ mới. Điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đối với Ngành. 
Là địa phương giáp ranh với Hà Nội, những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc có rất nhiều khởi sắc, trong những thành tựu đó có sự đóng góp quan trọng của công tác tư pháp trên địa bàn. Với những thành tựu đã đạt được, tôi tin rằng Tư pháp Vĩnh Phúc nói riêng và ngành Tư pháp nói chung ngày càng phát triển, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 
* Ông Lê Thành Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: 
Cảm ơn Bộ Tư pháp đã đào tạo, rèn giũa tôi trưởng thành
Hơn một năm rưỡi qua, kể từ ngày đi luân chuyển đảm nhận cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, bên cạnh việc tập trung trí tuệ, sức lực trong công việc của địa phương, tôi luôn nghĩ về Bộ, về Ngành. Trang Thông tin điện tử của Bộ vẫn là Website mà tôi mở hàng ngày. Vắn tắt vài dòng như thế này khó có thể nói hết cảm xúc của tôi trước thời khắc Ngành ta kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống, bởi Bộ Tư pháp là nơi tôi đã gắn bó gần 30 năm, kể từ những ngày đầu tốt nghiệp đại học cho đến khi vào Hà Tĩnh. Cám ơn Bộ đã tạo mọi điều kiện để tôi được trưởng thành, để được đi luân chuyển có thêm thực tế từ cơ sở. May mắn là những lĩnh vực tôi được phân công phụ trách như nội chính, tư pháp…, đều gắn với những kiến thức nền và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác tại Bộ Tư pháp nên đã giúp tôi nhập cuộc nhanh và có những đóng góp nhất định cho địa phương. Tôi cũng luôn nhắc nhở, động viên anh em đồng nghiệp Tư pháp, Thi hành án dân sự ở đây về vị trí, vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu được của pháp luật, tư pháp trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân để anh em vươn lên tự khẳng định mình, cố gắng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của địa phương, của Ngành. 
Tôi rất tự hào trước sự phát triển của Bộ, của Ngành và mong ngày trở về để tiếp tục cống hiến trí lực của mình tại nơi đã rèn giũa tôi trưởng thành, nơi đã để lại trong tôi tình cảm sâu nặng nhất. Nhân dịp 70 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp, cho phép tôi chúc mừng, kính chúc lãnh đạo Bộ, các thế hệ lão thành, đồng nghiệp đã và đang công tác trong Ngành sức khỏe, thành công, mọi sự như ý. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.