Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).
Kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành trên hệ thống DSA
Kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành trên hệ thống DSA
Kể từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện C Thái Nguyên luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho CBVCLĐ, nhân dân trong tỉnh và một số vùng lân cận. Mặc dù Bệnh viện đang gặp một số khó khăn do cơ sở hạ tầng xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, số lượng bác sỹ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế... Song nhờ luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế Thái Nguyên nên Bệnh viện vẫn vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân với chất lượng tốt nhất, tinh thần phục vụ cởi mở, thân thiện nhằm đem lại sự hài lòng cho người bệnh.

Bước sang năm 2020, một năm nhiều thách thức và khó khăn đứng trước việc phải vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch covid 19, vừa phải đảm bảo các hoạt động khám chữa bệnh diễn ra an toàn và bình thường. Ngay từ đầu Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện đã xác định đảm bảo công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ then chốt hàng đầu, Bệnh viện xây dựng kế hoạch triển khai, các phương án chống dịch cụ thể theo hướng dẫn của Bộ y tế cũng như của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh. Với sự tích cực, khẩn trương và nghiêm túc công tác đảm bảo phòng chống dịch tại Bệnh viện diễn ra thuận lợi, công tác khám chữa bệnh được diễn ra bình thường.

Trước những khó khăn như vậy, nhưng năm 2020 Bệnh viện cũng trú trọng trong việc phát triển chuyên môn kỹ thuật, công tác phát triển khoa học kỹ thuật luôn được coi là khâu then chốt. Bệnh viện đã ưu tiên phát triển 3 mũi nhọn về ung bướu, chấn thương chỉnh hình và tim mạch.

Ngày 12 tháng 3 năm 2020, Bệnh viện C Thái Nguyên đã khai trương đơn vị can thiệp tim mạch từ đó triển khai thực hiện kỹ thuật chụp và can thiệp động mạch vành qua da trên hệ thống máy DSA (Digital Subtraction Angiography). Với sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Tim Hà Nội, ê kíp thực hiện kỹ thuật của bệnh viện đã làm chủ được kỹ thuật và tiến hành thường quy các kỹ thuật về tim mạch can thiệp. Việc triển khai thành công kỹ thuật can thiệp tim mạch tại Bệnh viện C Thái Nguyên đã mở ra những hy vọng mới cho các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về Tim mạch được nhanh chóng kịp thời và chính xác. Giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung Ương.

Bên cạch đó năm 2020 cũng đã chứng kiến bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực ngoại khoa và Gây mê hồi sức khi Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân 84 tuổi, có nhiều bệnh lý nền.

Có được những thành tích trên là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ Bệnh viện. Năm 2020 Bệnh viện đã tiến hành thành công đại hội Đảng bộ khóa XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội lần này đã bầu ra 11 đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ bệnh viện. Hiện tại, Đảng bộ Bệnh viện có 5 chi bộ trực thuộc với số lượng đảng viên là 183 đồng chí trong đó có 167 đảng viên chính thức,16 đảng viên dự bị. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban chấp hành Đảng bộ bệnh viện đã nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện và xây dựng tổ chức đảng ngày càng vững mạnh, các đồng chí đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Triển khai nhiều kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Cải cách và đơn giản hoá các quy trình thủ tục hành chính. Công tác chăm lo đời sống cán bộ viên chức được quan tâm. Đảng ủy Bệnh viện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Nữ công, Chi hội điều dưỡng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành tích chung của Bệnh viện.

Ban chấp hành Đảng bộ Bệnh viện
 Ban chấp hành Đảng bộ Bệnh viện

Năm 2020 khi cả nước chung sức phòng chống dịch việc đi lại trao đổi học hỏi gặp nhiều khó khăn, ngay sau khi có quyết định về thực hiện đề án khám chữa bệnh từ xa, ban giám đốc bệnh viện nhận thấy đây là cơ hội giúp bệnh viện nâng cao kiến thức trình độ cho cán bộ nhân viên y tế, tận dụng được chuyên môn của các thầy đầu ngành tại các bệnh viện tuyến trung ương, giúp người bệnh được điều trị tốt hơn. Chính vì thế Bệnh viện đã đăng ký là bệnh viện tuyến dưới của các bệnh viện như, Bạch Mai, Việt Đức, Nhi trung ương, trung ương quân đội 108, Bệnh viện Tim Hà Nội…. Bệnh viện là 1 trong những bệnh viện tích cực tham gia các ca hội chẩn cũng như dự thính các buổi hội chẩn từ xa nhất của sở y tế Thái Nguyên.

Với những khó khăn và thách thức như vậy, tuy nhiên bằng sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc bệnh viện cùng sự chung sức đồng lòng của cán bộ nhân viên y tế trong toàn bệnh viện, trong năm qua bệnh viện đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, một số chỉ tiêu đã vượt mức kế hoạch. Với những kết quả đã đạt được, tin tưởng rằng Bệnh viện C Thái Nguyên sẽ tiếp tục trưởng thành và phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới, kéo dài chuỗi thành tích, viết thêm những trang sử mới trên hành trình 32 năm phát triển và trưởng thành, luôn xứng đáng với niềm tin của người bệnh và nhân dân./.

Đọc thêm

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.

Quảng Ninh mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống AIDS

Các lực lượng đã diễu hành trên một số tuyến đường trung tâm của TP Hạ Long nhằm tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch HIV/AIDS khỏi cộng đồng.
(PLVN) -  Lễ mít tinh có đại diện lãnh đạo các sở; ban; ngành; thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh; cùng đông đảo đoàn viên thanh niên; đại diện cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Cấm thuốc lá điện tử từ 2025: Quyết định 'đúng', 'trúng', 'hợp lòng dân' trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng
(PLVN) - Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên. Quyết định này nhận được sự ủng hộ của dư luận, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Mạnh mẽ vượt qua “căn bệnh thế kỷ”

Người mắc bệnh HIV hoàn toàn có thể đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. (Ảnh: Anh Đồng Đức Thành - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Hơn 3 thập niên trước, việc chẩn đoán nhiễm HIV được xem như “án tử” đối với bất kỳ một ai. Không những thế, bản thân những người nhiễm HIV/AIDS phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử. Nhờ sự phát triển của y học, tiến bộ trong suy nghĩ của xã hội mà rất nhiều bệnh nhân HIV đã có thái độ lạc quan, sống chung với bệnh tật.

Nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030: Rất cần sự hỗ trợ không nhỏ từ pháp luật

Đẩy mạnh truyền thông cũng là giải pháp để nỗ lực chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 ở Việt Nam. (Nguồn: ĐBND)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt phóng viên báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12/2024) do Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức, ông Raman Hailevich - Giám đốc Quốc gia UNAIDS tại Việt Nam đã đánh giá cao những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong việc củng cố khung pháp lý về HIV nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ HIV thiết yếu.