Mắc bệnh lạ, thiếu phụ sáu năm không ngủ

 Chị Hoa suy nhược cơ thể trầm trọng sau 6 năm mất ngủ, già hơn hàng chục tuổi so với tuổi 31
Chị Hoa suy nhược cơ thể trầm trọng sau 6 năm mất ngủ, già hơn hàng chục tuổi so với tuổi 31
(PLO) - Sáu năm chưa từng được một lần chìm vào giấc ngủ,  không ai tin câu chuyện này của chị, từ người thân đến xóm giềng đều cho rằng chị mắc bệnh hoang tưởng. Chị  Đào Thị Hoa (SN 1983, ngụ số 299 Nguyễn Văn Linh, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jut, Đắk Lắk) đã phải tìm đến nhà báo để giãi bày nỗi niềm trong sự hoảng sợ.
Nỗi oan bịa chuyện mắc bệnh lạ để trốn việc 
Chị Hoa quê gốc ở Hà Nam, năm 1995 theo bố mẹ vào Đắk Lắk làm kinh tế. Đến năm 2000 chị lập gia đình và sinh con. Chồng làm nghề gia công cơ khí, chị ngày ngày ở nhà nội trợ. 
Giữa năm 2008 chị mang thai đứa con thứ hai. Khi mang bầu được hai tháng, chị bắt đầu xuất hiện triệu chứng mất ngủ. “Khi đó dù ngủ sớm hay muộn thì cứ gần 3h sáng là tôi tỉnh dậy và thức chong chong đến sáng luôn. Tôi cứ nghĩ đang thời kỳ thai nghén nên tâm sinh lý xáo trộn, bị như vậy là bình thường. Tình trạng ấy kéo dài vài bữa, rồi sau đó tôi trắng đêm không ngủ luôn”, chị Hoa nhớ lại.
Không chỉ mất ngủ trắng đêm, ban ngày chị cũng không thể ngủ bù. Cũng bởi thế mà sinh con xong, cơ thể chị suy nhược, sút cân nhanh chóng.
Không chỉ mất ngủ trắng đêm, ban ngày chị cũng không thể ngủ bù. Cũng bởi thế mà sinh con xong, cơ thể chị suy nhược, sút cân nhanh chóng.  
Một năm sau đó, quá lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, chị Hoa đi bệnh viện khám. Kết quả khám cho thấy chị không hề bị bệnh gì. Tuy nhiên chị chẳng thể yên tâm. Đêm đêm khi mọi người chìm vào giấc ngủ ngon lành thì chị một mình sống với bóng đêm, cố nhắm mắt cỡ nào cũng không thể ngủ nổi. 
Chị từng thử dùng đủ mọi cách để “dỗ” giấc ngủ, từ vận động thể dục, đọc báo, nghe nhạc… đến dùng thuốc ngủ liều nặng. Không ăn thua. “Người ta uống một thì tôi uống gấp đôi, vậy mà vẫn không ngủ được. Nhưng cũng không dám uống liều thuốc ngủ cao hơn nữa vì sợ quá liều sẽ mất mạng”, chị Hoa tâm sự.
Đêm trằn trọc, ngày vật vã, sức lực cạn kiệt. Chị không thiết ăn uống vì mất ngủ, mất luôn cả vị giác. Oái oăm hơn, không ai tin nỗi khổ này của chị. “Ai cũng cho rằng chẳng ai sống nổi mà không ngủ. Nếu mất ngủ thì cũng chỉ đôi ba ngày chứ không thể kéo dài hàng năm như vậy. Ai cũng thấy tôi nhắm mắt đi nằm, nhưng đâu biết tôi ngủ được thật hay không. Cũng vì thế nên mọi người xì xào đàm tiếu rằng tôi là một đứa lười làm, viện lí do trốn việc. Tôi khổ tâm lắm”, chị buồn rầu.
Hàng xóm không tin đã đành. Ngay cả bố mẹ, chị em, đến người chồng thân yêu luôn hiểu chị cũng không tin những lời chị kể. Chồng vất vả làm tối ngày, cứ về nhà thấy vợ uể oải vật vờ, chồng cũng sinh ra tâm lý chán nản. Chị mệt đến mức quán xuyến cơm nước và trông con cũng không làm nổi. Dù giải thích thế nào, người chồng vẫn tỏ vẻ khó chịu.
"Tôi hình dung đầu tôi chẳng khác nào quả dừa khô, sẵn sàng long phần ruột và vỏ ra bất cứ lúc nào. Tôi không thể tỉnh táo để làm gì, chỉ biết khóc để giải tỏa cơn trầm uất. Người nhà thấy vậy còn tưởng tôi bị… điên”, chị Hoa bật khóc.
Đông Tây y kết hợp… cúng vẫn không khỏi
Sau ba năm ròng không ngủ một giấc nào, phải đến cách đây ba năm, người thân và xóm giềng mới tin điều đó là sự thật. Chị tự tìm các phương pháp chữa trị: Đọc sách báo tìm hiểu về triệu chứng lạ này, lên mạng tìm xem có ai bị giống mình để học hỏi cách chữa, rồi hỏi han bác sĩ nọ thầy thuốc kia… Tiền không có, chị đi vay mượn, nhưng mất bao nhiêu tiền thì bệnh vẫn không thuyên giảm. 
Ba năm trước chồng dẫn chị từ Đắk Lắk về bệnh viện tâm thần Thái Bình để khám. Bác sĩ ở đây cũng bó tay, kết luận chị không điên, không trầm cảm, “không vấn đề gì hết”. Năm sau chị một lần nữa tự ra Hà Nội khám, bác sĩ tuyến trung ương ra kết luận tương tự. 
Người mẹ dám bán nhà để chữa trị cho con, nhưng oái oăm là y học vẫn “bó tay” với căn bệnh lạ
 Người mẹ dám bán nhà để chữa trị cho con, nhưng oái oăm là y học vẫn “bó tay” với căn bệnh lạ
“Có bệnh thì vái tứ phương”, Tây y bó tay, chị tìm đến Đông y. Cứ nghe mách ở đâu có thầy giỏi là chị lao đến. Thế nhưng thầy thuốc thậm chí phải bất lực trả lại tiền cho chị. Từng có một thầy lang nổi tiếng cam kết sẽ chữa khỏi bệnh cho chị trong vòng một tháng với giá 20 triệu. Số tiền lớn, chị băn khoăn. Ông thầy cho phép chị đặt cọc 5 triệu. Sau một tháng uống thuốc, chị vẫn không thể ngủ được. Chị quay lại trình bày, thầy lang lắc đầu chào thua, chỉ trừ 3 triệu tiền thuốc, xin trả lại chị 2 triệu. 
Đông Tây y đã bó tay, chị đành bấu víu vào “phương thuốc” cuối cùng là… cúng. Đi xem bói, những kẻ mê tín “phán” là phải làm lễ để “hầu vong” cho khỏi bị hành. Chị từng lặn lội về tận Nam Định nhờ “làm lễ”, mà bệnh vẫn hoàn bệnh. Tất cả các phương thức đều đã vô hiệu quả. Chị đành buông xuôi. Người chồng chán nản, một năm nay đi làm xa nhà, thi thoảng hỏi thăm động viên vợ con. Đứa con gái mới lên 6 tuổi vẫn ám ảnh, mỗi lần thấy mẹ ra khỏi nhà là hỏi ngay: “Mẹ lại đi bệnh viện phải không?”.
“Không ngủ được nên thần kinh tôi lúc nào cũng căng thẳng, mắt thì như có sạn. Nhiều khi mệt như muốn ngất đi. Một khi đã nằm rồi là phải cố gắng lắm mới dậy được. Tôi chỉ mơ ước có ai đã chữa khỏi được bệnh này mách cho tôi biết, chứ tình trạng này kéo dài, chắc tôi héo hon mà chết”, chị trăn trở. 
Người mẹ chị Hoa xót xa trước nông nỗi: “Tôi được 4 đứa con gái, có đứa nào bị như thế đâu. Nhà tôi dù nghèo, nhưng nếu có thuốc chữa được bệnh của nó thì bán nhà đi tôi cũng bán chữa bệnh cho con”.
 Một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh mất ngủ
1. Lá vông nấu canh, tâm sen 8g. Cách dùng: đun uống
2. Phục thần 8g. táo nhân xao 12g, đan sâm 12g. đương qui 12g. Cách dùng: sắc uống.
3. Liên tâm 8g, sinh thảo quyết minh 20g. hoè hoa 12g. Cách dùng: sắc uống.
4. Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Uống hàng ngày trước khi đi ngủ.
5. Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút. 
6. Hấp chín 200g hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 g đường phèn rồi trộn đều. Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
7. Dùng 200g táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng.
8. Lấy 10g quế khô trộn với 100g hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
9. Dùng 50g đậu xanh và 10g đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
10. Dân gian thường dùng nước sắc của cây mắc cỡ (trinh nữ) hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20g sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
11. Lạc tiên (dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida), dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả.
12. Hoa nhài (cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây), lấy rễ hoa nhài 100-200g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà. Hoặc hoa nhài 10g, tâm sen 10g, hạt muồng (quyết minh tử) 12g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.
13. Củ mài sao vàng, hạt sen để cả tim (sao) mỗi thứ 20g; lá dâu, long nhãn, áo nhân (sao), lá vông, bá tử nhân mỗi thứ 10g; sắc uống mỗi ngày.
14. Mất ngủ kèm theo triệu chứng buồn bực, ù tai, đau lưng, uể oải không muốn làm việc, nóng nảy bứt rứt, có cảm giác bốc hỏa lên đầu mặt, đau đầu choáng váng, tâm phiền miệng khát, đêm ra mồ hôi trộm... Dùng bài thuốc: Đậu đen, hạt sen để cả tim (sao), lá vông, lá dâu tằm mỗi thứ 20g; lạc tiên, thảo quyết minh, mè đen mỗi thứ 10g; vỏ núc nác 6g; sắc uống.
15. Ngủ không yên, người nhút nhát, hay cáu gắt, hư phiền, ngủ không yên, hay chiêm bao: Hạt sen, táo nhân sao đen mỗi thứ 40g, sắc uống.
16. Mất ngủ kèm theo đầy tức vị quản, ợ hơi, khó chịu hoặc ăn ít, đại tiện không thông hoạt, bụng đau, chân tay bủn rủn: Trần bì, la bạc tử, chỉ thực mỗi thứ 10g; hương phụ 12g, mộc hương 15g, sắc uống./.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.