Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Những bước tiến ngoạn mục

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại Diễn đàn “Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế” do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp tổ chức.

Về ứng dụng công nghệ sinh học trong y học, GS.TS Trần Huy Thịnh - Trưởng phòng, Phòng Quản lý KH&CN, Trường Đại học Y Hà Nội thông tin, sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ sinh học trong nước như: Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh; phát hiện đột biến gen gây bệnh, xác định người mang gen, sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền; xác định tình trạng gen quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị ung thư phổi, vú, máu, đại trực tràng...

Về liệu pháp tế bào cho các bệnh nan y, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gene Vinmec, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ, công nghệ tế bào gốc tiên tiến sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng trong y học. Hiện các bệnh được phép điều trị bằng tế bào gốc là xơ gan, teo mật, chấn thương tủy sống, thoái hóa khớp gối. Các bệnh đang nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị là đột quỵ, chấn thương sọ não, COPD, tự kỷ, bại não, suy giảm sức khỏe người cao tuổi, suy giảm nội tiết tố nam/nữ, liệu pháp CAR-T điều trị ung thư huyết học. Trong đó, năm 2023, lần đầu tiên, tại Việt Nam, một bé gái 4 tuổi mắc ung thư bạch cầu cấp dòng lympho đã được điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào CAR-T, mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch không còn đáp ứng với các phác đồ điều trị thường quy.

Cùng đó, PGS.TS Phạm Văn Phúc, thuộc Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho rằng, liệu pháp tế bào nói chung, liệu pháp tế bào gốc và tế bào miễn dịch nói riêng đang bổ sung một lựa chọn nữa trong các liệu pháp chữa bệnh. Để liệu pháp tế bào thực sự mang lại lợi ích cho nhiều người, hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) công nghệ tế bào là bắt buộc, nhằm tăng giá trị, giảm giá bán liệu pháp…

Còn theo TS. BSCKII. Nguyễn Tri Thức - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, phát triển công nghệ và ĐMST trong y tế liên quan đến việc phát triển và thực hiện các quy trình, sản phẩm, chương trình, chính sách hoặc hệ thống mới để cải thiện sức khỏe và công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức, ĐMST trong y tế đề cập đến việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Sự đổi mới sẽ giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khỏe, nó diễn ra trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm và thiết bị y tế. Công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công nghệ sinh học và chuyển đổi số trong thế kỷ XXI, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 30/1/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cho biết, hiện công nghệ sản xuất vaccine trong nước đã đáp ứng được 11/12 loại vaccine được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, các vaccine mới tiếp tục được nghiên cứu thay thế và cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Công nghệ ghép tạng đạt nhiều thành công, nhiều bệnh viện đã thực hiện thường quy hầu hết các kỹ thuật ghép mô, tạng quan trọng. Việt Nam làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới. Các công nghệ sinh học phân tử được ứng dụng đã góp phần xác định nhanh, chính xác các tác nhân gây bệnh phục vụ công tác phòng, chống hiệu quả các bệnh, dịch nguy hiểm…

Một số công nghệ bào chế mới, hiện đại đã được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất công nghiệp dược như công nghệ micro và nano, công nghệ bào chế giải phóng biến đổi, công nghệ bào chế giải phóng tại đích và một số công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng độ ổn định, tăng sinh khả dụng, tăng tác dụng điều trị, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc để ứng dụng vào sản xuất các loại thuốc chất lượng cao, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, tăng khả năng tiếp cận cho người dân…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)

Cần sự chung tay của nhiều “nhà”

Bên cạnh đó, ở lĩnh vực “Chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành Y tế”, đại diện trung tâm Thông tin y tế Quốc gia, Sở Y tế, các bệnh viện trình bày một số nội dung liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ AI, công nghệ 3D trong điều trị bệnh, hỗ trợ sinh sản, chăm sóc sức khỏe. Trong đó nổi bật là dự thảo kế hoạch phát triển, cung cấp dữ liệu mở ngành Y tế.

Đại diện ngành Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết, sau khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đến nay, các cơ sở y tế của Phú Thọ đều triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin khám, chữa bệnh (HIS), 100% cơ sở y tế đã triển khai hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm (LIS). Kết quả LIS được liên thông tự động về HIS. Việc thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin y tế, đồng thời, góp phần giảm tải bệnh viện và xây dựng hình ảnh mới của bệnh viện: văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, đó là chưa xây dựng được quy hoạch, kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành vào giá dịch vụ y tế; việc kết nối, liên thông đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của ngành Y tế còn rời rạc, kết nối thiếu liên tục... Đặc biệt, thiếu cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp.

Theo đại diện Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia, mục tiêu giai đoạn 2024 -2025 sẽ hoàn thành kế hoạch danh mục dữ liệu mở ngành Y tế như sau: Triển khai cung cấp danh mục dữ liệu mở, công bố dữ liệu mở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Thúc đẩy người dân, doanh nghiệp khai thác dữ liệu mở phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số. Thu thập dữ liệu từ cộng đồng, làm phong phú kho dữ liệu mở của Bộ Y tế phục vụ công tác cải cách hành chính, quản lý điều hành và phục vụ lợi ích của cộng đồng.

Về định hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam, GS.TS Trần Huy Thịnh nêu 5 định hướng, đó là: Phát triển vaccine, kháng thể đơn dòng, thuốc, chế phẩm sinh học trong phòng và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ gen, tế bào và sản phẩm từ tế bào trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược; phát triển thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (IVDs); ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong đó, ông Thịnh nhấn mạnh đến sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm lâm sàng và sự đồng hành của doanh nghiệp.

Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH&CN Nguyễn Phú Hùng nhận định, thời gian qua Bộ đã tái cơ cấu các chương trình KHCN, trong đó y tế luôn là lĩnh vực được quan tâm như Chương trình KC.10, Chương trình nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người, Chương trình phát triển dược liệu, Chương trình công nghệ sinh học…

Đặc biệt, hiện nay đã có nhiều công trình từ nghiên cứu KHCN được ứng dụng, tạo nên những thành công rất ấn tượng, đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới như ghép tạng, phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên; phẫu thuật nội soi các bệnh lý phức tạp; ứng dụng robot định vị trong phẫu thuật cột sống; ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi nhi khoa. Ông Nguyễn Phú Hùng mong muốn các nhà khoa học, các viện, trường tiếp tục quan tâm, tìm hiểu và tham gia triển khai các chương trình KHCN thuộc lĩnh vực y tế.

Đọc thêm

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?
(PLVN) - Acetinotrile có độc tính thấp, tuy nhiên trong một số trường hợp Acetonitrile có thể chuyển hóa để tạo ra Hydro xyanua có độc tính cao.